Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Sunday, February 27, 2011

cây Óc Chó. Tên khác: Cát Tuế Tử

cây Óc Chó. Tên khác: Cát Tuế Tử * (xem thêm ở trên) , Sung dại (Bắc) , Ổi dại (Nam), vú chó, vú bò. Tên khoa học Juglans regia, họ Juglandaceae
rễ của cây óc chó Ficus hirta Vahl có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng khử phong thấp, mạnh gân cốt, khử ứ tắc, tiêu thũng, sinh tân. Sử dụng nhựa mủ trắng của cây óc chó pha trộn cùng nghệ vàng làm hoàn để trị chứng bụng trướng đầy, đại tiện táo kết. Lá hay trái cây óc chó giã nát đắp chữa vết thương bầm tím.
Cây óc chó loại to mọc ở rừng có vị ngọt hơi chát, tính ấm, đi vào hai kinh phế, thận, để bổ dưỡng gan thận, làm mạnh lưng gối, hạ suyễn, cố thận, sáp tinh. Công dụng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, trừ ho đờm, lao lực quá độ sinh ho, hen suyễn, lưng đau mỏi gối, chân yếu, làm thuốc dưỡng da, đen tóc, lợi tiểu, trừ trĩ. Lá óc chó còn sử dụng làm thuốc mỹ phẩm cho da, làm săn da, sát khuẩn, khử lọc máu. Dầu óc chó dùng chữa phòng lở chàm và nhuộm đen tóc. Cũng có tài liệu đông y nói rằng hột óc chó còn gọi là hồ đào nhục, có vị ngọt, tính bình hơi ấm, tác dụng bổ phế, thận, làm mạnh sức, đen tóc, trơn da, chữa các chứng tiết tinh, ho lâu, gối lưng đau mỏi.
Cây óc chó cũng có tác dụng chữa bệnh hở van tim và ngừa nhồi máu cơ tim. Dùng 9 đọt cây ócchó, cho ½ ly nước rồi giã vắt lấy nước cốt. Lấy cùng 1 bó hẹ tươi chừng 1 nắm tay, cũng cho ½ ly nước giã vắt lấy nước để riêng. Hai ly này đem phơi sương trong đêm, cho đến 12 giờ đêm mang vào và uống riêng từng ly một, mỗi lần uống từng ly này cách nhau 30 phút (uống ly nào trước cũng đều được). Mỗi tuần uống hai đêm liền, nhưng sang tới tuần thứ hai cũng uống liên tiếp hai ngày liền trùng vào hai ngày tuần trước đã uống, 4 lần uống sẽ có hiệu quả.
* Chữa vết thương đau nhức: Dùng nhân hạt óc chó giã nhỏ hòa với rượu uống, kết hợp lấy lá óc chó tươi hay vỏ trái giã nát đắp rịt bên ngoài vết thương.
* Chữa người già hen suyễn, đái ra cát sỏi: Giã hạt óc chó nấu cháo thường ăn sẽ khỏi.
* Chữa phỏng, lở chàm, nhuộm đen tóc: Lấy dầu óc chó bôi ngoài, hay chải tóc.
* Chữa thận lạnh, đau ngang lưng, mỏi mệt, liệt dương, tiểu són, tiểu nhiều, vãi đái, tiết tinh: Nhân hạt óc chó (hồ đào nhục) 12g, ba kích 10g, nhân, trái, rể (ích trí nhân) 8g, ô dược 8g, cẩu tích 8g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Chi Ficus tiếng Anh gọi chung "figs", gồm hơn 850 loại, họ Dâu tằm Moraceae. Một số loại Ficus:
Ficus heterophyllus cây Vú bò, Vú Chó.
Ficus championi Đa xanh.
Ficus virens Sung xanh.
Ficus carica đồng nghĩa Ficus caprificus;
Ficus sycomorus, english: Sycamore fig.
Ficus natalensis, english: Bark cloth fig; Natal fig.
Ficus cotinifolia, english: Strangler fig.
Ficus padifolia; Ficus pertusa, english: Perforated fig; Plum leaved fig tree
Ficus benghalensis đồng nghĩa: Ficus indica; Cây Dong, Cây Đa lá tròn. English: Banyan fig.
Ficus hispida Cây Ngái; english: Rough leaved fig.
Ficus callosa, cây Gừa.
Ficus semicordata Cây Cọ nọt, Đa lá lệch.
Ficus elastica Đa búp đỏ; India rubber fig; Ornamental rubber tree; Rubber plant.
Ficus macrophylla; Ficus erecta đồng nghĩa: Ficus japonica Blume.
Ficus carica Vô hoa quả, Trái Vả.
Ficus auriculata Cây Vả; english: Roxburgh fig.
Ficus drupacea Cây Đa lông, english: Brown woolly fig; Hairy fig.
Ficus religiosa Cây Bồ đề; english: Bo tree; Bodhi tree; Peepul tree; Sacred fig.
Ficus racemosa cây Sung, Ưu đàm thụ, Tụ quả dong, Thiên sinh tử. tên Anh: Cluster tree, Cluster fig;
Cây Si Ficus stricta, trái có độc.
Cây Sanh Ficus benjamina, họ Moraceae. tên tiếng Anh: Weeping fig, Benjamin tree.
Cây Trâu Cổ Ficus pumila đồng nghĩa Ficus pisocarpa, họ Moraceae. Tên khác: cây Xộp, Sộp, Vẩy ốc, Vương bất lưu hành, Climbing fig, Creeping rubber plant. Bộ phận dùng: trái (fructus fici pumilae), lá, cành, rễ, nhựa. Trái có tác dụng tráng dương, cố tinh, lợi thấp, thông sữa, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, liệt dương, di tinh. Rễ, khư phong hoạt lạc, hoạt huyết, giải độc. Lá, tiêu thũng, giải độc, viêm khớp xương, nhức mỏi chưn tay, đòn ngã tổn thương, đinh sang, nhứa lở. Liều dùng: - cành lá ngày dùng 30g, trái 10-15g, thân 10-20g, dùng tươi sắc uống hoặc nấu thành cao ngày dùng 5-10g chữa đau xương, người già đau mình, làm thuốc điều kinh, thuốc bổ, giúp tiêu hóa. Dùng cành và lá Trâu cổ hợp với đậu đen, ngâm rượu uống bổ, chữa di tinh, liệt dương, đau mình, đau lưng.

Ông Lão - Clématite, Clematis họ Hoàng liên Ranun culaceae. Tên khác: Dây vằng, dây mộc thông. Chi Clematis gồm hơn 230 loài. Ở Việt Nam có 16 loài: Clematis armandii; -brevicaudata; -chananiana; -chinensis; -fasciculiflora; -gouriana; -henryi (ông lão henry; Thiết tuyến liên lá đơn); -leschenaultiana; -loureiriana; -meyeniana; -smilacifolia; -uncinata; -loureiriana (ông lão Loureiro); -orientalis; -songarica; -uncinata
*
Phật Thủ - Buddha's Hand

cây Phèn đen
Tên khoa học: Phyllanthus reticulatus, họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Cây mọc thành bụi, mọc hoang ở ven rừng khắp mọi miền đất có độ cao 500m so với mặt biển. Cây cao khoảng 2 đến 4m, cành nhánh màu đen lợt, lá đơn nguyên, mọc so le, có hình dạng thay đổi như hình trái xoan, hình bầu dục, hình trứng. Phiến lá rất mỏng, dài 1,5 đến 3cm, rộng 6-12mm, mặt trên đậm hơn màu mặt dưới, lá kèm hình tam giác hẹp. Bông mọc nách lá, riêng lẻ hay xếp thành 2-3 cái một. Trái hình cầu, chín có màu đen. Ra bông và kết trái khoảng tháng 8, tháng 10 hàng năm. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và lá với tên dược liệu Radix et Folium Phyllanthi Reticulati. Vỏ thân cũng dùng làm thuốc. Thuốc được thu hái vào mùa Thu, rửa sạch, cắt nhỏ phơi khô, cất sử dụng dần. Lá hái vào mùa hè, phơi trong bóng mát. Vỏ thu hoạch quanh năm.
Rễ Phèn đen có vị chát, tính lạnh, có công năng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tà. Chủ trị lỵ, lao ruột, viêm ruột, viêm gan, viêm thận, trẻ em cam tích. Ngoài ra còn dùng trị bị thuốc độc và rắn cắn. Lá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, lợi niệu, dùng trị sốt, tiêu chảy, phù thũng, ứ huyết do đòn, té ngã, huyết nhiệt sinh đinh nhọt, dùng riêng hay chung với lá long não, xuyên tiêu giã ngậm trị chảy máu chân răng. Người ta còn lấy lá trị rắn cắn như nhai nuốc nước còn bã đắp lên vết thương. Vỏ thân cây phèn đen có vị lạt chát, thường dùng trị lên đậu có mủ hay tiểu tiện khó khăn.
- Trị kiết lỵ: lá phèn đen tươi giã nát, thêm nước rồi lọc lấy nước. Sau đó lấy mạch nha, cam thảo đất, ý dĩ khô tán bột lượng mỗi vị như nhau và mỗi lần lấy nửa muổng cà phê bột thuốc uống với nước phèn đen đã lọc sẵn.
Hoặc dùng rễ cây phèn đen 20g, dây mơ lông 20g, cỏ seo gà 20g, cỏ tranh 20g, gừng tươi 2 lát, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần (theo Nam dược thần hiệu).
- Tiêu chảy, lỵ do nhiệt: dùng phèn đen cả cành và lá 40g, đậu đen sao 40g, ngày 1 thang cho nước sắc kỹ lấy nước thuốc chia 3 lần uống.
- Trị đại tiện ra máu: phèn đen cả cành và lá, xắt nhỏ khoảng 3 chén ăn cơm, sắc kỹ lấy nước thuốc đặc chia 2 lần uống.
- Trị bịnh trĩ: lá phèn đen 1 nắm, lá trắc bạch diệp 1 nắm, lá huyết dụ 7 lá. Sao vàng hạ thổ, sắc lấy nước uống 1 chén, nước còn lại dùng rửa vùng bị trĩ ngày 1-2 lần.
- Trị chảy máu nướu răng: lá phèn đen khô ngậm, có thể hợp lá long não và lá xuyên tiêu.
- Trị nhọt độc mới phát: lá phèn đen cùng với lá bèo ván giã đắp nơi phát đinh.
- Trị chấn thương: lá phèn đen giã nát đắp nơi sưng đau.
- Trị vết thương sưng đau: lá phèn đen khô tán bột rắc lên vết thương ngày 1-2 lần sẽ mau lành và mau lên da non.
- Trị tiểu tiện khó: vỏ thân cây phèn đen 20g-40g sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Phong Lữ - Phong Lữ Thảo, Thiên Trúc Quỳ - Geranium pelargonium, họ Geraniaceae
Phân biệt giữa chi Phong Lữ và chi Mỏ Hạc: Mỏ Hạc họ Geraniaceae, bao gồm cả chi Geranium. Geranium có 5 cánh bông đối xứng, trong khi Pelargonium có cánh bông không đều hay có vết đốm.
loại thơm:
- Pink capitanum
- Attar of roses
- Afonie snowflake

Phúc Bồn Tử Raspberry (dâu tây trái tròn đỏ) - Rubus idaeus, họ Rosaceae. Loại khác: Blackberry (màu đỏ đen) Dâu đen - Rubus fruticosus, họ Rosaceae; Dâu dại Wild Berry - Maesa indica, họ Myrtaceae; Blue Berry - Vaccinium myrtillus, họ Ericaceae.
Bài thuốc làm tăng sắc đẹp có Phúc bồn tử: vào đây xem!

Phù Dung - Confederate Rose/ Cotton Rose

Phục Linh Poria cocos, họ nấm Polyporaceae
Nấm mọc hoại sinh trên rễ cây thông.Thể hình khối to, có thể nặng tới 5kg nhỏ cũng có thể bằng nắm tay, mặt ngoài màu xám đen, nhăn nheo có khi hình bướu, cắt ngang sẽ thấy mặt lổn nhổn màu trắng hoặc hồng xám có khi có rễ thông ở giữa nấm. Thường phân biệt loại màu trắng gọi là Bạch linh, loại hồng xám gọi là Phục linh, loại có rễ thông đâm xuyên giữa gọi là Phục thần. Hái nấm vào tháng 10-11 sau tiết lập thu. Khi đào lên, người ta ngâm nước một ngày, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xắc mỏng 2-3 mm, phơi hay sấy khô. Khi dùng thì sắc với thuốc thang. Vị ngọt lạt, tính bình; có tác dụng lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm. Ðược dùng làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, đầy trướng, ỉa chảy, tỳ hư ít ăn. Còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, an thần phách, chữa các chứng sợ lửa, mất ngủ, di tinh. Liều dùng 9-15 g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
- Chữa tim yếu hay hồi hộp, sợ hãi, ngủ không yên, hay quên, mất trí, tinh thần suy nhược, ăn uống kém sút, rũ mỏi thích nằm; Phục thần, Ðẳng sâm, Liên nhục, Long nhãn, Ðại táo, đều 16g; Táo nhân sao, Viễn chí, Xương bồ đều 8g, sắc uống, hay tán bột, viên với mật ong, uống mỗi ngày 10-12g.
- Chữa phù thũng mắt, mặt, chân tay đều phù, bụng trướng. Vỏ Phục linh, vỏ Quýt cũ (Trần bì), vỏ trái Cau, vỏ rễ Dâu, vỏ Gừng sống, mỗi vị 15-20 g hoặc thêm vỏ cây Dướng, Mộc thông bằng các vị trên cùng sắc uống (theo sách Nam dược thần hiệu).

Phượng Đỏ - Flame Tree
Phượng Tím - acaranda
**
Quỳnh Hoa - Epihyllum oxypetalum, họ Xương rồng Cactaceae
Quỳnh có 2 nhóm, loại trổ bông về đêm và loại nở bông giữa ban ngày. Loại nở về đêm gọi chung là Night blooming cereus, bao gồm các chi Helicocereus, Selenicereus, Penioce reus và một số loại lai tạo (hybrid). Trong nhóm này loại đẹp và quý nhứt là Epiphyllum grandilo (hay E. oxypetalum, tên cũ Cereus oxypetalis).
Quỳnh cho bông ban ngày: cây Quỳnh đỏ Epiphyllum ackermannii (Epiphylle d'Aclerman)
Phần được dùng làm dược liệu là Bông và thân. Bông có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng chống viêm, chống sưng và cầm máu. Bông thường được dùng để chữa ho ra máu (lao phổi), xuất huyết tử cung, sưng cổ họng: Sắc và uống 3-5 bông. Bông cũng được nấu chung với thịt heo để trị sưng phổi, ho và các bịnh đường hô hấp. Có thể giã nát đắp lên vết thương sưng đau.
Thân có vị chua, mặn, tính mát. Có tác dụng chống sưng. Toàn cây có tác dụng thanh phế, trị ho. Trái của Quỳnh loại Hylocereus undatus, loại cho bông về đêm, đó chính là Trái Thanh Long (Red Pitahaya, Dragon fruit).

* xem thêm truyền thuyết Quỳnh Hương

***
hoa Rạng Đông, cây Chùm Ớt - Flame vine, golden shower, flaming trumpet - Pyrostegia venusta, họ Bognoiaceae

cây Rau Trai Commelina communis, họ Commelinaceae. Các tên khác: Trai Thường, Thài Lài, blue-eyed grass
Bộ phận dùng: toàn cây Herba Commelinae, thường gọi là Áp Chích Thảo. Hái ngọn non làm rau luộc hay nấu canh ăn. Toàn cây quanh năm lấy về rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô để làm thuốc.
Vị ngọt lạt, tính hơi hàn, có tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng, tiêu thũng. Thường được dùng để chữa bịnh cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan, nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, phù thũng.
Các bài thuốc:
- Chữa viêm họng, viêm amiđan: rau trai tươi 30 g sắc uống, ngày 1-2 lần, uống 3-4 ngày, có thể dùng 90-120 g giã nát chắt nước, cho thêm chút muối, uống hàng ngày.
- Chữa viêm ruột, kiết lỵ: rau trai tươi 30 - 40 g sắc uống trong 3 - 5 ngày.
- Chữa viêm cầu thận, phù thũng, tiểu ít: rau trai 30 g, cây cỏ nước (cỏ Xước) 30 g, bông mã đề 30 g. Sắc uống thường xuyên hằng ngày.
- Chữa phong thấp, viêm khớp, phù tim: rau trai 40 g xắt nhỏ, đậu đỏ 40 g, nấu chín ăn hàng ngày, ăn cả cái lẫn nước.
- Chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên: rau trai 30 g, Bồ công anh 30 g, lá Dâu tằm 30 g, dùng sắc uống hàng ngày.
- Trị cảm cúm, viêm nhiễm phần trên đường hô hấp, viêm amiđan, viêm hầu họng, phù thũng, nhiễm khuẩn đường niệu và sinh dục, viêm ruột thừa, kiết lỵ. Liều dùng 30 - 40 g dạng thuốc sắc.
- Dùng ngoài trị viêm mủ da, giải chất độc do rắn rết bò cạp cắn đau buốt và đầu gối, khớp xương bị sưng đau, lấy 16 g cây tươi rửa sạch, nhai nuốt nước, bã đắp lên chỗ rắn cắn, hoặc giã đắp, ngày làm 1-2 lần.
****
Sa Sâm rễ thường dùng là Launae pinnatifida.
Radix Glehniae, Glehnia liloralis, họ Umbelliferae. Các tên khác: Nam Sa Sâm Adenophora tetraphylla Fisah; Adenophora stricta Mio, họ Camphalulaceae.
Dùng rễ. Rễ nhỏ, chắc, trắng ngà, hơi thơm nhiều bọt, giòn là tốt. Loại to xốp, vụn nát, mọt là không tốt. Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn. Tác dụng: dưỡng âm, thanh Phế, tả hỏa, chỉ khát. Chủ trị âm hư, Phế nhiệt ho khan, kém tân dịch, miệng lưỡi khô, khát. Liều dùng: ngày dùng 5-12 g.
Cách bào chế: chùi bỏ tạp chất, bỏ đầu cuống, rửa sạch, ủ mềm, cắt ra từng đoạn ngắn, phơi khô dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Không được rửa, bẻ đoạn ngắn, dùng sống. Có khi tẩm gừng sao qua (Phế hàn). Rễ dễ bị mọt, cần tránh nóng, ẩm. Để nơi khô ráo, mát trong hủ đất có chất hút ẩm. Không nên phơi nắng nhiều.
- Phế Âm suy kèm nhiệt biểu hiện như ho khan, ho có ít đờm, giọng khàn do ho kéo dài, khô cổ và khát: Dùng Sa sâm với Mạch đông và Xuyên bối mẫu.
- Sốt lâu ngày làm mất tân dịch biểu hiện như khô lưỡi và kém ăn: Dùng Sa sâm với Mạch đông, Sinh địa hoàng và Ngọc trúc trong bài Ích Vị Thang.
Bài thuốc Ích Vị Thang: Sa sâm 15g, Mạch môn đông 10g, Ngọc trúc 10g, Phục linh 10g, Sinh địa 12g, Hoắc hương 12g, Sa nhân 8g, Trích cam thảo 8g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
Kiêng kỵ: không phải âm hư phổi ráo, mà ho thuộc hàn thì không nên dùng. Sa sâm tương tác với lê lộ.

sen - Lotus
Sen Cạn - Tropaeolaceae
Sim - Rose Myrthe / Downy myrthe

Sơn Thù Du - Fructus Cornus officinalis, họ Cornaceae. Các tên khác: Sơn Thù, Thù Nhục, Táo Bì 山茱萸 Shãn Zhũ Yú
Tên thuốc: Fructus corni, là trái bỏ hột phơi khô của cây Sơn thù du. Theo kinh nghiệm Việt Nam: bỏ hột, rửa qua cho nhanh, để ráo nước, lấy 1 kg Sơn thù cho vào 60 ml rượu đế trộn đều, chưng khô, đem phơi khô. Đậy kín, để nơi khô ráo , dễ mốc mọt. Không nên sấy khô quá sẽ mất chất nhuận. Sơn thù vị chua, tính bình, qui kinh Can Thận. Chủ trị các chứng: Can thận hư tổn, hoạt tinh di tinh, nạp tinh khí, tê thấp, băng lậu, điếc tai, lở ở mặt, ra mồ hôi, làm bớt chứng tiểu nhiều, cường lực, cường dương, bí tinh, rối loạn kinh nguyệt, bổ thận khí, hưng dương đạo, liệt dương, trị ù tai. Can, Thận hư triệu chứng hoa mắt, mờ mắt, đau lưng dưới, chân yếu, di tinh, bất lực. Sơn thù nhục thường hợp với nhiều vị thuốc khác trị các chứng do cơ thể hư nhược. Liều lượng: uống 6 - 12 g, có thể dùng 30 g cho vào thuốc thang sắc uống. Người hỏa thịnh không nên dùng.
- Trị chứng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể do thận hư, liệt dương, di tinh, ù tai, điếc tai, tiểu nhiều lần.
1.Thảo hoàn đơn: Sơn thù, Bổ cốt chỉ, Đương qui đều 10 g, Xạ hương 0,1 g, tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống với nước muối lạt.
2. Sơn thù, Thạch xương bồ, Địa hoàng, Cam cúc hoa, Hoàng bá, Ngũ vị tử lượng bằng nhau 6 g, sắc uống hàng ngày hay ngâm rượu uống, uống 15 ngày, nghỉ 10 ngày rồi uống tiếp 3 - 5 lần.
- Trị chứng ra mồ hôi trẻ em hoặc cơ thể suy nhược sau khi bịnh: 1. Lai phục thang: Sơn thù, Đảng sâm đều 30 g, Sinh Long cốt, Sinh mẫu lệ, Sinh Bạch thược đều 12 g, Cam thảo 3g, sắc uống. Trị ra mồ hôi nhiều.
2. Sinh Mẫu lệ 10 - 15 g ( sắc trước), Phù tiểu mạch 6 - 15 g, Sơn thù nhục 6 - 10 g sắc uống. Trị chứng ra mồ hôi ở trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng.
- Trị phụ nữ kinh nguyệt ra nhiều do cơ thể yếu hoặc do tiểu cầu giảm dùng bài: 1. Sơn thù du 30 g, Nhân sâm 4 - 8 g sắc uống (nếu huyết nhiệt không dùng). 2. Sơn thù nhục, Thục địa đều 15 g, Đương qui, Bạch thược đều 12 g, sắc uống.
- Trị chứng tăng cholesterol máu: Lục vị địa hoàng: Thục địa 20g, Hoài sơn, Sơn thù đều 10 g, Trạch tả, Phục linh, Đơn bì đều 8 g, sắc uống.

Sơn Tra - Fructus crataegi / Crataegus cuneata sieba / tên thường gọi Hawthorn Berry / Hawthorn Fruit / Crataegus fruit:
trái hái vào cuối thu hoặc đầu đông, phơi nắng, nướng hoặc dùng sống. Liều dùng: 10 - 15 g
Trị khó tiêu đặc biệt do thức ăn mỡ, đau bụng, ỉa chảy. Dùng phối hợp Sơn tra, Thần khúc (Massa fermentata medicinalis), Mạch nha (Hordeum vulgare L. / Fructus Herdei germinatus), Mộc hương (Radix saussurea, Chỉ xác (Citrus aurantium L. / họ Cam quít Rutaceae).
Đau bụng sau khi đẻ và do ứ máu: dùng phối hợp Sơn tra với Đương qui (Angelica sinensis / Radix Angelicae Sinensis), Xuyên khung (Ligusticum wallichii) và Ích mẫu thảo (Leonurus heterophyllus Sweet).

Súng - Nymphaea stellata, họ Nymphaeaceae - Water Lily
*****
Tầm Cốt Phong Herba aristolochiae Mollissimae 寻骨风 Xun gu feng
Dùng toàn bộ cây, thu hái vào mùa hè hoặc thu, rửa sạch phơi khô. Vị cay, đắng, tính ôn. Qui kinh Can. Trừ phong thấp, đau khớp, tê cứng tay chưn, co thắc gân và cơ. Thông các kinh, lạc và giảm đau, đau do chấn thương ngoài. Dùng riêng tầm cốt phong dạng thuốc sắc hoặc ngâm trong rượu hoặc hợp với các dược liệu khác để trừ phong, thấp. Liều dùng 10 - 15 g (xem thêm những bài thuốc tại đây).

Tần Giao Genliana dakuriea Fisch, họ Genlianaceae
Dùng rễ, rễ có sắc vàng, thơm, dẻo. Vị đắng, tính bình. Vào Kinh Vị, Đại Trường, Can, Đởm. Tác dụng: tán phong thấp, thanh nhiệt, lợi tiểu, hòa huyết. Chủ trị nónhttp://www.blogger.com/post-edit.g?blogID=2616059603297130746&postID=3248065537503579413g lạnh, phong tê, gân xương co quắp, hoàng đản, đại tiện ra huyết, lao nhiệt cốt chưng, trẻ em cam nóng. Ngày dùng 6-12 g.
Kiêng kỵ: không có phong thấp lại hay tiểu gắt thì không nên dùng. Không dùng cho người có thể trạng yếu hoặc bị tiêu chảy.
Cách bào chế: lấy vải chùi sạch lông vàng trắng, ngâm nước một đêm rửa sạch phơi khô dùng.
Theo kinh nghiệm, bỏ cuống, lần ra cho khỏi rối, chùi bỏ tạp chất, rửa sạch cắt khúc ngắn phơi khô, sau đó có thể tẩm rượu dùng. Để nơi khô ráo, mát, thoáng gió.
- Phong thấp đau nhức do nhiệt: Tần giao dùng với Phòng kỷ và Nhẫn đông đằng.
- Phong thấp đau nhức kèm lạnh: Tần giao dùng với Khương hoạt, Độc hoạt, Quế chi và Phụ tử.
- Sốt về chiều do âm hư: Tần giao với Thanh hao, Miếp giáp, Tri mẫu và Địa cốt bì, bài thuốc Tần Giao Miếp Giáp Thang.
- Vàng do thấp nhiệt: Tần giao với Nhân trần cao và Chi tử.

Tang Ký Sinh (tang=dâu, ký sinh=sống nhờ) Loranthus parasiticus, họ Chùm gửi Loranthaceae. Các tên khác: Tầm Gửi Quả Chùy, Mộc Vệ Ký Sinh, Sang Ji Sheng, Surrula parasitica.
Bộ phận dùng: Cành, lá và toàn cây. Ra bông vào tháng 1-3. Vị đắng chát, tính bình, không độc. Vào 2 kinh Can, Thận. Có tác dụng tức phong định kinh, khư phong trừ thấp, bổ thận, mạnh gân xương, thông cân lạc, ích huyết, an thai. Thường dùng làm thuốc bổ gan thận, mạnh gân cốt, lợi sữa. Trị phong thấp, đau nhức xương, lưng mõi gối đau, gân cốt tê bại ở chân tay lưng khớp, kiện tinh, chắc răng. Đàn bà thiếu sữa, thai động không yên, cao huyết áp, phù thũng, cũng được dùng chữa viêm khớp, đau dạ dày. Nước ép lá chùm gửi có tác dụng chữa bịnh tim mạch ở giai đoạn đầu, chữa bịnh ung thư. Từ xa xưa, chùm gửi được dùng làm thuốc chữa bịnh và được gọi là "Cây Thần Kỳ".
Liều dùng 12-20g, dạng thuốc sắc hoặc nấu nước uống thay trà.
- Lá dùng làm trà, pha loãng uống hàng ngày. Tốt cho sản phụ luôn khát nước, và bị nôn oẹ, biếng ăn.
- Chân tay lạnh vào mùa Thu, Đông, đêm đi tiểu nhiều lần, đi đứng khó khăn, thiếu sức, thiếu hơi, đau lưng, mỏi gối: Tang ký sinh 20g, Hoàng kỳ 20g, Táo tàu 3 trái. Nấu nước uống.
- Thần kinh suy nhược: Tang ký sinh 12g, Hà thủ ô 12g. Nấu nước uống sau bữa cơm tối hoặc uống trong ngày.
- Chè gồm trứng gà, trà Tang ký sinh và đường phèn. Dùng để tư nhuận nội tạng, bổ huyết, dưỡng da cho mọi lứa tuổi, đang bịnh hay đã khỏe đều dùng được.
Chú ý: khi dùng Tang ký sinh trong đồ ăn thức uống nên dùng lượng ít để tránh gây vị đắng làm mất ngon.

Thạch Thung Dung - Thrift

Thạch Thảo - Aster amellus, họ Asteraceae. Tên khác: Cúc cánh mối, Starwort, Aster, Oeil de Christ

Thiên Điểu - Strelitzia reginae. Tên khác: Hoa chim thiên đường; Bird of paradise

Thiên Lý - Telosma cordata, họ Asclepiadaceae. Tên khác: Dạ lý hương; Dạ lài hương, Tonkin creeper
có tác dụng trợ dương, dân gian có câu: "thương chồng nấu cháo le le, nấu canh hoa lý, nấu chè hạt sen". Vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, ngủ ngon giấc, bổ tâm, thận, bớt tiểu đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tính chống viêm và làm tan màng mộng, làm mau lên da non, sử dụng trị các chứng viêm, mờ đục màng mắt. Bông dùng trị sán lãi.
- Phòng rôm sảy ngày hè: hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Cho trẻ em, nghiền lá và bông ra, nấu chung với bột khi cho ăn dặm.
- Trị lãi kim: lấy lá thiên lý non, nấu canh cho trẻ em ăn liền từ 7-10 ngày sẽ có hiệu quả.
- Chữa lòi dom, dạ con: lấy 1 nắm thiên lý rửa sạch, giã nát cho và0 5% muối ăn, vắt lấy nước cốt thấm bông rịt vào hậu môn, hay âm hộ ngày thay 1-2 lần, sử dụng liền 5-7 ngày sẽ có tác dụng co dần.
- Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: hằng ngày lấy bông thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối mè ăn.
- Làm người khoan khoái, ngủ dễ, ngon giấc, đỡ mệt mỏi, giảm tiểu đêm: hằng ngày lấy bông thiên lý nấu canh ăn.
- Chữa đinh nhọt: lấy lá cây thiên lý 30-50 g giã nhỏ đắp lên chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài ba ngày sẽ khỏi.
- Chữa tiểu đau, tiểu ra máu, cặn trắng, tiểu dắt: lấy rễ cây thiên lý từ 10-20 g, sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày.
Chú ý: không ăn chung hoặc xào nấu thiên lý với các thức ăn giàu chất sắt như gan, tiết, thịt nạc, heo, rau muống v.v., chất sắt (Fe) có trong các loại thức ăn này sẽ đẩy kẻm (Zn) ra khỏi cơ thể.

Thiên Tuế - Vạn Tuế - Sơn Tuế Cycad revoluta, họ Cycadaceae
Phân biệt giữa Thiên Tuế và Vạn Tuế:
- Thiên Tuế thân nhỏ hơn so với Vạn Tuế, có vảy ở thân là thẹo do lá già đã rụng; lá xanh sáng bóng. Thiên Tuế thường mọc ở vùng núi đá khô cằn hay trong hang núi, thân thường có hình thù kỳ quái, cong queo như rồng rắn. Nếu trồng tốt, mổi năm Thiên Tuế cao được một tấc (2 lần ra lá mới).
- Vạn Tuế hay trong Nam gọi là Sơn Tuế, lá lớn và thưa hơn Thiên Tuế, lá màu xanh đậm hơn và không bóng. Ở rừng miền Trung có cây cao hơn 2 mét, rất nặng, người ta bó cây Vạn Tuế lại rồi cho lăn xuống núi.
Nếu nói về ý nghỉa của tên "Thiên Tuế - Vạn Tuế" thì Vạn Tuế quý hơn, bởi vì thời phong kiến bên Tàu, chỉ có hoàng đế mới được gọi là Vạn Tuế, ngoài ra tất cả từ hoàng hậu, vương gia, ... chỉ được gọi là Thiên Tuế, ngay cả quyền thần lấn át hoàng đế cũng chỉ được gọi "Cửu thiên tuế" mà thôi!

cây Thông Thảo Tetrapanax papyriferus, họ Nhân Sâm Araliaceae. Tên khác: Aralia papyrifera, Thông Thoát mộc, Rice-paper plant.
Cây cao khoảng 3-4m, thân cứng nhưng giòn, bên trong có lõi xốp trắng, cây càng già thì lõi càng đặc và chắc hơn.
Bộ phận dùng: lõi thân khô của cây Thông thảo - Medulla Tetrapanacis, phơi khô chứ không sấy, khi dùng xắt lát mỏng. Rễ, nụ bông cũng được dùng, có bông tháng 10 - 12. Vị ngọt, lạt, tính hơi hàn (lạnh), vào hai kinh Phế và Vị. Lõi dùng làm thuốc thông tiểu tiện, giãm sốt, trấn tĩnh, thanh thấp nhiệt, giải độc.
Hợp với Hoạt thạch, Xa tiền tử, chữa bịnh sốt khát nước, tiểu tiện khó, ho, tiểu buốt, tiểu mót.
Còn dùng làm thuốc hành khí, tiêu thực, lợi sữa. Ngày dùng 3-10 g dưới dạng thuốc sắc.
Chữa bịnh tiểu đỏ, bịnh lậu đái buốt, thủy thũng tiểu ít, trướng bụng, tuyến sữa không thông.
Đơn thuốc lợi sữa: Thông thảo 10g, cám gạo nếp 10g, hột Bông (sao vàng) 15g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Phụ nữ có thai không được dùng.

Thốt Nốt - Hygrophylla salicifolia

Thổ Phục Linh - Salsepareille, Sarsaparilla

Thục Địa - Radix Rehmanniae glutinosae Conquitae, họ Scrophulariaceae
Thục địa là do Sinh địa chế biến thành, Thục địa là phần rễ của cây Địa hoàng Rehmannia glutinosae Libosch. Vị ngọt, hơi ôn. Qui kinh Can Thận. Tác dụng dược lý: Dưỡng huyết, bổ tinh ích tủy. Chủ trị các chứng huyết hư, phụ nữ kinh nguyệt không đều, băng lậu, can thận âm hư.
Đại bổ huyết hư, bất túc thông huyết mạch, ích khí lực. Bổ cốt tủy, trưởng cơ nhục, sinh tinh huyết, bổ ngũ tạng, nội thương bất túc, làm rõ tai mắt, làm đen răng tóc, nam tử ngũ lao thất thương, nữ tử thương trung bào lậu, kinh lậu bất điều, thai sản bách bịnh. Bổ huyết lấy Thục địa làm chính và Khung qui làm tá dược. Trị âm huyết hư không thể không có Thục địa. Bổ huyết lấy Thục địa mà nấu chưng rượu, vị đắng thành ngọt, tính lương thành ôn vào kinh can bổ huyết... ích tâm huyết, bổ thận thủy. Tư thận thủy cốt tủy, lợi huyết mạch, bổ ích chân âm, làm rõ tai mắt, làm đen râu tóc. Còn bổ tỳ âm, trị cửu tả, trị lao thương phong tý, âm hư phát nhiệt, ho khan, ho có đàm, suyễn, tức khó thở. sau khi mắc bịnh chân đùi đau nhức, sau khi sanh bụng rốn đau cấp, chứng cảm âm hư, tiện táo, không ra mồ hôi, các chứng huyết động, tất cả chứng can thận âm hư, bách bịnh hư tổn là chủ dược thuốc tráng thủy.
- Nước sắc Đại hoàng có tác dụng kháng viêm.
- Địa hoàng làm hạ đường huyết.
- Thuốc có tác dụng cường tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống chất phóng xạ, chống nấm.
- Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu cocticoit nhưng không làm ức chế hoặc teo vỏ thượng thận. Thực nghiệm đã chứng minh Sinh địa và Thục địa đều có thể làm giảm tác dụng ức chế chức năng vỏ tuyến thượng thận của cocticoit.
Trên lâm sàng Đông y, thường dung Thục địa trong các bài thuốc để trị các chứng sau:
1. Trị chứng huyết hư kinh nguyệt không đều ở phụ nữ hoặc các chứng huyết hư khác như sắc da tái, hoa mắt, ù tai, thiếu máu: thường dùng bài Tứ vật thang (Cục phương) gia giảm.
- Tứ vật thang: Thục địa 20g, Đương qui, Bạch thược mỗi thứ 12g, Xuyên khung 6 - 8g.
- Gia giảm: Khí hư gia Đảng sâm, Hoàng kỳ để bổ khí sinh huyết, nếu ứ huyết nặng gia thêm Đào nhân, Hồng hoa ( tức bài Đào hồng Tứ vật) để tăng tác dụng hoạt huyết hóa ứ. Trường hợp huyết hư kiêm hàn gia Nhục quế, Bào khương để ôn dưỡng huyết mạch. Nếu huyết hư sinh nội nhiệt gia thêm Liên kiều, Đơn bì, Thục địa thay bằng Sinh địa để lương huyết dưỡng huyết. Trường hợp huyết hư kèm chảy máu bỏ Xuyên khung gia A giao, Hoa hòe để bổ huyết chỉ huyết.
2.Trị chứng âm hư (hư nhiệt sốt âm ỉ vào chiều tối nặng hơn, sốt kéo dài, ra mồ hôi, môi khô, lưỡi thon đỏ, mạch tế, sác) thường gặp trong các bịnh nhiễm thời kỳ hồi phục, bịnh ung thư suy kiệt, bịnh chất tạo keo, viêm đa khớp dạng thấp, bịnh suy giảm miễn dịch. Tùy theo bịnh lý có thể chọn dùng các bài sau:
- Tả qui hoàn (Cảnh nhạc toàn thư): Thục địa 20g, Sơn thù, Câu kỷ tử, Thỏ ty tử, Lộc giác giao, Qui bản mỗi thứ 12g, Sơn dược 16g, Ngưu tất 12g, tán bột mịn luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 2 lần.
- Lục vị Địa hoàng hoàn (Tiểu nhi dược chứng trực quyết): Thục địa hoàng 32g, Sơn dược 16g, Sơn thù 16g, Bạch linh, Trạch tả, Đơn bì mỗi thứ 12g. Thục địa sắc lấy nước còn bã cùng các vị thuốc khác sấy khô tán bột mịn trộn với nước Thục địa cho thêm mật ong vừa đủ làm hoàn nhỏ. Mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 2 - 3 lần với nước sôi nguội hòa nước nuối nhạt, chủ yếu là bổ thận âm.
- Đại bổ âm hoàn (Đơn khê tâm pháp): Thục địa (rượu chưng), Qui bản (dấm chích) mỗi thứ 24g, Tri mẫu, Hoàng bá mỗi thứ 16g, Thục địa sắc lấy nước như trên, các vị thuốc tán bột mịn cùn tủy heo chưng chín luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g, ngày uống 2 lần sáng tối.
Đối với những bệnh viêm thận mạn, huyết áp cao, tiểu đường, suy nhược thần kinh thể âm hư, dùng bài Lục vị gia giảm!
3.Trị hư suyễn: Kinh nghiệm cổ nhân có nói: "Thục địa là thuốc trị hư đờm". Bịnh nhân hư suyễn có thể dùng Thục địa uống thay trà hợp với Ngưu tất càng tốt. Có thể dùng các bài:
- Đô khí hoàn (Lục vị địa hoàng gia Ngũ vị tử) mỗi lần 8 -12g, ngày 2 lần, tùy trạng thái bịnh có thể gia vị sắc uống.
- Kim thủy lục quân tiễn (Cảnh nhạc toàn thư): Đương qui 12g, Thục địa 16g, Trần bì 6g, Bán hạ chế gừng 8g, Bạch linh 12g, Chích thảo 4g, sắc uống.
4.Trị táo bón do âm hư: thường trở thành tập quán dùng Thục địa 80g sắc với thịt nạc heo uống.
5.Trị tiểu đường: dùng bài:
- Sinh tân chỉ khát thang (kinh ngiệm): Đại Thục địa 12g, Thái tử sâm 16g, Sơn dược 20g, Ngũ vị tử 8g, sắc uống.
6.Trị huyết áp: mỗi ngày dùng Thục địa 20 - 30g liên tục trong 2 tuần.
7.Trị viêm thoái hóa cột sống: dùng Thục địa 30 cân, Nhục thung dung 20 cân, đều sấy khô, tán bột mịn, Cốt toái bổ, Dâm dương hoắc, Kê huyết đằng, mỗi thứ 20 cân, La bạc tử 10 cân, sắc thành cao còn 22 cân, gia mật 3 cân, trộn đều luyện thành hoàn nặng 2,5g/hoàn, mỗi lần uống 2 hoàn, ngày uống 2 - 3 lần, liệu trình một tháng.
8.Trị tế bào thượng bì thực quản tăng sinh: dùng Lục vị địa hoàng gồm: Thục địa, Sơn thù, sơn dược, trạch tả, Phục linh, Đơn bì theo tỷ lệ 8:4:4:3:3:3, tán mịn, luyện mật làm hoàn. Mật, thuốc tỷ lệ mỗi thứ 1/2, mỗi hoàn 10g, mỗi lần uống 1 -2 hoàn, ngày uống 1 - 3 lần liên tục trong 12 năm.
Liều lượng thường dùng: 10 - 30g, thuốc sắc, nấu cao, hoàn tán.
Chú ý lúc dùng:
# Thục địa tính nê trệ cùng dùng với Trần bì, Sa nhân để dễ tiêu hóa hấp thụ.
# Theo kinh nghiệm cổ truyền: Thục địa sao thành than để cầm máu.
# Thục địa ngâm rượu vừa có tác dụng bổ huyết vừa hoạt huyết.
# Trường hợp tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, biếng ăn hay đầy bụng, lúc cần nên phối hợp thuốc kiện tỳ hành khí.

Thục Quỳ (hoa Quỳ đất Thục), Mãn Đình Hồng - Hollyhock Mallow (hock leaf) - Althaea rosea, họ Malvaceae:
Sử dụng làm thuốc giúp dịu các cơn đau bao tử, ho và khó chịu đường tiểu. Bông dùng nấu nước uống giúp sản phụ dễ sinh và giúp tăng sữa. Trẻ em đang mọc răng được cho nhai cọng hoa để giúp giảm đau nướu, lợi. Nước sắc toàn cây dùng làm thuốc súc miệng, trị viêm họng. Lá tươi giã nát dùng đắp vết thương, vết cắn do côn trùng. Hollyhock thường được dùng hợp với * Inula helenium, Tussilago farfara (Khoản Đông Hoa họ Cúc) và Thymus (Cỏ Xạ Hương họ Hoa Môi Lamiaceae) để làm xi rô trị ho. Lá non ăn thay rau. Cánh hoa và nụ hoa nấu chín trộn sa lát.
Inula helenium Thổ Mộc Hương, tên khác: Hoàng Hoa Thái, thuộc họ Cúc Asteraceae. Lá phía gốc to hơn lá ở thân, mọc so le. Mép lá có răng cưa không đều, bông màu vàng.
Bộ phận dùng: rễ củ. Thu hoạch rễ vào mùa thu từ cuối năm thứ 2 đầu năm thứ 3.
Vị cay, đắng, tính ôn, không độc. Vào kinh Tâm, Phế, Can, Vị, Tỳ, Bàng Quang, Đại Trường.
Có tác dụng trừ độc, trị tà khí, điều hòa khí, kiện vị, giúp ăn ngon miệng. Trị ngực bụng đầy trướng, đau bụng, ói mửa, tiêu chảy, lỵ, phù thũng, thông tiểu.
Người âm hư, táo nhiệt không dùng. Thổ mộc hương có tác dụng tiết khí, vì vậy người khỏe mạnh uống lâu ngày sẽ không tốt.
Dùng để điều khí thì dùng sống. Rễ ngâm nước, vớt ra, ủ trên vải ướt, khi nước ngấm vào mềm đều, xắt phiến, phơi khô dùng sống hoặc trộn với bột mì đem nướng rồi dùng. Rửa sạch, phơi trong bóng mát cho khô, cắt mỏng, tán bột. Khi dùng, cho vào nước thuốc đã sắc xong, quậy đều uống hoặc mài với nước thuốc thang đã sắc rồi, uống.
Liều dùng 2 - 12 g
- Hoa Mãn Đình Hồng vị ngọt/mặn, tính hàn, làm lợi tiểu, nhuận táo, hoạt huyết, điều kinh, tán ung, giải độc. 12 g hoa, sắc nước uống, trị đại, tiểu tiện không thông, phụ nữ kinh nguyệt không đều, trị phong thấp.
- Hột có vị ngọt, tính hàn, tác dụng lợi tiểu, thông lâm, thông đại tiện, hạ nhiệt.
- Rễ dùng trị kiết lỵ, làm dịu.
Chú ý: cây Thục Quỳ vàng còn gọi là Bụp Mì Abelmoschus manihot, họ Malvaceae, lá ăn thay rau, hoa trị bịnh tương tự như Mãn Đình Hồng. Thân, lá, hoa chứa chất nhầy abelmoschus mucilage, 17% protein và 82% polysaccharid. Dùng trị viêm phế quản mạn tính, ho dai dẳng.

Lá Thúi Địt - Paederia lanuginose, Paederia tomentosa, Paederia consimilis, Paederia scandens. Họ Càfe Rubiaceae. Tên khác: Mơ lông; Dây Mơ tam thể; lá Mơ; Ngưu Bì Đống; La ma
Vị hơi mặn, thơm, không độc, tính bình. Dược năng: điều hòa khí huyết, tiêu đàm, giải độc. Chủ trị đau bụng nóng, kiết lị, đau ruột, tê thấp, hạ cung huyết, ứ huyết, chữa sạn thận, bí tiểu tiện. Ăn sống như gia vị, rau. Có thể nấu tươi 30g, nấu khô 10g uống, hay chưng hoặc xào ăn.
- Chữa táo bón, đi vệ sinh ra máu và đau: trứng gà và lá thúi địt trong vòng 3 ngày là khỏi.
200g lá thúi địt rửa sạch xắt nhỏ; 2 trứng gà đánh và trộn với lá thúi địt, nêm thêm gia vị: muối, bột canh. Cho chút dầu vô chảo, chiên hổn hợp, ăn ngay lúc nóng với cơm.
- Trị kiết lị, đau bụng nóng: 40-50g lá thúi địt xắt nhỏ, chưng với một trứng gà, ăn 2-3 lần là khỏi.
- Hạ huyết áp và ứ máu: Lá thúi địt tươi 50g, lá Giấp cá 40g, nấu với 1/2 lít nước, uống mổi ngày 2 lần, trong 3 ngày.

Lá Thuốc Vòi - Pouzolzia zeylanica (Linnaeus) Bennett, thuộc họ Urticaceae. Tên Khác: Cây Thuốc Dòi, 雾水葛 Wu Shui Ge.
Trị ho dai không dứt, chữa viêm họng, bài thuốc dân gian: dùng một nắm lá thuốc dồi, 1 nắm nhỏ lá Ngải Cứu, vỏ nửa trái cam hay quýt; một nắm nhỏ Cam thảo đất. Tất cả đâm nhuyển, nước một trái dừa xiêm cho vào tổng hợp đã đâm nhuyễn, lược xong chia ra nhiều phần, uống mỗi ngày một trái.

Thược Dược -Dahlia, họ Asteraceae tên gọi của một vài loài Mẫu Đơn Paeonia

Thương Lục Mỹ - Phytolacca americana, họ Phytolaccaceae. Rễ củ - Radix Phytolaccae Trái và lá đều được dùng. Thường dùng ngoài da để điều trị bịnh về da, nấm da đầu. Lá giã nát, sao nóng đắp lên những vết ghẻ lở, lang beng. Rễ dùng làm thuốc lọc máu trong lúc điều trị bịnh thấp khớp, béo phì.
- Mỹ da đỏ dùng trà từ trái Thương Lục Mỹ để trị lỵ. Trái giã ra trị lở loét.
- Rễ dùng trị phỏng, trặc, sưng.
- Lá được chế thuốc làm long đờm, giã đắp lên vết thương, mụt.
Chú ý: - Không dùng cho phụ nữ có thai và người tỳ vị hư, nhược. - Một số người lầm gọi nó là Sâm Cao Ly, Nhân Sâm, dẫn đến trường hợp ngộ độc!

Thương Truật Atractylodes carlinoides, Atractylodes chinensis, họ Compositae. Các tên khác: Mao Truật, Xích Truật, Nam Thương Truật là thân rễ của cây Thương Truật
Thương Truật vị cay đắng, tính ôn, qui kinh Tỳ vị. Có tác dụng táo thấp kiện tỳ, phát hãn, trừ phong thấp, minh mục quáng gà, mắt khô.
- Trị viêm khớp đau do phong hàn thấp hoặc do thấp nhiệt:
Thường Truật; Tần Giải; Tần Giao; Mộc Qua; Ý Dĩ Nhân; Tang Ký Sinh; Thạch Hộc; Hoàng Kỳ; Thục Địa; Thạch Xương Bồ: mỗi vị đều 10 g
Quế Chi 6 g; Tàm Sa 10 g; Cam Thảo 3 g, sắc uống. Trị viêm khớp mạn thể phong hàn thấp.
* Nhị Diệu Hoàn: Thương Truật, Hoàng Bá Sao (sao) lượng bằng nhau, tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần uống 6-10 g, ngày 3 lần với nước ấm. Trị viêm khớp thể thấp nhiệt.
- Trị rối loạn tiêu hóa, bụng đầy, tiêu chảy, ói:
*Bình Vị Tán: Thương Truật, Cao Bản, Xuyên Khung, Khương Hoạt, Bạch Chỉ, các vị đều 6 g
Cam Thảo 3 g, Tế Tân 3 g, tán bột mịn, uống ấm.
- Trị chứng quán gà, Thương Truật nấu với gan heo ăn.
Liều lượng dùng và chú ý:
5-10 g dùng sống tính táo của thuốc mạnh, sao lên bớt táo. Không dùng trong trường hợp âm hư nội nhiệt, biểu hư, nhiều mồ hôi, đại tiện táo bón. Bịnh âm hư, triệu chứng huyết thiểu tinh bất túc, nội nhiệt cốt chưng, miệng khô, ho có đàm, thổ huyết, chảy máu mũi, họng tắc, đại tiện táo thì không dùng.

Tiên Mao - Curculigo orchioides Gaerten, họ Thủy tiên (Amaryllidaceae). Tên khác: Sâm cau (vì lấy rễ làm thuốc nên gọi là Sâm, lá giống lá Cau), Ngải cau. Tên thuốc: Rhizoma Curculiginis
Dược thảo chứa testosteron, một nội tiết tố sinh dục nam. Bộ phận xử dụng là rễ củ Tiên mao. Đào củ rễ vào đầu xuân, bỏ rễ xơ, phơi nắng và xắt lát mỏng. Có vị cay, hơi đắng, tính ấm, có độc, đi vào kinh Thận giúp ôn thận, tráng dương, mạnh gân cốt, trừ hàn thấp. Chủ trị chứng dương suy, lãnh tinh. Ngoài ra còn dùng để chữa phong thấp, tâm can suy nhược, liệt dương, ho, trĩ, vàng da, đi tiêu lỏng, ghẻ, viêm da (giã nát đắp bên ngoài). Có khả năng tăng cường công năng miễn dịch, gia tăng khả năng chịu đựng của cơ thể trong lúc thiếu dưỡng khí, có tác dụng trấn tĩnh, chống co giựt, kháng viêm, chống huyết tắc, chống nấm, kháng ung thư, tăng sức hoạt động của tim, giãn mạch vành. Tiên mao rất hợp với Sâm.
- Thận dương hư có triệu chứng như bất lực, đau lạnh ở lưng phần dưới và đầu gối do thấp phong hàn xâm nhập làm ngưng trệ: dùng Tiên mao với Dâm dương hoắc.
Liều dùng trung bình mỗi thang là 10-15g Tiên Mao dạng thuốc sắc hoặc luyện thành hoàn. Người bị âm hư, hỏa vượng không được dùng.
- Dùng cho loại "Mệnh môn hỏa suy", gồm cách triệu chứng như: giao hợp không xuất tinh, nhu cầu tình dục giãm, lưng gối yếu, chân tay không ấm, tiểu nước trong, đại tiện phân nát.
Phụ tử chế 6g, nhục quế 3g, thục địa 15g, sơn dược 12g, sơn thù 6g, câu kỷ tử 12g, thỏ ty tử 15g, đương quy 12g, tiên mao 12g, tiên linh tỳ 12g, mộc hương 9g, trần bì 6g, ngô công phấn 1,5g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần.
- Rượu tiên mao: Có công hiệu trị liệt dương, lưng đau lạnh, phong thấp, thần kinh suy nhược. Gồm tiên mao (xắt mỏng sao vàng) 50g, rượu gạo 650ml. Cho tiên mao vào rượu ngâm, sau 7 ngày có thể dùng được (hằng ngày lắc nhẹ bình ngâm 1-2 lần). Ngày uống 2 lần vào bữa ăn, mỗi lần uống 1 chén chừng 30ml.

Tiểu Kế - Herba cephalanoplosis, Cephalonoplos segetum, họ bông Cúc Asteraceae. Tên khác: Miêu kế, Thích kế thái, Thích nhi thái, Thiên châm thảo.
Dùng toàn cây. Vị ngọt đắng, khí hàn, tính lương không độc. Qui kinh Tâm Can. Có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, giải độc, tiêu ung, lợi tiểu, hạ huyết áp, trị viêm gan, viêm thận, trĩ. Trị lạc huyết, thổ huyết, băng lậu, nhiệt độc sang ung, xuất huyết do nhiệt, tiêu ra máu, dùng đắp ngoài da cầm máu, trị ung nhọt.
- Trị chảy máu cam, dùng bông gòn thấm nước Tiểu kế nhét mũi, mỗi ngày 3-4 lần.
- Trị xuất huyết sau khi sanh do tử cung co bóp thiểu năng, dùng cao nước tiểu kế (1:10) mỗi lần 1-3ml, ngày uống 3 lần.
- Phòng, trị kiết lỵ dùng 100ml thuốc sắc có 50g thuốc sống, người lớn ngày uống 50ml, trẻ em giảm liều, uống cách nhật, 3 lần một ngày.
Liều uống 10-30g. Thuốc tươi dùng 30-60g, có thể giã đắp mụn nhọt hoặc vắt nước uống. Đối với mụn nhọt dùng thuốc nấu nước rửa.
Thận trọng lúc dùng đối với bịnh nhân dễ bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn, bịnh nhân yếu.

Trầu Không - Betel pepper
- Uống hỗn hợp nước cốt trầu không pha chung với sữa loãng, một chút đường sẽ giúp chấm dứt được tình trạng tiểu giắt.
- Chữa nhức đầu: Lá có tác dụng giảm đau và làm mát. Lá trầu giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu.
- Khi mắc bịnh về phổi, lấy lá tẩm dầu mù tạt rồi hơ ấm, đặt lên ngực day nhẹ sẽ giảm được ho và giúp bệnh nhân thở dễ hơn.
- Phỏng nước sôi: Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết một lớp dầu thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết phỏng, sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần, dịch trong vết phỏng sẽ tiêu hết, chỗ dộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và bỏ lá đi vào sáng sớm.
- Khi đau họng, dùng trầu không sẽ rất công hiệu. Lấy lá trầu không và ít hoa trái xay nhuyễn lấy nước, trộn thêm mật ong rồi ngậm thật lâu, nếu uống được thì càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho.
- Chống viêm nhiễm: Lá trầu không luôn có tác dụng hữu hiệu với bịnh thấp khớp và viêm tinh hoàn.
- Khi bị thương, vắt nước cốt trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại. vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.
- Suy nhược thần kinh: Khi đau dây thần kinh, hay mệt mỏi, suy nhược thần kinh, lấy nước cốt vắt từ vài lá trầu không với một muổng mật ong. 1 muổng hỗn hợp này chia làm 2 lần trong ngày.
- Dùng lá trầu không hơ nóng hoặc nước cốt trầu không trộn với dầu dừa rồi đắp vào thắt lưng sẽ giúp giảm đau lưng nhanh chóng.
- Khi đang cho con bú bị tắc tuyến sữa, hãy lấy lá trầu không tẩm một chút dầu gió xoa nhẹ, sẽ kích thích sữa chảy nhanh và tuần hoàn dòng sữa tốt.
Chú ý: không nên áp dụng nhiều vì bé dễ bị khó tiêu, viêm lợi.

Tục Đoạn Dipsacus japonicus, họ Dipsacaceae

Cây Thương Lục Mỹ
Rễ giống Củ Sâm
Coi chừng kẻo lầm
Mang họa vào thân.
cây Tiền - Crassula arborescens
Tiểu Quỳnh - Christmas Cactus
Ti-Gôn – Coral Vine/Chain of love/Bleeding Heart - Antigonon leptopus
Tim Vỡ - Bleeding Heart

Trà Mi - Camellia japoniaca, họ trà teaceae. Các tên khác: Trà My, hồng Nhật bản, Camellus

Trang - Ixora maui
Trinh Nữ - Mắc Cở - Cỏ Thẹn - Mimosa pudica - Tickle Me Plants
Trúc Đào - Nerium oleander
Tử Đinh Hương - Lilac
****
Uất Kim Hương - Tulip

Thông và Tùng Bách là chung một Bộ, cùng là cây lá kim. Tất cả các loại thực vậy có trái hình nón như Tuyết Tùng, Thông, Vân Sam, Linh Sam, Thông rụng lá, Cự Sam, Hoàng Đàn, Tùng Tháp hay Thanh Tùng v.v. đều được gộp vào trong bộ này. Thông là họ thân gỗ cao, Tùng là họ cây thân gỗ thấp hoặc cây bụi. Các họ: họ Thông Pinaceae; họ Bách Tán Araucariaceae; họ Thông Dù Sciadopityaceae; họ Hoàng Đàn, Tùng Bách Cupressaceae; họ Đỉnh Tùng Cephalotaxaceae; họ Thanh Tùng Taxaceae.
Tùng Bách - Juniperus chinensis, họ Cupressaceae. Tên khác: Tùng Xà
Đỗ Tùng - Juniperus communis, họ Cupressaceae.
Dẻ Tùng - Amentotaxus, họ Thanh Tùng / họ Thông đỏ / Thủy Tùng - Taxus baccata, họ Taxaceae
Đỉnh Tùng - họ Cephalotaxaceae
Tùng La Hán - Podocarpus macrophyllus, họ podocarpaceae
Vạn Niên Tùng - Juniperus squamata. Tên khác: Tùng Tháp

Vạn Tuế (Bắc), Sơn Tuế (Nam) - Cycas revoluta, Eukaryota, họ Cycadaceae (* coi giải thích)

Viễn Chi - Polygale, Polygala senega

lá Vối - Cleistocalyx circumscissa, họ Myrtaceae, Schima khasiana, S. argentea, họ Theaceae
Dùng tươi hoặc phơi nắng thật khô giòn rổi dùng.
Lá Vối khô cho vào ấm, cho nước lạnh nấu đến khi sôi, uống nóng hoặc lạnh. Nụ Vối cũng nấu tương tự như vậy, hoặc có thể hãm trong nước sôi như hãm trà. Nước Vối có vị đắng nhẹ, hơi ngọt. Dùng chủ yếu để uống giải khát, cũng có thể chan cơm như một loại canh. Nước sắc đặc có thể dùng làm thuốc sát khuẩn chữa bịnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt, diệt được một số loại vi khuẩn gây bịnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn Bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis. Lá Vối tươi vò nát, nấu với nước sôi có thể gội đầu chữa ghẻ chốc, lở loét.

Cây Xá Xị - Cinnamomum parthenoxylon Meissn, họ Lauraceae. Các tên khác: Vù Hương, Gù Hương, Rè Hương, Re Dầu, Re Hương, Cô Châu, Canh Châu, Hoàng Chương, Hương Chương, bois de vierge
- tinh dầu gỗ thân và gỗ rễ cây có mùi giống mùi nước uống xá xị (Salsepareille) nên người miền Nam đặt cho cây này tên như vậy.
Hột chứa nhiều dầu béo. Cây mọc nhiều nhứt ở vùng Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé.
Bộ phận dùng: rễ, thân, lá, trái (Radix, Caulis, Folium, Fructus Cinnanomi Parthenoxyli).
Vị hơi đắng, cay, tính ấm. Rễ, thân có tác dụng ôn trung tán hàn, tiêu thực hóa trệ. Lá có tác dụng cầm máu. Trái giải biểu thoát nhiệt. Cũng như Long Não, tinh dầu, dầu của hột được dùng chữa đau, tê thấp.
Rễ, thân dùng trị cúm, cảm mạo, ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau dạ dày, viêm khớp xương do phong thấp, tiêu hóa không bình thường, ho gà.
Lá dùng trị ngoại thương xuất huyết.
Trái dùng trị cảm mạo sốt cao, bịnh sởi.
Loại nước xá xị của Mỹ, Kim thường uống là loại này ... ngon lắm ... khi nào ăn không tiêu ạch ử khó chịu, uống một lon vô, ngủ một giấc là khỏe như mới. Cũng có xá xị làm tại Thái và Tàu, nhưng Kim không uống vì không bảo đảm không có chất độc trong đó, của Mỹ vì được duyệt xét kỷ và hảng của họ cũng xét kỷ, vì nếu có độc người dân uống bịnh, kiện bắt đền là xập hảng của họ nên bảo đảm hơn.
* chuyện của bản thân nói về đồ hộp của Tàu và Thái: có một lần mua một hộp hột sen đã nấu chín bỏ trong nước đường sản xuất tại Tàu và một lần mua hộp Sương Sáo làm tại Thái. Khui hộp hột sen ra ăn xong đem quăn cái lon mới thấy phía trong của lon có 1 chổ bị móp vô nứt một lằn cở 1 cm, từ chổ đó có rỉ ... ít nên nước không bị đổi màu nên Kim không thấy, thì ra là xui xẻo mua nhằm cái lon bị móp một tí, vì có nguyên tấm giấy nhản che chổ móp nên mua không để ý. Đem lon ra mắng vốn chủ tiệm, rốt cục ăn trét luôn, không có cả một tiếng xin lổi của họ :( . Lần khác mua lon Sương Sáo, làm xong sẳn sàng nước cốt dừa hòa đường ngào, nước đá nhận, hý hửng khui lon Sương Sáo, tưởng có được một món ăn mát rượi ngày hè. Đang Cắt thành hột lựu cho vào tô, cắt luôn nguyên một cái con gì đó như con gián vậy, hét lên một tiếng hải hùng ... từ đó về sau ... đói sắp chết cũng không mua đồ hộp Made in China or Made in Thailand :(

Xà Sàng Tử - Fructus cnidii Monnieri. Tên khác: hột Giần sàng, She chuang zi;
Giần Sàng Cnidium monnieri, họ Apiaceae

Xà Sàng Tử là trái của Giần Sàng, trái hình bầu dục, hơi dẹp, dài khoảng 2-5 mm, rộng 1-5 mm, có rìa mỏng dạng cánh. Hột phơi hay sấy khô. Vị cay, đắng, tính ấm, bình, không độc, có tác dụng ôn thận tráng dương, táo thấp, khư phong, sát trùng. Thường dùng chữa liệt dương, phụ nữ lạnh tử cung vô sinh, khí hư, vùng âm đạo ngứa, sưng đau, lưng gối mỏi đau, nam giới liệt dương. Liều dùng 4-12 g dạng thuốc sắc, uống riêng hay hợp với các vị thuốc khác. Uống lâu mạnh chân âm sẽ sinh con, làm nhẹ mình, trừ khí tắc, lợi khớp, chữa động kinh.
Dùng ngoài, nấu nước rửa chữa phụ nữ ngứa ở âm đạo, viêm âm đạo, ghẻ lở.
Xà sàng lấy hột để sao qua
Tính nó ấm cay chẳng độc mà
Thận thấp âm nuy tiêu ghẻ lở
Khu phong trục ứ giúp muôn nhà
- Chữa nam giới âm nang thấp ngứa: Xà sàng tử 16g, ba kích 12g, viễn chí 10g, ngưu tất 12g, hà thủ ô 12g, dương khởi thạch 10g. Nước 600ml, sắc còn 200ml uống 2 lần trong ngày giữa 2 bữa ăn.
- Trị âm hộ sưng đau: Xà sàng tử 12g, ba kích 10g, ngưu tất 10g, đỗ trọng 12g, tục đoạn 10g, địa hoàng 10g, hoàng bá 10g. Nước vừa đủ sắc còn một nửa, uống 2 lần trong ngày.
- Trị khí hư bạch đới: Xà sàng tử 12g, hoàng bá 10g, sơn thù nhục 10g, ngũ vị tử 8g, phục linh 12g, xa tiền tử 10g, hương phụ chế 10g, tục đoạn 10g, bồ cốt khí 8g. Nếu khí hư ra đỏ thì thêm bạch giao 10g, a giao 10g cắt nhỏ cho vào thuốc đã sắc xong hòa tan uống. Cách sắc như bài trên.
- Trị liệt dương: Xà sàng tử 200g, ngũ vị tử 100g, thỏ ty tử 100g, tất cả nghiền nhỏ hòa mật, quết nhuyễn làm viên bằng hột bắp. Ngày uống 3 lần mỗi lần 30 viên với rượu ấm; không uống được rượu thì pha rượu vào nước nóng mà uống để dẫn thuốc nhanh.
- Trị không có kinh mà khí hư trắng hoặc đỏ: Xà sàng tử 100g, phèn chua nướng khô 100g, hai thứ giã nhỏ trộn đều hòa với dấm làm viên vừa phải đặt vào âm hộ. Ngày làm 1 lần.
- Trị tử cung lạnh: Xà sàng tử 50g nghiền nhỏ, cho thêm chút ít bột hoàn viên như trái táo tàu đặt vào sẽ ấm.
- Trị đàn bà hay ngứa âm hộ: Xà sàng tử 40g, bạch phàn 8g. Sắc nước rửa hằng ngày.
- Sau khi sanh, sa tử cung: Hạt xà sàng 200g, ô mai 14 trái. Sắc nước rửa ngày 5-6 lần. Đàn bà âm hộ đau cũng dùng nước này ngâm rửa.
- Nam giới tinh hoàn sưng đau: Bột hạt xà sàng vừa đủ hòa với 1 tròng đỏ trứng gà đắp lên chổ đau.
- Trị lòi dom: Hột xà sàng 40g, cam thảo 40g. Nghiền nhỏ mỗi lần uống 4g với nước ấm, ngày uống 3 lần.
- Đau trĩ, lở sưng đau: Dùng hột xà sàng sắc nước ngâm rửa trĩ.
- Trị trẻ em bị lở ngứa: Bột hột xà sàng hòa mỡ heo bôi chỗ ngứa.
- Trị tai chảy nước: Hoàng liên 4g, hạt xà sàng 4g, khinh phấn chút ít, nghiền nhỏ thổi vào tai.
- Trị răng sâu đau: Hột xà sàng sắc nước đặc, ngậm lúc nước nóng, ngày ngậm 2-3 lần, mỗi lần ngậm 5-10 phút.
- Trị đau cổ họng đờm tắc: Hột xà sàng đốt trong lò sưởi, dùng phễu hứng khói hít khói đó, tác dụng thông đờm.

Xô Hương - Sage

Xuyên Ngưu Tất - Huai Niu Xi, Radix achyranthis Bidentatae, officinalis Kuan
Rễ phơi hay sấy khô. Vị đắng, chua, bình. Qui kinh Can Thận.
Thuốc có tác dụng hoạt huyết khu ứ, bổ can thận dưỡng gân cốt, lợi niệu thông lâm, dẫn huyết và hỏa xuống phần dưới cơ thể. Chủ trị các chứng: rối loạn kinh nguyệt, đau kinh, tắt kinh, đau bụng sau sanh, đau do chấn thương, lưng gối nhức mỏi, huyết niệu, tiểu tiện đau buốt, không thông, các chứng thổ huyết, nục huyết, đau lợi răng, miệng lưỡi lở, nhức đầu chóng mặt, sanh khó.
- Chủ hàn thấp nuy tý, chân tay co quắp, gối đau không duỗi được, trục huyết khí, lở loét do hỏa nhiệt, trụy thai.
- Trị nam thận âm suy giảm, người già tiểu không tự chủ, tăng cốt tủy, trị đau trong não và cột sống thắt lưng, trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, huyết kết, ích tinh, lợi âm khí, giảm tóc bạc.
- Ngưu tất sao rượu bổ can thận, dùng sống trừ ác huyết (máu độc). Trị đau lưng gối, chân teo, âm tiêu (yếu sinh lý) tiểu không tự chủ (thất niệu), sốt rét lâu ngày (cửu ngược). Thuốc còn trị chứng trưng hà, các chứng tâm phúc thống, ung thũng ác sang, họng lợi răng đau, tiểu đau, tiểu ra máu, các chứng kinh thai sản nhờ thuốc có tác dụng khử ác huyết.
- Trị chứng ngũ lâm, dùng Ngưu tất 1 lạng gia thêm ít Nhũ hương sắc uống vài thang là khỏi, nhờ tác dụng đi xuống mà thông được tiểu tiện.
- Ngưu tất nguyên là thuốc bổ, chuyên đưa khí huyết đi xuống, mà dùng làm thuốc dẫn dược.Thuốc trị chứng thận hư, đùi lưng đau, gối đau không co duỗi được, cẳng teo không đi lại được. Trị con gái kinh bế huyết khô, có tác dụng dục sản. Trị chứng tiểu buốt (lâm thống), thông lợi tiểu tiện.
Trị bệnh phụ khoa: như rối loạn kinh nguyệt, đau kinh, kinh bế, đau bụng sau sanh do thuốc có tác dụng thông kinh, khu ư,ù chỉ thống. Thường dùng hợp với Đào nhân, Hồng hoa, Đương qui. Có thể dùng các bài thuốc sau:
- Xuyên Ngưu tất 20g sắc nước uống với rượu trị kinh bế, kinh không thông.
Thoát hoa tiễn: Hồng hoa, Xuyên khung mỗi thứ 6g, Xuyên Ngưu tất 16g, Đương qui 12g, Nhục quế (tán bột hòa uống) 3g, Xa tiền tử 12g, sắc uống trị sinh khó, thai chết lưu không ra.
- Ngưu tất tán: Ngưu tất, Đương qui, Xích thược, Đào nhân, Diên hồ sách, Đơn bì đều 12g, Quế tăm, Mộc hương đều 6g, tán bột mịn, mỗi lần uống 10g, ngày 2 - 3 lần với rượu ấm trị hết kinh đau bụng.
Trị các chứng gân cơ yếu: (thuốc có tác dụng tư bổ can thận) thường phối hợp với Thục địa, Qui bản, Tỏa dương, Hổ cốt. Bài thuốc thường dùng:
- Hổ tiên hoàn ( Y phương tập giải): Qui bản, Hoàng bá, Tri mẫu, Thục địa, Đương qui, Tỏa dương, Bạch thược, Trần bì, Hổ cốt, Ngưu tất.
Trị chứng tê thấp khớp đau: dùng Ngưu tất phối hợp với Thương truật, Hoàng bá, Ý dĩ như các bài:
- Tam diệu tán (hoàn) ( Y học chính truyền): Thương truật 12g, Xuyên Ngưu tất 12g, Hoàng bá 8g, tán bột mịn trộn đều mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần với nước gừng.
- Tứ diệu hoàn (Thanh phương tiện độc) gồm Ngưu tất gia Mộc qua, Phòng kỷ, Tỳ giải.
Trị chứng tiểu ra máu: (viêm niệu, sạn niệu) dùng Ngưu tất gia Đương qui, Cù mạch, Hoạt thạch ( Ngưu tất thang trong sách Bị cấp thiên kim yếu phương).
Phòng trị chứng Bạch hầu: Ngưu tất 7 phần, Cam thảo 3 phần, sắc uống thay nước trà hằng ngày.
Trị chứng thổ huyết, nục huyết ( chảy máu cam): thường dùng hợp với Tiểu kế, Bạch mao căn, Chi tử. Dùng Ngưu tất, Đại giá thạch, Tiên hạc thảo lượng bằng nhau trị chảy máu cam, uống trung bình trên dưới 10 thang đều khỏi.
Trị tử cung xuất huyết cơ năng: dùng Xuyên Ngưu tất mỗi ngày 30 - 45g sắc uống. Uống liên tục 2 - 4 ngày hết xuất huyết, trường hợp xuất huyết lâu ngày, uống tiếp thêm 5 - 10 ngày.
Trị Lactosurie: dùng Ngưu tất 90 - 120g, hột rau cần 45 - 60g, sắc 2 lần trộn uống chia 2 - 3 lần, uống 6 thang khỏi, 3 tháng thấy có kết quả.

Rau - Cải - Củ - Cây Thuốc

Bạc Hà - Alocasia odora
Bầu - Opo
Bí - Fuzzy squash
Bí Đao - Benincasa hispida, Cucrubita hispida
Boa rô - Leek
Cải Trời - Blumea glandulosa, họ Asteraceae
Càng Cua - Crab claw herb
Cỏ chữ điền - Marsilea quadrifolia, họ rau bợ Marsileaceae. Tên khác: Tứ diệp thảo, cỏ bợ, bợ nước, rau Bợ, tần, four leaf clover, european waterclover. Vị ngọt, hơi đắng, tính mát, thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc, nhuận gan, sáng mắt, trấn tĩnh. Thành phần hóa học: nước, protid, glucid, carotene, vitamine C, cyclau, acid nucleicdenol. Dùng tươi, ăn sống, xào, luộc, nấu canh hoặc khô làm thuốc lợi tiểu, an thần, suy nhược thần kinh, sốt cao, mất ngủ, trị khí hư, chữa rắn cắn. Chữa viêm thận, sạn thận, bàng quang, tiểu ra máu, tiểu đường, sốt, viêm gan, viêm nớu, đau răng, khí hư, sốt rét, động kinh. Lượng dùng: 20g đến 30g cây tươi, phơi khô sao vàng dùng dưới dạng thuốc sắc.
- Chữa tiểu đường, tiêu khát: rau Bợ 15g, Rễ Qua lâu 15g, tán thành bột hòa với sữa uống.
- Sưng lở, nổi mận do nhiệt, giã cỏ bợ tươi xoa hoặc vắt nước uống.
- Sỏi thận, sỏi bàng quang, giã nát lá tươi, thêm nước, gạn nước trong uống sáng sớm, mỗi lần 1 chén, liên tiếp 5 ngày. Dùng riêng hoặc hợp với 20g búp non Thơm dại (Pandanus tectorius Soland, họ Thơm gai Pandanaceae. Tên khác: Thơm gỗ, Thơm núi, Lỗ cổ tử) , Ngãi cứu 10g, Phèn đen 10g.
* Qua lâu còn gọi là Dược qua, tên khoa học Trichosanthes kirilowii Maxim hay Trichosanthes rosthomii Hams, họ Bí Cucurbitaceae. Rễ còn gọi là củ Qua lâu hay Thiên hoa phấn Radix Trichosanthis, thành phần gồm tinh bột, saponozid. Vị ngọt, tính hàn. Vào kinh Phế, Vị, Đại trường. Chủ trị ho có đờm, lở độc, sưng, khát khi bịnh tiểu đường. Liều dùng 10-16g. Kỵ dùng khi Tỳ, Vị hư hàn.
rau Choại - Stenochloena
cây Chùm Ngây - Moringa oleifera
rau Cóc - Grangera maderaspatana
rau Heo - Sesuvium portulacastrum
dây rau Kền - Gymnanthera nitida
rau Dền - Pigweed
rau Dệu - Alternanthera repens
rau Diếc - Alternanthera sessilis
rau Dừa nước - Jussiaea repens
rau Đắng đất - Glinus oppsitifolius
rau Đay - Corchorus

rau Mui, Cúc biển, Sài đất hai bông - Wedelia biflora, họ Cúc Asteraceae. Bộ phận dùng: toàn cây. Lá có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng. Bông gây xổ mạnh. Thân lá già có độc. Dùng đọt lá non làm rau. Lá dùng làm thuốc trị nổi mề đay: lấy 3 nắm lá, đâm, vắt nước pha đường hoặc muối để uống. Lá giã ra dùng làm thuốc đắp lên da bị biến màu, vết cắt, sâu bọ cắn lở loét, các chỗ đau, sưng và dãn tĩnh mạch. Đắp lên bụng phụ nữ sau khi sinh và dùng cho những loại đau đớn không rõ nguyên nhân. Dùng hợp với Đại hoàng, trị táo bón mạn tính. Lá dùng sắc uống trị tiểu ra máu và thông tiểu. Rễ trị rối loạn vùng âm đạo, bịnh lậu và sỏi thận hoặc dùng đắp vết thương và ghẻ ngứa. Lá giã và nghiền ra để đắp trị mụn nhọt, các vết cắn của sâu bọ. Rễ và lá hãm, nước dùng để làm dịu các cơn đau dạ dày. Cây dùng trị phong thấp, đau xương. Thân và lá trị nhức đầu và sốt. Thân và lá già có độc với dê, ngựa sinh ói mữa, tiêu chảy và có thể bị chết.
rau Mương - Jussiaea linifolia
rau Muống biển - Ipomaea pes
rau Muống đồng - Ipomaea aquatica
rau Ngổ Trâu - Enhydra fluctuans.

Rau Om - Rau Ôm - Rau Mùi - Rau Ngổ Limnophila aromatica, họ Plantaginaceae
Vị chua cay, hơi the, tính mát, thơm. Có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, chống độc, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, lọc thận nên thường được sử dụng để trị sỏi thận, tiểu ra máu, chữa băng huyết. Rau có tính giải độc, tiêu viêm nên còn được dùng để chữa trị rắn cắn, trị bịnh ngoài da.
- Trị sỏi thận: rau Ngổ 20-30g, giã nát, cho thêm nước sôi đã để nguội, chắt lấy nước uống hàng ngày.
- Trị sỏi thận: rau Ngổ tươi 50g, rửa sạch, giã nát, vắt nước, pha thêm ít muối, uống một lần, ngày dùng hai lần như vậy. Dùng 5-7 ngày liên tiếp. Dùng riêng hoặc kèm với râu ngô, mã đề.
- Người bị rắn cắn: rau Ngổ khô 20-40g sao vàng, sắc nước uống 4-5 ngày liền.
- Chữa rắn cắn: rau Ngổ tươi 15-20g, kiến cò 25g, giã nát, cho thêm 20-30ml rượu trắng, chắt nước uống, bã đắp lên vết thương.
- Trị sổ mũi, ho: rau Ngổ 15-30g sắc nước uống hàng ngày.
- Trị herpes hoặc bịnh ngoài da: rau Ngổ tươi giã nát, chắt nước cốt bôi lên herpes, nấu nước rau Ngổ rửa hàng ngày.
- Chữa đái dầm: rau ngổ 20g, mùi tàu 20g, cỏ mần trầu 20g, cỏ sửa lá nhỏ 10g. Tất cả xắc nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3-4 lần.
- Tiểu ra máu: rau ngổ 10g, cỏ tháp bút 10g, rễ cỏ tranh 10g, xắc nhỏ phơi khô, tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống làm 2 lần trong ngày.
- Chữa ban đỏ: rau ngổ 20g, dây vác tía 20g, măng sậy 10g, đọt tre mỡ 10g, rửa sạch, xắc nhỏ, sắc uống trong ngày.
- Chữa sổ mủi, rắn cắn: rau ngổ 20g, xuyên tâm liên 15g, giã nát, thêm ít rượu, vắt nước uống, bã đắp
rau Răm - Polygonum odoratum, họ Polygonaceae (họ thân đốt, họ rau răm). Tên khác: Hạn Thài, Thủy Lục.
Vị cay, thơm, có chút độc, tính nhiệt. Dược năng: tán hàn, tiêu thực, lợi tiểu, sát trùng. Giúp tiêu hóa, ăn ngon, trị đau bụng đầy hơi, chuột rút (vọp bẻ), trị lở ngứa, nhọt độc, rắn rết cắn hoặc chó dại cắn. Ăn sống như gia vị, có thể nấu tươi 30g, nấu khô 5g, uống.
- Trị lang ben: lá Răm tươi giã nát, pha chút muối, xoa chỗ đau. Bị ghẻ lở cũng làm vậy.
- Rắn cắn, chó dại cắn: nhai môt ít lá Răm, nuốt nước, còn bã đắp chổ bị thương.
- Trị sốt rét : sáng lúc bụng đói, ăn 15g lá Răm tươi với nước nấu sôi.
Chú ý: ăn nhiều rau Răm có hại cho dương khí.

Rau Tía Tô - Perilla ocymoides, Perilla frutescens. Họ Lamiaceae (họ Hoa môi). Tên khác: Tử Tô, Tô Ngạnh
Vị cay, thơm, không độc. Tính ấm. Dùng giải phong hàn, thấp khí, hạ nhiệt. Trị cảm mạo, nhức đầu, ho suyễn, xung huyết, nghẹt đàm, giúp tiêu hóa, an thai, trừ độc tôm, cua, cá biển và sò hến, đặc biệt trị các vết đao thương và rắn rết cắn. Ăn sống như gia vị hay nấu tươi 30g, nấu khô 10g uống.
- An thai: dùng cành tía tô tươi 30g, khô 5-10g, nấu uống mỗi ngày 2 lần, trong vòng 2 ngày.
- Đàm suyễn: dùng hột tía tô 10-20g, vỏ bưởi 20g, nấu với 1/2 lít nước, uống mỗi ngày 2 lần, trong 3-5 ngày.
- Trúng độc, đau bụng: lá tía tô 10g, gừng 10g, cam thảo 5g, nấu với 1/2 lít nước uống.
- Trị sưng vú: tía tô tươi 30g, nấu sôi uống 1/2 ly, nhai sống đắp chỗ sưng.
Cấm kỵ: rất kỵ cá chép, ăn chung sẽ bị ngứa.

rau Trai - Commelina diffsa

cây Đỏ Ngọn - Cratoxylon prunifolium Dyer, họ Hypericaceae. Các tên khác đồng nghĩa: Ngành ngạnh; Thành ngạnh; Lành ngạnh; Vàng la; Cúc lương, Coàng ngưu trà; Voòng a mộc; Mạy tiên; Co-kín-lang; Cratoxylum prunifolium; Cratoxylon pruniflorum Kurtz.
Tác dụng điều hóa tuần hoàn, kích thích tiêu hóa, tăng cường trí nhớ cho người lớn tuổi, bồi bổ sức khỏe sau khi đau yếu hay sau khi sanh, bảo vệ thành mạch, chống lão hóa.
- Kích thích tiêu hóa, ăn ngon hàng ngày hoặc khi đau yếu, sau khi sanh. Ngày uống khoảng 15-30 lá đã phơi khô dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng như trà. Có thể hợp với lá Vối nấu nước uống cho t