Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Saturday, February 26, 2011

Hoàn Ngọc hay Xuân Hoa - Pseuderanthemum palatiferum, họ Acanthaceae:

Hoàn Ngọc hay Xuân Hoa - Pseuderanthemum palatiferum, họ Acanthaceae:
các tên khác: cây Nhật Nguyệt, cây con Khỉ, cây Thần dưởng sinh, cây Trắc Mã, cây Điền Tích, cây Lan Điều. Dùng lá tươi là chủ yếu, lá tươi không có mùi vị. Nấu lá chín dùng như canh cũng được. Vỏ hay rể có thể chiết suất làm rượu hoặc nấu lấy nước. Liều lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng bịnh, từng người. Thông thường nên ăn 1 đến 4 lá, không nên quá 7 đến 9 lá. Nếu quá liều có thể gây phản ứng nhẹ như choáng váng, nhưng chỉ sau 15 phút là khỏi. Cách giữa hai đợt ăn từ 7 tiếng trở lên. Có thể dùng ngày 2 lẩn trước khi ăn cơm, không phải kiêng cử.
Liều lượng: Dùng lá tươi, nam 7 lá, nữ 9 lá, rửa sạch, nhai nuốt, có thể dùng với tí muối. Tùy bịnh nặng nhẹ, và người bịnh già trẻ, lớn nhỏ khác nhau mà dùng từ 2-3 lần trong ngày. Theo dõi kết quả hoặc phản ứng sau khi ăn và sau một đến hai ngày mà thay đổi liều lượng và số lần ăn trong ngày cho thích hợp. Ăn lá vào buổi sáng khi bụng đói khi chưa ăn gì, các bữa ăn cách nhau 60-90 phút. Chú ý sau khi ăn xong, nằm yên tỉnh 15 phút duỗi thẳng chân tay, mắt nhắm không lo lắng, nghĩ ngợi.
Công dụng cây Hoàn Ngọc:
1- Bịnh Ung thư thời kỳ mới phát. Ngày ăn 2 lần hoặc hơn, tùy mức độ giảm đau, ăn thường xuyên người tỉnh táo, ăn ngủ tốt, giảm đau rõ rệt.
2- Bệnh về gan thận: Viêm gan, xơ gan, cổ trướng ăn ngày 2 lần khi đói, hoặc dùng lá khô tán bột, hòa với cây tam thất, 1 liều lượng hai vị bằng nhau, đây là thuốc đặc trị xơ gan cổ trướng, các bịnh viêm thận cấp hoặc mãn tính như suy thận, tiểu ra máu, ăn ngày 2 lần. Sau 15 ngày bệnh thuyên giảm rõ rệt.
3- Các bệnh về tiêu hóa: Như tiêu chảy, kiết lỵ, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, đầy hơi … ăn ngày từ 2-3 lần đến khi khỏi. Có thể nấu canh mà ăn, khi đau ruột thừa cần ăn liều lượng cao 15 lá, sau hai tiếng cơn đau dứt. Sau đó nên đem vào bệnh viện để kiểm tra.
4- Bệnh có kèm chảy máu: Tiểu ra máu, chảy máu dạ dày, chảy máu mũi, thổ huyết…ăn từ 2-4 lần trong ngày, có thể sắc thuốc uống hoặc nấu canh ăn, tác dụng như Vitamine K.
5- Tiết niệu sinh dục: Viêm bàng quang, đường tiết niệu, tiểu gắt, viêm sưng, ra máu bộ phận sinh dục.
6- Các u bướu, u phổi, u sơ phì nhiếp hộ tuyến: Cũng dùng như trên sẽ ăn ngủ tốt, riêng u sơ nhiếp hộ tuyến, điều trị đúng 10 ngày của hạ tuần trăng (từ ngày 20-30 âm lịch) phải chữa trong 3 tuần trăng (30 ngày trong 3 tháng).
7- Các bệnh viêm, loét: Viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tràng, trĩ nội, trĩ ngoại, ăn liền một tuần, nếu uống rượu bệnh tái phát. Đau răng, viêm lợi, nhai lá với tí muối ngậm 5-10 phút.
8- Điều chỉnh huyết áp: ổn định thần kinh, ăn xong chợp mắt ngủ một lúc, liên tục ăn 5-7 ngày huyết áp cao hoặc thấp sẽ trở lại bình thường; khi rối loạn thần kinh, ăn lá vào buổi sáng, nằm yên tỉnh 15 phút, chiều tối hoặc hôm sau sẽ ổn định.
9- Trị cảm cúm: chấn thương, nâng cao sức đề kháng. Cảm cúm nhức đầu, sốt, cứ 2 giờ là ăn một lần sau khi sốt, ăn cháo nấu với lá người khỏe trở lại. Vết thương kín thì nhai lá đắp, vết thương hở thì giã lá đắp và băng chặt, hoặc uống hoặc ăn cầm máu vết thương, chống viêm nhiễm, lá có tác dụng như kháng sinh và Vitamine K. Khi người cảm thấy mệt mỏi hoặc muốn nâng cao sức chịu đựng trong tập luyện nặng nhọc, nên ăn 5-7 lá trước 30 phút.
10- Trị cho súc vật: Trâu bò, heo, chó mèo, gà vịt, chim bồ câu… bị tiêu chảy, động kinh dùng lá cho ăn, chữa được bệnh, kích thích tiêu hoá và làm tăng trưởng.
11- Điều trị bệnh phụ nữ: Không có ảnh hưởng đến tuyến sữa. Trẻ em thì phải giã lấy nước uống.

http://kimlong9999.blogspot.com/2009/07/danh-sach-nhung-cay-bong-tieng-khoa-hoc.html