Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Saturday, February 26, 2011

SỐ 1 : Dừa Cạn, Trường Xuân Hoa - Catharanthus roseus, họ Apocynaceae. Cũng có tác dụng kháng nham (chống ung thư).

SỐ 1 : Dừa Cạn, Trường Xuân Hoa - Catharanthus roseus, họ Apocynaceae. Cũng có tác dụng kháng nham (chống ung thư).

Các tên khác: Cây Bông Dừa, Cây Dương Giác (Sừng Dê), Cây Bông Hải Đăng, Nhật Nhật Tân, Cây pervenche de Madagasca, Rose Periwinkle:
Cây thuốc nổi tiếng chữa huyết áp cao, bịnh bạch huyết, ung thư, an thần, bình can, thanh nhiệt, giải độc. Cũng có tác dụng kháng nham (chống ung thư), viêm đại tràng và tiểu đường vì dừa cạn chứa một số hoạt chất giống insulin. Dùng lá, rễ. Lá hái trước khi cây có bông, phơi hoặc sấy khô, phần lá và ngọn dùng làm trà. Rễ đào vào mùa thu, rửa sạch phơi hoặc sấy khô. Vị Dừa cạn hơi đắng, tính hàn.
Bài thuốc ứng dụng: Dừa cạn 12 g, hoa Hòe 6 g. Sắc uống ngày một thang thay nước trà.
- Chữa bịnh đi tiểu đỏ và ít, tiểu đường, kinh nguyệt không đều. Ngày 4-8 g lá dạng thuốc sắc.
- Chữa tiểu đường: dùng thân lá dừa cạn phơi khô, sao vàng 20 g, râu bắp 40 g; sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Trị zona: Dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 16g, Thổ linh 16g, Bạch linh 10g, Kinh giới 12g, Chi tử 10g, Nam tục đoạn 16g, Cam thảo đất 16g, Hạ khô thảo 16g. Sắc uống 3 lần, uống 3 lần, ngày 1 thang.
- Thuốc đắp làm giảm đau nhức: lá dừa cạn, lá cây hòe. Hai thứ lượng bằng nhau, giã nhỏ đắp lên chổ tổn thương, băng lại.
- Điều trị khí hư bạch đới: Dừa cạn 12g, rễ cây Bạch đồng nữ 16g, Biển đậu 16g, Đan sâm 16g, Cây chó đẻ 16g, lá Bạc sau 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Trà dược cho bịnh nhân tăng huyết áp: Dừa cạn 160g, lá đinh lăng 180g, hoa Hòe 150g, cỏ xước 160g, Đỗ trọng 120g, Chi tử 100g, Cam thảo đất 140g. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, để dành trong hộp kín, tránh ẩm. Ngày dùng 40g. Hãm nước sôi vào ấm, sau 10 phút có thể dùng. Uống thay trà trong ngày. Công dụng: an thần, hạ áp, làm bền thành mạch, êm dịu thần kinh, phòng chống ngăn ngừa tai biến có thể xảy ra.
- Phụ nữ bị bế kinh: đau bụng lăn lộn, mặt đỏ, bụng dưới căng đầy. Bài thuốc: Dừa cạn (phơi khô) 16g, Nga truật 12g, Hồng hoa 10g, Tô mộc 20g, Chỉ xác 8g, Trạch lan 16g, Huyết đằng 16g, Hương phụ 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.
- Lỵ trực trùng, đi ngoài nhiều lần, bụng đau từng cơn, phân có chất nhầy, có máu mũi, sụt cân nhanh. Bài thuốc: Dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 20g, cỏ sữa 20g, cỏ mực 20g, Chi tử 10g, lá Khổ sâm 20g, Hoàng liên 10g, rau má 20g, Đinh lăng 20g. Đổ 3 chén nước sắc 1,5 chén, chia ra 3 lần uống trong ngày.
- Bịnh trĩ: búi trĩ sưng đu, tiết dịch, chảy máu tươi. Bài thuốc: dùng bông và lá Dừa cạn, lá Thầu dầu tía. Hai thứ giã nhỏ đắp tại chỗ, băng lại. Đồng thời uống: Dừa cạn (sao vàng) 20g, cỏ mực 20g, Phòng sâm 16g, Hoàng kỳ 12g, Đương quy 12g, Bạch truật 16g, Thăng ma 10g, Sài hồ 10g, Trần bì 10g, Cam thảo 12g. Sắc 3 lần uống 3 lần, ngày 1 thang. Dùng 10 ngày liền. Nghỉ 3-4 ngày, sau đó tiếp đợt 2.
- Khát nhiều, tiểu nhiều. Đông y gọi là chứng tiêu khát. Bài thuốc: Dừa cạn 16g, Cát căn 20g, Thạch hộc 12g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 12g, Đan bì 10g, Khiếm thực 12g, Khởi tử 12g, Ngũ vị 10g. Sắc 3 lần uống 3 lần, ngày 1 thang.
- Tiền liệt: Dừa cạn 12g, Huyền sâm 12g, Xuyên sơn 10g, Trà đen khô 12g, Hoàng cung trinh nữ 5g, Cát căn 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

http://kimlong9999.blogspot.com/2009/07/danh-sach-nhung-cay-bong-tieng-khoa-hoc.html