Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Sunday, February 27, 2011

cây Đỏ Ngọn - Cratoxylon prunifolium Dyer, họ Hypericaceae.

cây Đỏ Ngọn - Cratoxylon prunifolium Dyer, họ Hypericaceae. Các tên khác đồng nghĩa: Ngành ngạnh; Thành ngạnh; Lành ngạnh; Vàng la; Cúc lương, Coàng ngưu trà; Voòng a mộc; Mạy tiên; Co-kín-lang; Cratoxylum prunifolium; Cratoxylon pruniflorum Kurtz.
Tác dụng điều hóa tuần hoàn, kích thích tiêu hóa, tăng cường trí nhớ cho người lớn tuổi, bồi bổ sức khỏe sau khi đau yếu hay sau khi sanh, bảo vệ thành mạch, chống lão hóa.
- Kích thích tiêu hóa, ăn ngon hàng ngày hoặc khi đau yếu, sau khi sanh. Ngày uống khoảng 15-30 lá đã phơi khô dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng như trà. Có thể hợp với lá Vối nấu nước uống cho tiêu cơm.

rau Má Centella asiatica, họ Umbelliferae. Các tên khác: Tích Tuyết thảo, Liên Tiền thảo:
Rau má giải độc, dưỡng âm, chống lão hóa. Là một loại rau thông dụng có tác dụng sát trùng, giải độc, thanh nhiệt lương huyết. Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hóa, có thể dùng để dưỡng âm, giúp trí nhớ, làm chậm lão hóa, tốt cho hệ tuần hoàn và chữa nhiều chứng bịnh về da.
- Kích thích tiêu hóa, nhuận gan, nhuận trường, lợi tiểu, giải độc, tăng sức đề kháng của cơ thể. Tùy theo tình trạng của người bịnh và điều kiện mà gia, giảm vị thuốc hoặc liều thuốc: 8 g rau má, 8 g Rễ Tranh 4 g lá Muồng Trâu, 8 g Cỏ Mần Chầu, 8 g Cỏ Mực, 8 g Cam Thảo Nam, 8 g Ké đầu ngựa, 4 g Củ sả, 4 g Gừng tươi, 4 g Vỏ Quít. Đổ 3 chén nước sắc còn non một chén, uống lúc thuốc còn ấm.
- Hoàn ích khí, dưỡng âm, trợ cơ, cứu đói. Làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già, người bịnh mới khỏi hoặc dùng làm lương khô mang theo đi xa phòng khi thiếu thốn thực phẩm. Toa thuốc gồm 4 vị: Lá Dâu Tầm, Mè đen, Bột Củ Mài, Rau Má. Mỗi vị ngang nhau, tán bột làm hoàn, mỗi hoàn khoảng 5 g. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 hoặc 2 hoàn.
- Thoái nhiệt đơn, có công dụng giảm nhiệt, hạ sốt, trừ khát, trấn kinh: 15 % Rau Má, 30 % Hoạt Thạch, 20 % Sắn dây, 15 % Sài Hồ, 10 % Thạch Cao, 10 % Cam Thảo. Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 g.
- Thuốc hạ huyết áp: 16 g Rể Nhàu, 12 g Rể Kiến Cò, 12 g Lá Tre, 12 g Rể Tranh, 12 g Rể Cỏ Xước, 16 g Rau Má, 12 g Lá Dâu, sắc uống hoặc đóng viên làm trà uống thay nước hàng ngày.
- Sốt xuất huyết: 20 g Rau Má, 16 g Cỏ Mực, 16 g Rau Sam, 16 g Đậu đen, sắc uống.
- Nước ép Rau Má là một cách đơn giản và thông dụng nhứt. Mỗi người mỗi ngày có thể dùng 30-40 g Rau Má tươi. Lá mua về rửa sạch, giả hoặc xay nát, cho thêm một ít nước vào, vắt và lọc bỏ xác, thêm ít đường cho dễ uống.
Chú ý: Rau Má có tính lạnh, nên những người có Tỳ Vị hư hàn, hay đầy bụng hoăc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng. Những trường hợp này chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo vài lát gừng sống. Nếu dùng ngoài da thì không có giới hạn.

rau Ngót Sauropus androgynus, họ Euphorbiaceae. Các tên khác: Bồ Ngót, Bù Ngót
Lá nấu canh dùng chữa sót nhau, hóc xương, tưa lưỡi, ban sởi, viêm phổi, bí tiểu tiện. Lá hay rễ tươi giã nát, ép vắt lấy nước ngâm, uống dùng để lợi tiểu, thông huyết. Canh rau ngót có tính bổ dưỡng, mát, lành, nên dùng cho người bịnh mới khỏi, đàn bà mới sanh. Uống nước sắc hoặc nước vắt từ rễ và lá tươi giã nát, ngày dùng 20 - 40 g.

rau Giấp Cá, Diếp Cá, Dấp Cá - Houttuynia cordata, họ Saururaceae. Tên khác: Heartleaf, Lizardtail (đuôi thằn lằn)
Vị cay, chua, hơi hàn, hơi độc, tính mát. Vào Phế kinh. Có tác dụng tán nhiệt, tiêu ung thũng, dùng chữa phế ung, ngoài dùng chữa ung thũng, trĩ, vết lỡ loét, trừ độc, sát trùng, lợi tiểu, đạu mắt đỏ, sốt rét, các chứng trĩ lậu, cũng có tác dụng điều kinh. Ăn sống như gia vị, có thể giã lấy nước cốt pha chút muối uống, mỗi lần khoảng 40g.
- Chữa trĩ: Diếp cá 6-12 g, sắc lấy nước xông và rửa vùng bị trĩ. Hợp với ăn sống lá Giấp cá trong bữa ăn.
- Trĩ ra máu: Lá Diếp cá khô 500g, Bạch cập 250g, tán 2 thứ thành bột, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10g.
- Chữa sưng, tắc tia sữa: rau giấp cá 20 g, táo đỏ 10 g, sắc với 600 ml nước còn 200 ml, thuốc chia 3 phần uống hết trong ngày.
- Chữa tiểu đau: rau giấp cá 50 g, rau má tươi 50 g, rau mã đề tươi 50 g, vò nát trong nước, sau gạn lấy nước uống, ngày 1-2 lần.
- Chữa sốt xuất huyết: rau giấp cá, lá rau ngót, lá cỏ mực mỗi thứ 100 g, sắc lấy nước đặt uống trong ngày.
- Chữa viêm tuyến sữa: rau giấp cá và rau cải trời mỗi thứ 30 g, giã nát thêm chút nước, vắt lấy nước cốt uống, còn bã chưng nóng với giấm, thoa vào chỗ vú sưng đau. Ngày 1-2 lần.
- Điều kinh: lá Diếp cá khô 15g, cỏ Mần chầu khô 15g, nấu với 1/2 lít nước uống mỗi ngày 2 lần trong 3 ngày. Trị luôn huyết bạch.

Rau Sam Portulaca oleracea, họ Portulacaceae. Tên khác: Mã Xỉ Hiện, một thứ rau có lá giống hình răng con ngựa (Hiện là một thứ rau - Xỉ là răng - Mã: con ngựa)
Dùng toàn cây, phơi hoặc sấy khô, thu hái mùa hè và thu, vào tháng 5-7, hái cả cây, có thể cắt bỏ rễ rồi rữa sạch. Thường dùng tươi. Ở nhiều nơi, hái rau Sam tươi về lập tức được nhúng nhanh vào nước sôi rồi lấy ra ngay, rửa cho sạch nhớt sau đó mới phơi hay sấy khô. Khi dùng hoàn toàn không cần biến chế gì thêm.
Vị chua, tính hàn (lạnh), không có độc, vào 3 kinh: Tâm, Can, Tỳ. Trị huyết lỵ (lỵ ra máu), tiểu tiện đục, trừ lãi, dùng bên ngoài trị ác thương.
Chú ý: những người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy chớ nên dùng, hoặc muốn dùng thì phải hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ. Rau Sam hoạt huyết và tính hàn nên cũng không sử dụng được cho người có thai. Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau Sam nên cần cẩn thận trong khi dùng cho người có tiền sử về sạn thận.
Liều dùng: dùng làm rau ăn sống thay xà lách hoặc nấu chín, hoặc 6-12 g rau Sam khô dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài da không giới hạn liều lượng. Có thể dùng riêng hoặc hợp với các dược thảo khác.
- Chữa lỵ trực tràng, giã nát đắp mụn nhọt, thuốc lợi tiểu tiện, tẩy lãi kim.
- Chữa lỵ cho trẻ em: 250 g rau Sam tươi (hay 50 g dạng khô), 600 ml nước, sắc còn 100 ml. Dùng trong ngày! Nếu muốn sắc một lần dùng nhiều ngày thì phải thêm vào 0,5 g natri bezoat hay 0,3 g nipagin để giữ tươi. Có thể sắc như trên rồi đóng ống, mỗi ống 5 ml không cần thêm thuốc giữ tươi, chỉ cần hàn và hấp diệt trùng ngay. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi ngày uống 4 lần, mỗi lần 5 ml. Trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi mỗi ngày uống 4 lần, 10 ml. 2 tuổi trở lên mỗi tuổi thêm 5 ml. Thí dụ: 5 - 7 tuổi ngày uống 4 lần, mỗi lần 25 ml.
- 100 g rau Sam, 100 g Cỏ Sữa. Nếu đi tiêu ra máu thì thêm 20 g Cỏ Nhọ Nồi và 20 g Rau Má, 600 ml nước, sắc còn 200 ml. Người lớn uống cả liều, ngày uống 2 liều. Trẻ em tùy theo tuổi: 2 tuổi uống 5-10 muổng cà phê; 3 tuổi ngày uống 3 muổng ăn canh; 5 tuổi ngày uống 3 muổng ăn canh, 10 tuổi ngày uống 5 muổng ăn canh; 15 tuổi ngày uống 150 ml. Thời gian điều trị là 5-7 ngày.
- Thuốc trừ lãi kim: 50 g rau Sam, rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt nước, thêm ít đường cho dễ uống. Uống liên tiếp 3-5 ngày. Hoặc 80 g rau Sam tươi, giã nát lọc lấy nước, thêm chút muối. Uống từ 3-5 ngày.
- Xích Bạch Đới: giã nát rau Sam vắt lấy nước, hòa với tròng trắng trứng gà, hấp chín, ăn trong vài ngày. Mỗi ngày dùng 100 g rau Sam tươi.
- Trẻ em có ghẻ trên đầu: giã nát Sam tươi, thêm nước, sắc đặt bôi lên hay đốt ra than, hòa với mỡ heo bôi lên. Mụn nhọt: rau Sam tươi giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, ngòi mụn dễ ra. Hoặc rau Sam tươi một nắm, giã nát đắp lên mụn nhọt băng lại.
- Tiểu ra máu: rau Sam nấu canh ăn hàng ngày liên tục 3-7 ngày.
- Chữa viêm cầu thận, viêm bàng quang, niệu đạo: 600 g rau Sam tươi, 7-9 lát Gừng sống. Nấu sôi khoảng 400 ml nước, khi sôi lần lượt cho rau và Gừng vào. Đảo qua lại vài lần, chỉ sau khoảng 7-10 phút là có thể chắt nước ra uống. Thời gian nấu nhanh có thể bảo đảm tối đa hoạt chất và chất bổ dưỡng. Khi uống cho thêm chút muối. Chia ra uống nhiều lần trong ngày. Mỗi lần cách nhau khoảng 2-3 giờ. Có thể ăn luôn xác. Gừng có tác dụng hạn chế bớt tính hàn của rau Sam, không làm trệ tỳ lại có thể tăng chức năng khí hóa ở Thận và Bàng quang.
- Chữa xơ động mạch, làm hạ cholesterol trong máu: 100 g rau Sam tươi, 3 lát Gừng sống. Luột hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn xác, có thể thêm gia vị tùy thích. Thỉnh thoảng ăn mỗi đợt từ 5-7 ngày.
- Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ: 100 g rau Sam tươi, giã nát vắt lấy nước, hòa 2 tròng trắng, trứng gà, khuấy đều hấp chín. Chia ra ăn 2 lần trong ngày, ăn từ 3-5 ngày.
- Chữa kiết lỵ cấp tính: 100 g rau Sam tươi, giã nát vắt lấy nước, nấu nóng cho thêm chút mật ong để uống.
- Trừ sán sơ mít: 100 g rau Sam tươi, giã, lọc lấy nước, thêm chút muối và 1 muổng cà phê giấm, uống lúc sáng sớm khi bụng đói.

Củ Hành Ta - Allium fistulosum, họ Hành Liliaceae.
Vị cay, tính bình không độc. Tác dụng thông dương, hoạt huyết. Giúp ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau răng. Nước sắc chữa các chứng sốt rét, cảm, nhức đầu, phù thủng mặt, yên thai, sáng mắt, lợi ngũ tạng.
* Dùng quá nhiều tóc bạc, hư khí không ra mồ hôi được.
* Kích thích thần kinh làm cho tỉnh táo, tăng dịch tiêu hóa, phòng ngừa ký sinh trùng đường ruột, trị tê thấp.
* Dùng thoa bên ngoài chữa mụn nhọt, hành giã nát ngâm trong nước sôi sông hoặc nhỏ mũi chữa nghẹt mũi cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi.
* Ăn cháo hành nóng, chữa đau lưng, kiết lỵ, cảm mạo, phong hàn, nhức đầu.
* Ăn hành sống để phòng dịch lây nhiễm qua đường hô hấp.
* Có tác dụng tăng hoạt tính hòa tan và hạ thấp mỡ trong máu.
* Hành làm thông khí, khí đẩy huyết, huyết đẩy khí, điều hòa kinh mạch và tạng phủ.

Hành Tây - Allium cepa. Tên khác: Dương thông, hành trọn. Thân vảy dùng làm rau.
Công dụng: chữa ho, trừ đờm, ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa chứng bụng nước do gan cứng, đắp mụn nhọt, phòng chữa chứng huyết áp cao, táo bón, giãm mỡ trong máu, kéo dài thời gian đông máu nên được dùng phòng ngừa bịnh động mạch vành và chứng xơ cứng động mạch.

cây Huyết Dụ - Cordyline fruticosa, họ Asparagaceae. Các tên khác: Phật Dụ, Thiết Dụ:
Vị lạt, tính mát, làm mát máu, cầm máu, tan máu ứ, giảm đau. Dùng để chữa các trường hợp bị thương và phong thấp gây đau nhức.
- Chữa các loại chảy máu, xuất huyết tử cung và tiêu tiểu ra máu: Lá tươi huyết dụ 40-50 g, sắc uống (hoặc lá khô, bông khô với lượng bằng 1/2 lá tươi). Chú ý không dùng sau khi nạo thai hoặc sau đẻ.
- Chữa ho ra máu, chảy máu cam và chảy máu dưới da: Lá huyết dụ tươi 30 g, lá Trắc Bá (sao cháy) và cỏ Nhọ Nồi mỗi vị 20g, sắc uống.
- Chữa bạch đới, đi lỵ, rong huyết, viêm dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, hậu môn lở loét ra máu: Huyết dụ tươi 40 g, lá Thuốc Bỏng (Sống Đời), lá Băn (Xích Đồng Nam) đều 20 g, sắc uống.
- Chữa bị thương ứ máu hay phong thấp đau nhức: Dùng huyết dụ cả lá, bông, rễ 30 g, huyết giác 15 g, sắc uống.

Ích Mẫu, Sung Úy - Leonurus heterophyllus, họ Lamiaceae

Khế - Starefruit

Khổ Qua - Momordica charantia, họ Cucurbitaceae. Tên khác: Cao Mướp Đắng, Bitter melon, Bitter Gourd, 苦瓜 (Khổ~Đắng; Qua~Dưa,Mướp)
100 g Khổ Qua, phần ăn được khoảng 84 g, trong đó có 260 mg Potassium. Tác dụng: hạ đường huyết vì trong toàn cây, trái và hột có Charantin là một hỗn hợp steroid làm hạ đường và điều hòa lượng dung nạp đường. Ngoài ra rễ và lá của Khổ Qua còn có tác dụng kháng khuẩn, phá đi thể Aspergillus nudulans và độc hại tế bào ung thư máu. Tính chống thụ thai, tính giảm đau và chống viêm, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, kiết lỵ, trĩ.
- Lỵ amip là do đơn bào histolytica amoebidae gây ra, Amip trú ở lớp dưới niêm mạc đại tràng hoặc theo đường máu, bạch huyết đến gan, phổi, lá lách, thận, mào, tinh hoàn, cổ tử cung. Truyền nhiễm bịnh từ người sang người hoặc gián tiếp qua ăn uống.
Bài thuốc Đông y trị Lỵ amip: Dây Khổ Qua tươi khoảng 200 g, cắt khi cây đang cho trái, rửa sạch cắt khúc khoảng 5-8 cm, nấu với 2 lít nước, sắc lại còn khoảng 400 ml, gạn ra ly, chia làm 2 lần uống trong ngày. Một đợt trị khoảng 10 ngày. Hoặc có thể dùng dây Khổ Qua khô, thì sau khi rửa sạch, cắt ngắn, đem phơi trong mát cho đến khô, sao vàng rồi cho vào hũ đây kín để dùng dần, mỗi lần nấu khoảng 30 g dây Khổ Qua khô.
Độc Tính: Không nên dùng quá 4 trái một tuần. Trái tươi chế biến làm thức ăn tốt hơn thuốc chiết xuất !
Vì có tính chất hạ đường huyết, người bịnh có triệu chứng đường xuống thấp không nên dùng. Phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể làm xuất huyết tử cung và co thắt làm hư thai.
Lớp màng đỏ bao quanh hột có chất vicine, một độc tố có thể gây ngộ độc cho trẻ em, gây triệu chứng như nhứt đầu, sốt, đau thắt bụng và hôn mê.
Độc hại, làm tăng enzym gan và có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

Lá Lốt - Pepper leaf; Piper lolot, họ Piperaceae
rau Má - Gotu kola
Môn Đốm - Caladium bicolor, họ Araceae

Mồng Tơi; Mùng Tơi; Tầm Tơi, tên Hán: lạc quỳ, chung quỳ, yên chi thái, đằng thái - Ceylon spinach; tên khoa học: Basella rubra, họ. Tính hàn, vị chua. Tác dụng nhuận trường, tán nhiệt, mát máu, lợi tiểu, giải độc, làm nhuận da, hoạt thai dễ đẻ. Một số cách dùng rau mồng tơi:
- canh rau mồng tơi, hoặc kèm rau đay, mướp, cua, tôm... ăn với cà pháo.
- Hoạt trường thanh nhiệt dưỡng âm giúp da tươi nhuận: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn mè đen đã rang tán bột.
- Chữa đầy bụng: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (lột vỏ xắc nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau nấu canh: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má.
- Chữa táo bón lâu ngày gây thoát giang: Lá mồng tơi, lá vông non mỗi thứ 30g, rễ đinh lăng 20g, củ mài 12g (xắc mỏng sao vàng), mè đen 30g (rang nổ) sắc với 600ml nước còn 300ml. Người lớn chia 2 lần, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.
- Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần ăn 1-2 lần cách nhau 3-6 ngày. Khi thấy có kết quả cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp đàn bà bồi dưỡng sau khi sanh và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn món này cũng tốt.
- Để da tươi nhuận hồng hào: Dùng rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn 1 lần.
- Chữa tiểu tiện buốt nóng: Lá mồng tơi 1 nắm, giã nhuyễn, lấy nước cốt pha thêm nước, chắt lấy nước, uống nóng với ít muối. Bã đắp vùng bàng quang.
- Nhức đầu do đi nắng: Lá mồng tơi giã nhuyễn lấy nước uống, bã đắp vào 2 bên thái dương băng lại.
- Tráng dương, trị "yếu sinh lý": Rau mồng tơi, rau ngót, rau má. Mỗi thứ 1 nắm, 1 bộ lòng gà hay vịt, đủ cho 1 người lớn ăn 1 bữa. Nấu canh, ăn với cơm. Tuần ăn vài lần. Nếu uống kèm nước cơm rượu, hiệu quả càng lớn.
- Canh rau mồng tơi hợp với tôm: Tôm tươi bóc vỏ bỏ đầu ướp hành muối xào săn, chế nước dùng sôi cho rau mồng tơi sôi lại. Tác dụng bổ dương cường thận.
- Chữa di mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, đậu phọng. Mỗi thứ 1 nắm, nấu với 1-2kg xương heo (xương ống tốt hơn), hầm kỹ xương heo trong nồi áp suất rồi mới cho đậu phọng và cuối cùng cho rau mồng tơi. Có thể cho thêm tiêu bột, nước tương, nước mắm. Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng.
- Chữa hoạt tinh: Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao. Rau mồng tơi 1 nắm, rau dền tía 1 nắm nấu với 1 đôi bầu dục để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc (không bóc vỏ) cho gia vị. Ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng sẽ tăng hiệu quả. Trước khi đi ngủ ăn 1 muỗng mè đen (đã rang thơm) nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt. Xong uống 1 chén nước cơm rượu, càng có hiệu quả cao hơn.
- Chữa đầu vú sưng, nứt, trĩ, mụn nhọt: Lá mồng tơi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối đắp lên chỗ tổn thương. Da mặt khô nhăn nẻ, tay chân bị cước cũng có thể dùng lá mồng tơi như vậy. Chú ý rau mồng tơi phải rửa sạch.

rau Muống - Ong choy

Mướp ăn được - Edible luffa (loofa, loofah).
edible có nghĩa là những thứ không độc, ăn được.
luffa là loài Mướp. Tên khác: luffa aegyptiaca: mướp hương, sponge gourd; bitter melon: khổ qua hay còn gọi là mướp đắng; okra: đậu bắp. Tên khoa học (botanic) Luffa (cylindrica), họ Cucurbitaceae.

Nghệ - crocus
rau Nhút - Nuptinia oleracea
cây Óc Chó, Sung dại, Ổi dại - Ficus hirta Vahl, Juglans regia
rau Om - Rice paddy herb
rau Răm - vietnamese coriander
Sả - Cympobogon citratus, họ Poaceae - Lemongrass
Tần Dẩy Lá - Mexican mint
Ngò Rí (Nam), Thì Là (Bắc) - Dill

Tía Tô - Perilla frutescens, họ Lamiaceae. Tên khác: Coleus, Red perilla.
Lá: Tên thuốc trong y học cổ truyền là tô diệp. Dược liệu có vị cay, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng phát tán, phong hàn, hành khí. Chữa cảm sốt, trong người khó chịu, mệt mỏi: Lá tía tô, kinh giới, cam thảo đất, cúc tần hay sài hồ nam, mỗi thứ 3g, kim ngân 4g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Đồng thời, dùng dạng món ăn, bài thuốc dân gian thay cho bữa ăn trong ngày là ăn cháo giải cảm gồm tía tô và củ hành.
Chữa ho do cảm lạnh: Lá tía tô, lá xương sông, lá hẹ, mỗi thứ 12g; kinh giới, gừng mỗi thứ 8g. Sắc uống lúc nóng.
Chữa sốt, sổ mũi, chân tay nhức mỏi: Tía tô, kinh giới, lá tre, cúc tần, bạc hà, cát căn mỗi thứ 20g; cúc hoa, địa liền mỗi thứ 5g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 4 - 6g.
Chữa đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy: Tía tô 20g, rau sam 20g, cỏ sữa 16g, cam thảo đất, cỏ mần trầu, kinh giới mỗi thứ 12g. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 12g dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc hoàn. Nếu bệnh cấp, có thể sắc uống.
Dùng ngoài, lá tía tô phối hợp với lá thanh yên, lá chanh, lá ráy, lá lốt, mỗi thứ 50g, giã nhỏ, gói vào một miếng lá chuối tươi, dùi nhiều lỗ thủng, hơi nóng, đắp lên vết thương sau khi đã rửa sạch và sắc bột màng lụa bên trong vỏ trái chanh để chữa mụn nhọt độc vỡ mủ lâu ngày, không liền miệng. Ngày làm một lần trong nhiều ngày.
Cành: Tên thuốc là tô ngạnh, bỏ rễ để riêng, cắt thành từng đoạn dài 5 – 10cm, phơi hoặc sấy khô (chỉ lấy thân chính, không lấy những cành nhỏ).
Chữa động thai: Cành tía tô 8g, rễ cây gai 8g, ngải cứu hoặc cam thảo dây 4g. Tất cả sắc uống. Nếu thấy ra máu, thêm lá huyết dụ 10g, hoặc cành tía tô, tục đoạn, ngải cứu, mỗi thứ 12g, rễ gai, thục địa, hoài sơn, mỗi thứ 20g, chỉ xác 8g, sa nhân 6g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa băng huyết, động thai: Cành tía tô 10g, lá huyết dụ 10g, hoa cau đực 10g, tóc đốt thành than một dúm. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.
Chữa sưng vú: Cành tía tô, rễ gai, mỗi thứ 12g, ngải cứu, cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp sao cháy đen, mỗi thứ 30g. Sắc đặc, uống làm một lần.
Chữa suy nhược thần kinh: Cành tía tô 8g, câu đằng, thảo quyết minh, cam thảo dây, mỗi vị 12g; cúc hoa, hương phụ, chỉ xác, uất kim, mỗi vị 8g. Sắc uống.
Chữa bế kinh: Cành tía tô 8g, đan sâm, ngưu tất mỗi thứ 12g; xuyên khung 10g; quế chi, bạch chỉ, uất kim, nga truật, mỗi thứ 8g. Sắc uống trong ngày.
Dùng ngoài, cành tía tô phối hợp với rễ cây vương tùng, vỏ thân cây thông, xác ve sầu (thuyền thoái) mỗi thứ 20 – 30g. Nấu nước tắm rửa chữa phù toàn thân.
Rễ: Tên thuốc là tô căn. Xắc nhỏ, phơi hoặc sấy khô, dùng trong, rễ tía tô với rễ cây gai, rễ đu đủ và rễ cỏ lào mỗi thứ 20 - 30g. Sắc uống chữa kiết lỵ, tiêu chảy.
Dùng ngoài, rễ tía tô, lá thanh yên, nõn khoai môn, lá lốt, giã nhỏ, gói vào vải xô, hơ nóng, đắp chữa vết thương tụ máu và đau nhức. Ngày làm 2 – 3 lần.

Tỏi - Allium sativum, họ hành tỏi Liliaceae. Dùng củ, tỏi khô qua hong sấy giảm hoạt tính.
Tỏi là một kháng sinh thiên nhiên, điều trị những bịnh liên quan đến đường hô hấp, bịnh do ký sinh trùng. Chống tắt nghẽn mạch máu giống aspirin, có hoạt tính làm hạn chế phần tử tự do, có khả năng làm chậm quá trình lão hóa tế bào, bảo vệ hồng huyết cầu không bị oxy hóa. Làm giảm xung huyết và tiêu viêm, tiêu tan mệt mỏi, phục hồi nhanh thể lực, tiêu mỡ. Tỏi làm giảm cholesterol để phòng bịnh tim mạch, đề phòng tắc nghẽn mạch máu. Tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, diệt ký sinh trùng, diệt sán lãi. Chữa rối loạn tiêu hóa, kích thích tiết dịch vị, tiết mật, đầy hơi, khó tiêu, chống co thắt dạ dày. Giã nát một tép tỏi đắp lên rún, băng kín trong vòng 30 giây đến tối đa 1 phút (đắp lâu sẽ bị phỏng rộp), sẽ hết chứng đau bụng trướng, bụng bí trung tiện do thần kinh.

Sa Kê - Artocarpus altilis hay Artocarpus incisa, họ Dâu tằm Moraceae. Tên khác Xa kê, cây bánh mì
Chủ trị bịnh trĩ, táo bón. Bộ phận sử dụng làm thuốc trị bịnh là lá, rễ, vỏ và nhựa cây. Rễ sa kê sát khuẩn, dùng trị họ, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bịnh về da. Vỏ sa kê có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, dùng trị ghẻ. Nhựa pha loãng trị tiêu chảy, lỵ. Lá sa kê hợp với lá đu đủ non, tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt. Trong dân gian sử dụng lá sa kê để trị phù thũng hay viêm gian vàng da bằng cách lấy lá tươi nấu uống. Lá sa kê hợp với một số vị thuốc khác trị gút, sỏi thận, tiểu đường, tăng huyết áp.
Trị tiểu đường týp 2: 100g (khoảng 2 lá) sa kê tươi, 100g đậu bắp tươi, 50g lá ổi non. Cho vào nồi nấu nước uống hàng ngày.
Trị gút (gout, thống phong), sỏi thận, tiểu tháo đường:
bài 1: 100g lá sa kê tươi, 100g dưa leo, 50g cỏ xước khô. Cho tất cả vào nồi nấu nước uống trong ngày.
bài 2: 100g lá sa kê úa vàng tự rụng, 20g búp ổi non, 100g đậu bắp. Ba vị sắc uống liên tục.
Chữa viêm gan vàng da: 100g lá sa kê tươi, 50g diệp hạ châu tươi, 50g củ móp gai (ráy gai) tươi, 20-50g cỏ mực (lọ nồi) khô. Nấu chung, lấy nước uống trong ngày.
Trị chứng tăng huyết áp dao động: 2 lá sa kê vàng (vừa rụng) 50g rau ngót tươi, 20g lá trà xanh (camellia sinensis). Nấu chung lấy nước uống trong ngày.
Trị đau răng: lấy rễ sa kê nấu nước ngậm và súc miệng.

Trái sa kê xắt thành từng lát, nhúng bột chiên giòn, ăn ngon như ăn bánh mì. Trái dùng nấu cà ri, xay thành bột chế biến thành nhiều món ăn.

lá Xương Sông - Blumea

Xuyên Tâm Liên - Andrographis paniculata, đồng nghĩa Justicia paniculata, họ Ô rô Acanthaceae. Tên khác: Công Cộng, Nguyên Cộng, Lam Khái Liên, cây Lá Đắng, Khô Đảm Thảo, Lãm Hạch Liên, Hùng Bút, Nhất Kiến Hỷ. Tác dụng thanh nhiệt thải độc, hoạt huyết, tiêu thũng. Vị đắng, tính hàn (lạnh) người hư hàn không nên dùng liều quá cao. Bộ phận dùng: toàn cây, chính là lá Herba Andrographitis.
Dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh bị ứ huyết, đau nhức tê thấp, kinh nguyệt bế tắt, mụt nhọt hai bên cổ. Thuốc bổ cho người yếu toàn thân. Dùng thay thế kháng sinh, một thần dược cho nhiều bịnh kèm theo sốt do vi khuẩn và virus gây ra, sốt ở đường hô hấp, tai mũi họng, đường tiết niệu, viêm ruột và dạ dày, lỵ cấp tính, viêm da, viêm họng, thanh quản. Trị các bịnh của gan và mắt. Làm tăng khả năng thực trùng của Bạch cầu. Có tác dụng giảm đau tương tự Aspirin, làm hạ huyết áp. Chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ em và trị các bịnh giun lãi. Bôi ngoài da chữa rắn độc cắn, xương khớp đau nhức.
- 5-6g bột khô Xuyên Tâm Liên mỗi ngày sau khoảng 4 ngày, giảm các triệu chứng của bịnh cảm cúm thông thường như sốt, nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, đau cổ họng, sổ mũi, làm giảm các cơn ho.
- Viêm miệng, họng: lấy 2-3 lá nhai ngậm với chút ít muối và vài lát gừng tươi.
- Viêm Amidan: Xuyên tâm liên, Huyền sâm, Mạch môn, Kim ngân hoa mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
- Viêm phế quản, viêm phổi: Xuyên tâm liên, Huyền sâm, Mạch môn mỗi thứ 12g, vỏ Quýt, Cam thảo mỗi thứ 4g. Sắc đặc uống ngày một thang, chia ra 2-3 lần uống trong ngày.
- Lở ngứa, rôm sải, sưng tấy, nhiễm trùng ngoài da, mụn nhọt: Lá Xuyên tâm liên 1 nắm giã nát với rượu, dùng để xoa, đắp. Hợp với thuốc uống sắc: Kim ngân hoa, Sài đất, Bèo cái, lá Trắc bá, lá tre mỗi thứ 1 nắm nhỏ, sắc đặc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.
- Trị rắn cắn: nhai nát nuốt nước lá Xuyên tâm liên cùng với rau Răm, mỗi thứ 12-20g, bã đắp chỗ vết cắn.
- Lỵ trực khuẩn cấp tính: Xuyên tâm liên, mơ lông, rau sam, cỏ seo gà mỗi thứ 1 nắm nhỏ, sắc uống ngày một thang.
- Viêm nhiễm đường ruột, sình bụng, ỉa chảy, nhiễm độc thức ăn, đau bụng kinh, viêm loét cổ tử cung, khí hư, viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu, huyết áp cao, đau nhức cơ thể. Liều dùng 10-20g toàn cây sắc uống. Tán bột uống mỗi ngày 2-4g, chia làm 2-3 lần.
- Dùng ngoài da không kể liều lượng, giã đắp hoặc nấu nước rửa. Có thể chế thuốc mỡ để bôi. Dùng để đắp lên mụn nhọt, ghẻ lở và rắn cắn.

Long Tu - Aloe vera

Một Số Các Loại Bông Ăn Được:
Bông Bí Benincasa hispida, họ Cucurbitaceae. Dùng để ăn là bông bí đực của cây bí rợ, không thể đậu trái.
Bắp Chuối. Thường buồng chuối trổ đủ nải rồi, người ta cắt bớt đi các bắp chuối để trộn gỏi, nấu canh, ăn ghém hay chiên làm đồ chay...
Điên Điển - Sesbania sesban, họ Fabaceae.
Thân cây Điên Điển thường được dùng làm đế giày, nút chai. Bông Điên Điển màu vàng, xào tôm đất tép đồng, nấu canh hoặc làm dưa chua bông điên điển.
Bông Lục Bình Monochoria hastata; Eichhornia crassipes tên khác; Sen nhật, bèo tây. Bông mọc thành chùm ở ngọn, màu tím xanh. Dùng làm gỏi, hay chấm nước cá kho...

Cây Dong nước, Rau mát, Rau muống đồng Monochoria hastata, họ Lục Bình Pontederiaceae. Vị lạt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, lợi niệu. Bộ phận dùng: toàn cây dùng trị lỵ, viêm ruột, viêm đau lợi răng, sưng amydal cấp tính viêm họng, rắn cắn. Lá dùng để hút mủ, chữa mụn nhọt. Cây dùng chữa bịnh tâm thần.

Bông Hẹ Allium odorum Lour, tiếng tàu gọi là Cửu thái, tiếng anh là Chives. Bông màu trắng. Nấu canh với tàu hủ tươi ăn giải nhiệt. Xào với lòng gà (tim, gan, mề), nghệ, ăn trị ho.

Bông Mướp Luffa cylindrica màu vàng. Luộc, xào lòng gà, ngon nhứt là bông mướp hương, ăn bùi và béo.

Cây Bông Ngọt - Sauropus androgynus. Tên khác: Rau Ngót, Bồ Ngót, Bù Ngót, Cây Mì Chính. Làm thuốc dùng cây từ 2 tuổi trở lên. Tính mát lạnh, nấu chín sẽ bớt lạnh, vị ngọt. Công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận trường, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Rau ngót là thuốc "công bổ kiêm thi" vừa tăng sức kháng thể vừa chống lại nguyên nhân bịnh từ bên ngoài xâm nhập cơ thể. Là một dược thảo giúp tăng sức khỏe cho người bịnh mới khỏe lại, người già yếu, phụ nữ sau khi sanh.
Kiêng với người hư hàn.
- Trẻ sơ sinh tưa lưỡi, lưỡi trắng rộp, bỏ bú: Nước ép rau ngót tươi bôi lên lưỡi, có thể hòa mật ong.
- Sót đau sau khi sanh, nạo thai: cho sản phụ uống một chén nước rau ngót tươi hàng ngày. Hoặc 400g lá tươi rửa sạch, giã nát, hòa chút nước nấu sôi đã để nguội, vắt lấy 100ml chia làm 2 lần uống. Mỗi lần uống cách nhau 10 phút.
- Rau ngót nấu canh với thịt heo nạc: bồi dưỡng sau khi sanh con.
- Canh giải nhiệt mùa hè.
- Phụ nữ sắp sanh con: canh rau ngót nấu với Mồng tơi giúp tăng sức cho bắp thịt, giúp sanh dễ.
- Chữa cốt thống: nhức trong xương không phải sưng đau khớp, nấu canh rau ngót với ống tủy xương heo.
- Trẻ em bị âm hư, ra mồ hôi, người luôn nóng: rau ngót 30g, rau bầu đất 30g, nấu với bầu dục heo.
- Trẻ em đái dầm, bịnh dị ứng: 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, khuấy đều với chút nước đã nấu sôi để nguội, để lắng gạn lấy nước. Phần nước gạn chia làm 2 phần để uống, uống mỗi lần cách nhau 10 phút.
- Bàn chưn sưng nhức: lá rau ngót giã với nước muối, đắp.
- Ống chân, cổ chưn bị lở dai dẳng: rau ngót 2 phần, vôi đá 1 phần, giã nhuyễn đắp ngày 1 lần.
- Chảy máu cam: giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải để lên mũi.
- Giải độc rượu, rượu ngâm mã tiền, dị ứng cá biển: rau ngót xay nhuyễn, pha nước uống sống.

Bông Kim Châm Hemerocallis fulva L., họ Liliaceae tiếng tàu gọi kim châm hay hoàng hoa, tiếng Việt gọi bông Hiên.
Kim Châm với nấm mèo dùng nấu canh, hầm thuốc bắc, tiềm vịt, gà. Vị ngọt, tính mát, làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa chảy máu cam.
Bông Súng. Thật ra, người ta chỉ xài phần thân, cọng súng màu nâu, nhưng vẫn gọi đó là bông súng. Bông súng muốn ăn phải tước vỏ, xắt khúc, ngâm nước cho sạch. Bông súng dùng trộn gỏi; Ăn sống với mắm kho; Nấu canh chua với cá đồng; Bóp muối cho héo, ngâm giấm làm dưa.
Bông Sen. Lá sen gói cơm, xôi, quà bánh giữ được hương vị rất lâu; Lá sen non nấu cháo trị chứng giữ nước, phù thũng. Hột sen tươi hay khô được xỏ xâu dùng nấu chè, làm bánh, làm mứt, tiềm vịt, tiềm gà,… Ngó sen làm gỏi. Củ sen làm mứt, luộc, chiên bột, hầm canh… cho đến trà ướp hương sen. Hoa sen vị ngọt, hơi đắng, không độc, có tính ấm, giúp an thần, trị xuất huyết. Có một món ăn nấu từ hoa sen của nhà văn Tản Đà, đã trở thành giai thoại: Vịt hấp hoa sen. Ông cho rằng tinh túy của sen đọng lại ở hoa, nên dùng cánh hoa sen phủ kín vịt để hấp cách thủy. Vịt ở đây là vịt tơ vừa, được làm sạch bằng rượu, khử mùi bằng gừng, ướp gia vị cho thấm trước. Khi vịt chín, bao nhiêu hương hoa ngấm hết vào thịt. Ăn cả thịt vịt mềm, không bị béo ngậy cùng hoa thơm, ngọt.
Bông Thiên Lý Telosma cordata, họ Asclepiadaceae. Bông mọc thành chùm màu vàng chanh hay trắng ngà. Ban đêm hoa tỏa hương thơm ngát, nên còn được gọi là Dạ lan hương. Lá và bông thiên lý được hái vào mùa hè, dùng tươi. Rễ hái vào mùa thu, phơi hay sấy khô. Lá có tác dụng chữa bệnh trĩ, trị lãi kim. Rễ chữa tiểu buốt hay ra máu. Canh thiên lý mang hương vị đặc biệt của mùa hè. Nấu canh thiên lý không rườm rà. Chọn những chùm bông mới nở, ngâm nước cho hết kiến, chùm to thì tách làm 2, 3 nhánh nhỏ. Ở Sài Gòn thì nấu bông thiên lý với thịt heo bằm, giò sống. Nhưng độc đáo của bông thiên lý là cua đồng giã nhỏ là canh có hương vị đậm đà. Bông thiên lý xào với thịt bò, có ướp chút gừng và nước tương cho thấm. Ngày nay, người ta dùng bông thiên lý như một loại rau sống, nhúng với lẩu các loại.

Trái Cây tên tiếng Việt, tên Khoa học, tên tiếng Anh
Anh đào - Prunus avium - cherry
Bơ - Persea - avocado
Bưởi - Citrus maxima, Citrus grandis - pomelo
Bưởi chùm - Citrus paradisi - grapefruit
Cam - Citrus sinensis - orange
Cam ngọt - Citrus bergamia - bergamot
Cau - Areca catechu - areca nut
Chanh Ấn độ - ugly fruit
Chanh dây, Chanh leo, Lạc Tiên - Passiflora edulis - passion fruit
Chanh Ta - lime
Chanh vàng hoặc Thanh yên - lemon
Chà là - Phoenix dactyiifera - date
Chôm chôm - Nephelium lappaceum - rambutan
Chuối - banana
Chuối lá - plantain
Dâu Tây - Fragaria - strawberry
Dâu xanh - Vaccinium corymbosum - blueberry
(hột) Dẻ - Corylus - chestnut hoặc hazelnut
Dưa bí - Cucumis melo - cantaloupe
Dưa hấu - Cucurbita citrullus - water melon
Dưa Tây - sweet melon, honeydew melon
Dừa - Cocos nucifera - coconut
Đào - Prunus persica - peach
Đào lộn hột - Anacardium occidentale - cashew
Đấu - acorn; squash; table queen
Đu đủ - Carica papaya - papaya
Hạnh nhân - Prunus dulcis - almond
Hồng - Diospyros virginiana - persimmon
Hồng Nhựt - Diospyros kaki - persimmon japanese
Hồng Xiêm - sapote
Khế - Averrhoa carambola - starfruit
Kiwi - Actinidia deliciosa
Lạc tiên - passion fruit
Lê - Pyrus communis - pear
Lê Á châu - Pyrus pyrifolia - asian pear
Lê gai - prickly pear
Lựu - Punica granatum - pomegranate
Lý chua - (red) currant
red currant có tên khoa học Ribes rubrum họ Lý Gai Grossulariaceae, cây cao khoảng 1 đến 1,5mét, tìm thấy đầu tiên vùng tây và nam Âu châu. Ribes triste cao khoảng 0,5mét, mọc ở bắc Mỹ. Black currant, Lý chua đen ribes nigrum.
Lý chua chín vào ngày 24.6 hàng năm, theo truyền thuyết đây cũng là ngày sinh của Saint John người đã rửa tội cho đức Chúa hơn 2000 năm trước đây.
Ngày nay có nhiều loại Lý chua được ghép nên đến tháng 9 vẫn còn trái mới chín.
Tất cả các loại Lý chua rất giàu vitamin C gấp 3 lần nhiều hơn Cam và một số chất khác như vitamin A và P (vitamin P giúp vết thương mau lành, chống dị ứng, giảm chứng tăng huyết áp, trị ung nhọt), phosphor, calcium. Trái Lý chua ép lấy nước, lá làm trà dùng để tăng sức kháng thể cho người bị cảm cúm và người bịnh lao. Đặc biệt trái và lá Lý chua đen ép hoặc làm trà uống giúp giảm sưng đau cho người bị phong thấp, sưng đau khớp xương rất có hiệu quả, ngoài ra cũng giúp cho người bị căng thẳng tinh thần, giảm stress.
Lý gai - Ribes crispa reclinatum - gooseberry
Măng cụt - Garcinia mangostana - mangosteen
Mãng cầu Ta - Annona cherimola, Annona reticulata - custard apple
Mãng cầu Xiêm - Annona muricata - soursop
Mâm xôi (đỏ) - raspberry hoặc loganberry
Mâm xôi (đen) - Rubus fruticosus - blackberry
Mận Tây - Prunus domestica - plum
Mận tía - prune
Mận trắng - Syzigium malaccense - white mountain apple
Me - Tamarindus indica - tamarind
Mít - Artocarpus heterophyllus - jackfruit
Mộc qua - Cydonia - quince
Mơ - Prunus armeniaca - apricot
Nam Việt Quất - cranberry
Nhãn - Euphoria longana - longan
Nho - Vitis - grape
Nho đen - Ribes nigrum - blackcurrant
Ổi - Psidium guajava - guava
Quất - kumquat
Quýt - Citrus reticulata - tangerine
Sakê - breadfruit
Sakuchê - Pouteria sapota - sapote; sapodilla
Sầu riêng - Durio zybethinus - durian
Sơn trà - Eriobotrya japonica - loquat
Sung - Ficus carica - fig
Táo Tây - Malus domestica - apple
Táo Đại - Malus - crape apple
Táo ta - Ziziphus jujuba - jujube
Thanh long - dragon fruit
Thơm - Acca sellowiana - pineapple
Vải - Litchi chinensis - litchi; lychee
Vú sữa - Chrysophyllum cainito - Starapple
Việt Quất - huckle berry
Xoài - Mangifera indica - mango
Xuân đào - Prunus persica nectarina - nectarine