Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Sunday, February 27, 2011

Hà Thủ Ô - Polygonum multiflorum Thunb., họ Polygonaceae.

Hà Thủ Ô - Polygonum multiflorum Thunb., họ Polygonaceae. Tên khác: Giao đằng, Dạ hợp, Địa tinh, Trần tri bạch, Đào liễu đằng, Sơn nô, Sơn tinh, Xích Cát, Mã can thạch, Cửu chân đằng, Sang chửu, Hồng nội tiêu, Giao hành, Dã miêu, Kim hương thảo, Chế thủ ô, Tiên thủ Ô, Dây sùng bò, Dây sữa bò, He Shou Wu 何首烏
Hái vào khoảng tháng 8, đào lấy củ to đường kính trên 4 cm, khô, vỏ nâu sẫm, cứng chắc, nhiều bột, ít xơ. Rễ để nguyên hay cắt thành từng miếng lớn nhỏ không đều nhau. Loại nguyên hơi giống củ khoai lang lớn, mặt ngoài màu nâu đỏ có nhiều chỗ lồi lõm. Mặt cắt ngang để lộ lớp bần màu nâu đỏ, mô mềm, vỏ màu nâu hồng có nhiều bột, giữa có gỗ hẹp, chất cứng, hơi nặng, không mùi, vị hơi chát tính ấm. Vào kinh Can và Thận. Hà thủ ô là một vị thuốc cải lão hoàn đồng, tác dụng bổ máu, kích thích tạo hồng cầu, giúp tăng lực khi mệt mỏi, suy nhược. 3 tác dụng đặc biệt là làm đen tóc, có lợi cho việc sinh con và kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra Hà thủ ô có tác dụng hạ Cholesterol máu, phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch, làm chậm nhịp tim, làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành, tăng cường miễn dịch, nhuận trường, tăng nhu động ruột, Hà thủ ô sống tác dụng nhuận trường mạnh hơn Hà thủ ô chín, kháng khuẩn và virut, Hà thủ ô trắng có tác dụng ức chế tế bào ung thư.
Rửa sạch, ngâm nước vo gạo một ngày đêm, rửa lại, đổ nước Đậu đen vào ngập (Cứ kg Hà thủ ô thì cho 100g đậu đen nấu với 2 lít nước cho tới khi đậu đen nhừ nát) nấu cho tới khi gần cạn, nên đảo luôn cho chín đều). Khi củ trở nên mềm, lấy ra, bỏ lõi (nếu có), xắt hoặc bào mỏng, rồi phơi khô, còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho hết, nếu đồ và phơi như vậy cho được 9 lần (củu chưng cửu sái) thì càng tốt. Khi nấu nóng, đặt một cái vỉ ở đáy dụng cụ để khỏi cháy khét.
Hoặc lấy Hà thủ ô đã cắt miếng, cho vào chậu, đổ rượu ngon vào tẩm một đêm, (cứ 10kg Hà thủ ô thì dùng 2,5 lít rượu). Ngày hôm sau bỏ vào nồi đồ 4 giờ. Lấy ra phơi trong râm mát cho khô. Lại tẩm lại đồ 2 lần nữa là được. Miếng Hà thủ ô sẽ có màu nâu đen.
Hà thủ ô (có thể trộn thêm với Hà thủ ô trắng) 2 vị bằng nhau, ngâm trong nước vo gạo 4 ngày đêm, thay nước vo gạo hàng ngày. Xong vớt ra cạo vỏ bỏ đi, lấy đậu đen vo sạch rồi cho vào chõ, cứ một lượt Hà thủ ô thì một lớp Đậu đen. Đồ cho chín nhừ Đậu đen. Bỏ Đậu đen, lấy Hà thủ ô phơi khô, phơi rồi đồ như vậy cho được 9 lần. Cuối cùng, lấy Hà thủ ô xắc mỏng hay bào phiến hoặc sấy khô hoặc tán bột.
* Trị phong cùi, dùng Hà thủ ô củ lớn, 250g, ngâm vơi nước vo gạo một đêm, cửu chưng cửu sái, Hồ ma 160g, cửu chưng cửu sái, rồi tán bột, mỗi lần. Uống 8g với rượu, ngày 2 lần.
* Trị tiêu ra máu không cầm: dùng Hà thủ ô 80g, tán bột, uống với nước cơm trước khi ăn, mỗi lần 8g.
* Hà thủ ô rửa sạch nhai sống hàng ngày, bài này có thể uống lâu ngày làm sống lâu và râu tóc đen.
* Uống hoặc ăn Hà thủ ô có tác dụng tư bổ, "Hà Thủ Ô Hoàn" chuyên mạnh gân cốt, đầy tinh tủy, bổ khí huyết, uống lâu đen râu tóc, mạnh sinh lý, có nhiều con cái, nhẹ người, sống lâu. Dùng Hà thủ ô, lấy dao bằng đồng cắt lát, nếu khô thì ngâm vơi nước vo gạo cho mềm để cắt, Ngưu tất (bỏ mầm non) 1kg, xắt lát, lắy 1 đấu Đậu đen rửa sạch, dùng gỗ hoặc tre đan làm giá, cứ bỏ một lớp đậu, một lớp Hà thủ ô và Ngưu tất, sắp nhiều lớp cho tới khi hết, chưng nấu cho tới khi đậu chín, lấy ra, bỏ đậu đi, phơi khô, làm như thế cho được 3 lần rồi tán bột, lấy Đại táo chưng rồi trộn thuốc làm viên bằng hột ngô đồng lớn, mỗi lần uống từ 30 - 50 viên với rượu ấm lúc còn bụng đói.
* Mạnh gân cốt, đầy tinh tủy, bổ khí huyết, uống lâu đen râu tóc, mạnh sinh lý, có nhiều con cái, nhẹ người, sống lâu: dùng Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ, mỗi thứ nửa kg, cạo bỏ vỏ, phơi âm can, lấy cối chầy đá tán bột, uống mỗi buổi sáng 4g với giấm.
* Trị vết thương chảy máu, dùng bột Hà thủ ô xức vào, cầm ngay.
* Khoan khoái gân xương, tổn thương do chấn thương: dùng Hà thủ ô 5 kg, đậu Đen sống nửa kg. Tất cả nấu chín, Tạo giáp 1 cân đốt tồn tính. Khiên ngưu 400g, sao, tán bột, Bạc hà 400g, Mộc hương, Ngưu tất mỗi thứ 200g, Xuyên ô đầu mao (ngâm nước sôi) 80g, tán bột. Tất cả trộn với rượu thành viên to bằng hột ngô đồng lớn, lần uống 30 viên với nước trà.
* Mồ hôi tự chảy không cầm: dùng bột Hà thủ ô trộn nước miếng đắp giữa rún.
* Trị trong da có cảm giác đau như không biết đau ở nơi nào: dùng Hà thủ ô tán bột, trộn nước cốt gừng thành cao đắp vào, rồi chườm nóng bên ngoài.
* Trị tà sốt rét nhập vào âm phận lâu ngày không hết: dùng Hà thủ ô, Ngưu tất, Miết giáp, Quất hồng, Thanh bì, nếu khí ở biểu đã hư, tỳ vị đã yếu, thì thêm Nhân sâm 12- 20g, phế nhiệt thì bỏ Nhân sâm mà thế Đương quy vào.
* Trị chứng huyết hư, cơ thể suy nhược, có triệu chứng lưng gối nhức mỏi, hoa mắt, tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng nhiều, dùng: Hà thủ ô 20g, Thỏ ty tử 12g, Đương qui 12g, Ngưu tất 12g, Bổ cốt chỉ 12g, tán bột mịn, luyện hoàn vớỉ mật ong. Mỗi lần uống 8-12g, ngày 2 lần với nước sôi nguội hoặc nước muối lạt.
* Trị mất ngủ do huyết hư, dùng bài: Chế Hà thủ ô, Bắc sa sâm, Qui bản, Long cốt, Bạch thược mỗi thứ 12g, sắc uống.
* Trị thận yếu, đau lưng mỏi gối, di tinh nặng hoặc băng lậu, sinh dục yếu, dùng bài: Thất Bảo Mỹ Nhiệm Đơn: Chế Thủ ô 20g, Bạch phục linh, Ngưu tất, Đương qui, Thỏ ti tử, Phá cố chỉ, mỗi thứ 12g, luyện mật làm hoàn, mỗi lần 12g, ngày 2 lần.
* Trị huyết áp cao: Chế Thủ ô, Sinh địa, Huyền sâm, Sinh bạch thược, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Sa Uyển tật lê, Hy thiêm thảo, Tang ký sinh, Hoài ngưu tất, mỗi thứ 12g, sắc nước uống.
* Trị sốt rét lâu ngày, phần âm bị tổn thương khó lành, dùng: Hà thủ ô 40g, Sài hồ 12g, đậu đen 20g, sắc nước phơi sương l đêm, sáng hầm lên uống nóng.
hoặc Hà thủ ô (chế) 16g, Đảng sâm, Đương qui, Trần bì, Ổi khương, mỗi thứ 12g, sắc uống.
* Trị táo bón do huyết hư, tân dịch hao tổn: Hà thủ ô 20-40g, sắc nước uống.
* Trị ho gà: Hà thủ ô 6- 12g, Cam thảo 1,5-3g, mỗi ngày 1 thang, sắc, chia 4-6 lần uống.
* Trị sốt rét: Hà thủ ô 18-25g, Cam thảo 1,5-3g, trẻ em giảm lượng, sắc đặc sau 2 giờ, chia 3 lần uống trước bữa ăn.
* Trị tóc bạc: Chế thủ ô, Thục địa hoàng mỗi thứ 30g, Đương qui 15g, ngâm vào 1 lít rượu trắng 10-15 ngày sau, dùng mỗi lần 15-30ml, uống liên tục cho đến có kết quả.
* Trị tổn thương thần kinh: Hà thủ ô 30g, sắc, chia uống sáng và chiều, liệu trình 1 tháng.
* Trị can huyết bất túc, huyết áp hơi cao, đầu đau, chóng mặt, tay chân tê: Hà thủ ô (chế), Sinh địa, Huyền sâm, Bạch thược (sống), Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Sa uyển tặt lê, Hy thiêm thảo, Tang ký sinh, Hoài ngưu tất mỗi thứ 12g, Sắc uống.
* Dùng chỉ một vị Hà thủ ô sắc uống thường xuyên có thể trị chứng tinh loãng, tinh ít.
* Dùng Hà thủ ô trị mề đay, lở nhọt, trị mụt ruồi, tinh trùng yếu.
* Hợp với Tang ký sinh, Nữ trinh tử trị chứng động mạch xơ cứng, huyết áp cao nơi người lớn tuổi.
Bài thuốc dân gian chữa phong thấp: Sinh địa 20g, Hà thủ ô 20g, Cỏ xước 12g, Cốt toái bổ 12g, Vòi voi 10g, Cốt khí 10g, Phòng đẳng sâm 20g, Huyết đằng 12g, Hy thiêm 12g, Bồ công anh 12g, Thiên niên kiện 10g, dây đau xương 10g.
Công năng của từng vị thuốc:
Vị sinh địa: (Rhizoma Rehmanniae) là thân rễ phơi khô của cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch "gaertn"), họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae), có tác dụng bổ huyết, hòa huyết và thông huyết. Dùng chống thiếu máu, suy nhược, ngoài ra còn giúp lợi tiểu, mạnh tim.
Cây cỏ xước: (Achyranthes bidentata Blume), họ dền (Amaranthaceae). Ðược dùng làm thuốc trị viêm khớp, lưng, gối, xương đau nhức, làm tan tụ máu; bổ can, thận.
Huyết đằng: (Caulis sargentodoxae), bộ phận dùng là thân cây huyết đằng phơi khô (sargentodoxae cuneata), họ đại huyết đằng (Sargentodoxaceae). Vị đắng, tính bình. Có tác dụng trừ phong, thống kinh lạc, lợi niệu, sát khuẩn; Bổ huyết, hành huyết, khỏe gân cốt. Chủ trị tê thấp, đau lưng, mình mẩy nhức mỏi.
Vòi voi (Heliotropium indicum Lin), họ tử thảo (Bonaginaceae), dùng chữa tê thấp, thông kinh lạc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, viêm tấy và làm tan tụ huyết.
Hà thủ ô (Radix Polygoni multiflori), bộ phận dùng làm thuốc gồm rễ, củ phơi khô của cây hà thủ ô (Polygonum multiflorum Thumb) thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Tác dụng bổ huyết, trị thần kinh suy nhược, làm khỏe gân cốt.
Bồ công anh (Lactuca Indica Lin), họ cúc (Compositae). Có tính chất sát khuẩn, tiêu viêm, hạ sốt, an thần và bồi bổ.
Hy thiêm (Sieges beckia orientalis L.), họ cúc (Compositae). Thường dùng làm thuốc chữa trị đau nhức xương, trừ phong thấp, gân cốt nhức lạnh, bán thân bất toại, lưng gối tê dại.
Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae fortunei), bộ phận dùng làm thuốc gồm thân rễ cây cốt toái bổ (Drynaria fortuei J-sm), họ dương xỉ (Polypodiaceae), tính khô, ôn bình, tác dụng chữa đau xương, tán tụ máu, sát khuẩn, giảm đau. Là vị thuốc hòa hoãn và bổ thận, bồi dưỡng sinh khí.
Cốt khí (Radix Polygoni Cuspidati). Bộ phận dùng là rễ phơi khô của cây cốt khí (Polygonumreynontria Makino). Thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Tác dụng chữa tê thấp, giảm đau do té ngã, bị thương và lợi tiểu.
Dây đau xương (Tinospora Sinensis Men) họ phòng kỷ (Menispermaceae). Có tác dụng chữa bệnh tê thấp, đau xương, đau người - là vị thuốc bổ.
Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae), bộ phận dùng làm thuốc gồm thân, rễ phơi khô của cây thiên niên kiện (Homalomenae aff sagittaefolia Jungh), họ ráy (Araceae). Dùng chữa tê thấp, bổ gân cốt, giảm đau nhức. Thường dùng cho người cao tuổi hay đau xương khớp, mình mẩy. Thiên niên kiện còn là vị thuốc bổ giúp kích thích tiêu hóa.
Ðảng sâm (Radix codonopsis), vị thuốc là rễ phơi khô của nhiều loại codonopsis. Họ hoa chuông (Campanulaccae). Người ta coi đảng sâm có thể thay thế nhân sâm - Là thuốc bồi bổ cơ thể, tăng lực, chống thiếu máu, tiêu đàm; bổ tì, vị, lợi niệu.
Như vậy sự kết hợp của mười hai vị thuốc trên thật hoàn hảo để chữa trị bệnh phong thấp.
- Thủ ô trắng vào phần khí, Thủ ô đỏ vào phần huyết, thuốc khí ôn, vị đắng, sáp, đắng bổ thận, ôn bổ can, thu liễm tinh khí, dưỡng huyết ích can, cố tinh, ích thận, kiện cân cốt, làm đen râu tóc, là vị thuốc tư bổ tốt.
- Hà thủ ô sống tính phát tán, trị sốt rét nóng lạnh, các chứng ung thư bối sang đều dùng được. Dùng tươi sắc uống có tác dụng thông tiện, tác dụng không khác Nhục thung dung.
- Hà thủ ô nhập vào can để ích huyết, khu phong, kiêm bổ thận... là thuốc tuấn bổ chân âm tiên thiên, thuốc cũng cần cho điều bổ dinh huyết của hậu thiên, thuốc dưỡng tinh thần, điều bổ nguyên khí.
- Hà thủ ô bổ âm mà không trệ, không hàn, cường dương mà không táo, không nhiệt.

Hải Đường - Begonia - Begoniaceae
Hạ Khô Thảo - Prunella vulgaris
Hẹ - Allium tuberosum, tàu: 韭菜 Cửu Thái, mỹ: Chives, pháp: ail chinois: Bông hẹ ăn giải nhiệt, xào với nghệ ăn trị ho.
Hồ Điệp - Phalaenopsis / Moth Orchid
Hoàng Điệp - Heliconia firebird
hoa Hoàng Hậu, Hoàng Lan, Bò Cạp Nước, Muồng Hoàng Yến - Cassia fistula, họ Caesalpiniaceae

Hoàng Kỳ Astragalus membranaceus, họ Fabaceae. Các tên khác: Miên Hoàng Kỳ, Hoàng Kỳ Mông Cổ, Tiễn Kỳ, Khẩu Kỳ, Bắc Kỳ, Đái thảm, Đái thâm, Thục chi, Bách bản, Ngải thảo, Kỵ thảo, Độc thầm, Vương tôn, Dương nhục, Đái phấn, Đố phụ, Cam bảm ma, Bách dược miêN, Sinh hoàng kỳ, Chích hoàng kỳ, Thanh chích kỳ, Hoàng thị, Mật chích kỳ, Đại hữu kỳ, Tây thượng kỳ, Kỳ diện, Bạch thủy hoàng kỳ, Đại hoàng kỳ, Thổ hoàng kỳ, Nham hoàng kỳ, Độc căn, Nhị nhân đài, Thổ sơn bạo phương căn, Thượng hoàng kỳ, Mật trích hoàng kỳ, Thanh trích hoàng kỳ, Sinh hoàng kỳ bì.
Radix Astragali là rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ. Vị ngọt, hơi ôn, vô độc. Tác dụng bổ khí, thăng dương, ích vệ khí, sinh cơ, lợi thủy, tiêu thũng. Chủ trị Tỳ khí hư nhược, khí bất nhiếp huyết, trung khí huyết hạ hãm, tỳ phế khí hư, khí huyết lưỡng suy, khí hư phát nhiệt, lỡ loét miệng khó lành, tê chân tay, di chứng trúng phong.
Thu hái rễ vào mùa thu, cây trồng sau 3 năm có thề thu hái, sau 6-7 năm thì càng tốt. Đào rễ rửa sạch đất cát, bỏ đầu và rễ con, phơi hay sấy khô. Rễ to mập, nhiều thịt, ít xơ, dai bền, ruột vàng là tốt. Có thứ vỏ đen gọi là Hắc kỳ, thịt vàng. Có thứ rễ còn non gọi là Nộn kỳ, thịt trắng, nhiều bột, không xơ là thứ thượng phẩm.
Bào chế:
** Cắt bỏ đầu, đồ lên nửa ngày, tước ra sợi nhỏ để lên mặt đá đập dập dùng.
** Đập dập nát, tẩm mật Ong sao 3 lần, có khi tẩm muối đồ chín.
** Rửa sạch, ủ hơi mềm, xắt hoặc bào mỏng 1-2 ly. Sấy nhẹ hoặc phơi cho khô (dùng sống). Hoặc sau khi làm khô đập nát tước nhỏ, tẩm mật rồi sao vàng (cách này hay dùng gọi là Chích hoàng-kỳ). Hoặc ngâm mật Ong loãng 2-3 ngày cho thấm rồi quấn giấy bản lùi vào tro, nếu làm ít, hoặc sao vàng.
* Để nơi cao ráo, nơi ẩm dễ hư. Khi đã tẩm mật thì không nên để lâu.
- Trị chứng suy nhược mạn tính do tỳ khí hư nhược, mệt mỏi, kém ăn hoặc chứng tiêu chảy kéo dài, rong kinh, sa tử cung, sa trực tràng, dùng bài:
Bổ trung ích khí thang: Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Đương qui mỗi thứ 12 g, Thăng ma 4 g, Sài hồ, Trần bì mỗi thứ 6 g, Cam thảo 4 g, sắc nước uống, thuốc có tác dụng bổ khí thăng dương.
- Trị các chứng sa tạng phủ, sa dạ dày:
Dùng Sinh Hoàng kỳ 30 - 50 g, hợp với Đơn sâm 15 g, Sơn tra nhục 10 g, Phòng phong, Thăng ma mỗi thứ 3 g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, dưới 3 tuổi giảm liều, nếu có lòi ra ngoài, gia thêm Thuyền thoái, Kinh giới than, Băng phiến tán bột trộn với Hương dầu bôi trị sa trực tràng.
- Làm thuốc phòng cảm mạo, rút ngắn được thời gian mắc bịnh cảm, chữa viêm phế quản: *** Uống mỗi ngày 5 viên Hoàng kỳ. Mỗi viên có 1g thuốc sống, ngày 3 lần hoặc cách nhật, sắc 15 g Hoàng kỳ uống trong 10 ngày là 1 liệu trình, nghỉ thuốc 5 ngày, uống liệu trình 2.
*** Hoàng kỳ 15 g, Đại táo 10 g chế thành bột chia làm 2 bao hòa nước uống, người lớn mỗi lần 1 bao, ngày 2 lần. Có tác dụng phòng chống cảm mạo nhẹ, viêm phế quản, hen phế quản, viêm mũi dị ứng.
*** Phòng bịnh viêm đường hô hấp trên trẻ em: chiết xuất nước Hoàng kỳ cho vào ống 2ml ( tương đương thuốc sống 2g), ngày uống 1 lần.
- Phòng trị ho, viêm phế quản mạn tính: Hoàng kỳ 24 g, Tuyên phục hoa 10 g, Bách bộ 10 g, Địa long 6 g, chế thành 54 viên thuốc nặng 0,31g, mỗi lần uống 6 viên, ngày 3 lần, 10 ngày là 1 liệu trình, uống 3 liệu trình.
- Trị viêm loét dạ dày tá tràng:
Hoàng kỳ kiến trung thang: Hoàng kỳ 12g, Bạch thược 12g, Cam thảo 5g, Quế chi 10g, Sinh khương 3g, Đại táo 5 trái, đường phèn 30g, sắc nước, chia 3 lần uống, tùy chứng gia giảm. Kết quả sau thời gian dùng thuốc từ 25 đến 53 ngày.
- Trị bệnh tim mạch: Hoàng kỳ 30g, Xích thược, Đơn sâm mỗi thứ 15g, Đương qui 12g, Xuyên khung 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống, một liệu trình 4 - 6 tuần, hợp với thuốc tây y điều trị triệu chứng.
- Trị chứng bạch cầu giảm: Phùng văn Trung dùng bài: Sinh Hoàng kỳ 30g, Điều sâm 15g, Tiểu hồng táo 20 trái, sắc uống.
- Trị bịnh viêm thận mạn tính: Hoàng kỳ chế thành cao lỏng, mỗi ngày uống tương đương lượng 100g thuốc sống, chia 2 lần. Thời gian điều trị từ 15 ngày đến 3 tháng, không dùng các loại thuốc tây.
- Trị luput ban đỏ: Hoàng kỳ 30-60-90g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, liệu trình từ 1 - 12 tháng, có thể hợp dùng liều nhỏ và trung bình cocticoit.
- Trị cơ thể suy nhược ra mồ hôi, dùng bài Ngọc bình phong tán: Hoàng kỳ 24g, Bạch truật, Phòng phong mỗi thứ 8g, tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 6 - 8g, ngày uống 2 lần, pha rượu hoặc sắc nước uống.
- Trị chứng huyết hư có sốt hoặc sau khi mất nhiều máu, dùng bài Đương qui bổ huyết thang: Hoàng kỳ 40g, Đương qui 8g sắc uống.
- Trị chứng sốt kéo dài lâu ngày không khỏi, thường gặp trong các bịnh mạn tính cơ thể hư nhược, dùng bài Bổ trung ích khí thang để chữa gọi là phép "Cam ôn trừ đại nhiệt": Hoàng kỳ 16g, Bạch truật, Đảng sâm, Đương qui mỗi thứ 12g, Sài hồ, Trần bì mỗi thứ 6g, Thăng ma, Chích thảo mỗi thứ 4g, có thể thêm một số thuốc tư âm thanh nhiệt như Huyền sâm 10g, Tri mẫu 8g.
- Trị ung nhọt sang thương lâu ngày làm mủ hoặc nhọt lở loét khó liền miệng, thường dùng bài *** Hoàng kỳ nội thác tán: Hoàng kỳ 16g, Đương qui 12g, Xuyên khung 6g, Bạch truật 12g, Kim ngân hoa 16g, Tạo giác thích, Thiên hoa phấn, Trạch tả mỗi thứ 12g, Cam thảo 4g, sắc uống.
*** Tứ diệu thang: Hoàng kỳ, Kim ngân hoa, mỗi thứ 20g, Đương qui 16g, Cam thảo 6g, sắc uống. Trị nhọt lở do cơ thể hư mà lâu lành.
- Trị chứng phù toàn thân do tâm thận dương hư, dùng các bài:
***Phòng kỷ Hoàng kỳ thang: Hoàng kỳ 12g, Phòng kỷ 12g, Bạch truật 8g, Cam thảo 4g, Gừng tươi 12g, Đại táo 3 trái, sắc nước uống. Trị viêm thận, phù, ra mồ hôi, sợ gió.
*** Hoàng kỳ 20 - 40g, sắc nước uống, cũng trị viêm thận mạn, đạm niệu, phù toàn thân.
- Trị đau nhức các khớp do cơ thể suy nhược, khí huyết hư, dùng bài:
*** Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang: Hoàng kỳ 16g, Bạch thược 12g, Quế chi 6 - 8g, Sinh khương 12g, Đại táo 3 trái, sắc nước uống.
Những trường hợp viêm khớp mạn tính, viêm quanh khớp, đau trong chứng liệt 1/2 người do tai biến mạch máu não do khí huyết hư, khí huyết ứ trệ, có thể dùng bài:
Bổ dương hoàn ngữ thang: Sinh Hoàng kỳ 40 - 60g, Đương qui vỹ 8g, Xích thược 6g, Địa long 4g, Xuyên khung 4g, Đào nhân 4g, Hồng hoa 4g, sắc nước uống.
- Trị tiểu đường thường phối hợp với Hoài sơn, Sinh địa, Thiên hoa phấn.
- Trị phong thấp, mạch Phù, cơ thể nặng, sợ gió, ra mồ hôi: Bạch truật 30g, Cam thảo 20g, Hoàng kỳ 40g, Phòng kỷ 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm Gừng 4 lát, Táo 1 trái, sắc uống.
- Trị huyết tý, âm dương đều yếu, mạch bộ thốn và quan đều Vi, bộ xích Tiểu,Kết, bên ngoài cơ thể mất cảm giác, giống như chứng phong tý: Hoàng kỳ, Quế chi, Thược dược đều 120g, Sinh khương 240g, Táo 12 trái. Sắc, chia ra uống.
- Trị vàng da do nghiện rượu, vùng dưới tim đau, chân sưng, tiểu vàng, hoặc uống rượu sinh ra những nốt vàng đen đỏ ở da, do say rượu quá mà gặp gió và nước mà gây ra: Hoàng kỳ 80g, Mộc lan 40g, tán bột, uống mỗi lần 8g với rượu, ngày 3 lần.
- Trị tiêu khát: Can địa hoàng 200g Chích thảo 120g, Hoàng kỳ 120g, Mạch môn (bỏ lõi) 120g, Phục thần 120g, Quát lâu 120g, sắc uống.
- Trị móng tay lở sưng ở hai bên ngón tay ngón chân, lòi thịt đỏ: Hoàng kỳ 80g, Lan nhự 120g, ngâm với giấm 1 đêm, thêm mỡ Heo 5 chén nhỏ, sắc với lửa nhỏ còn 3 chén, bỏ bã, bịt ở trên chỗ lở loét, ngày 3 lần thay.
- Trị Phế ung, thổ ra huyết: Hoàng kỳ 80g, tán bột, mỗi lần dùng 8g sắc với nước uống lúc còn nóng. Ngày uống 3-4 lần.
- Trị các chứng hư, bất túc, chân tay mỏi mệt, hồi hộp, tiêu khát, miệng môi khô, sắc mặt vàng úa, không muốn ăn uống hoặc lúc đầu khát mà sau phát ghẻ nhọt, hoặc bị mụn nhọt rồi sinh ra khát: Chích thảo 40g, Hoàng kỳ (nướng mật) 240g, Gĩa nát, mỗi lần dùng 8g, thêm Táo 1 trái, sắc uống.
- Trị người già tức mệt, bứt rứt: Miên Hoàng kỳ, Trần bì (bỏ xơ trắng), mỗi thứ 20g, tán bột, mỗi lần uống 12g, Mè 1 chén nhỏ, nghiền nát, lọc như tương, sắc cho tới khi thấy có nổi như sữa mới bỏ vào một muổng mật ong rồi sắc tiếp. Uống lúc đói, thuốc này dược tính bình hòa không lạnh không nóng, uống vào không bị bí tắc, hiệu quả như thần.
- Trị ói ra máu không dứt: Hoàng kỳ 10g, Tử bối phù bình 20g, tán bột, mỗi lần uống 4g với nước Gừng và Mật.
- Trị mồ hôi tự ra: Bạch truật 80g, Hoàng kỳ 40g, Phòng phong 40g.Tán bột. Mỗi lần dùng 12g, thêm Gừng 3 lát sắc uống.
- Trị mụn nhọt lâu ngày có mủ mà không vỡ ra: Đương quy 8g, Hoàng kỳ 16g, Tạo giác thích 6g, Xuyên khung 12g, Xuyên sơn giáp (sao) 4g, Sắc uống.
- Trị mụn nhọt phá mủ mà vết thương không gom miệng: Cam thảo 8g, Hoàng kỳ 12g, Mẫu lệ 12g, Ngũ vị tử 4g, Nhân sâm 12g, Phục linh 12g, Sinh khương 12g. Sắc uống ấm.
- Trị tiểu không thông: Miên hoàng-kỳ 8g, nước 2 chén, sắc còn 1 chén, uống nóng. Trẻ con dùng phân nửa.
- Trị bạch trọc do khí hư: Hoàng kỳ (sao với muối) 20g, Phục linh 40g, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước, lúc đói.
- Trị khát, bổ hư, nam nữ suy nhược, hồi hộp, đái đường, sắc mặt vàng úa, không ăn uống được, hoặc trước khát sau lở nhọt, hoặc trước lở nhọt sau khát (tiêu khát), nên uống thường thuốc này để bổ khí huyết và an hòa ngũ tạng lục phủ: Miên hoàng kỳ (cắt bỏ đầu đuôi) 240g, trong đó lấy một nửa sấy khô, tán bột, Phấn cam thảo 40g, trong đó 20g dùng sống, 20g sao vàng tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước sôi, ngày 3 lần, hoặc có thể sắc uống.
- Trị cơ bị nhiệt, táo nhiệt, mắt đỏ, mặt hồng, mạch Hồng Đại mà Hư: Hoàng kỳ 40g, Đương quy (tẩy rượu) 8g, sắc uống lúc đói.
- Trị tiểu ra máu, có khi buốt rát đau không chịu nổi: Hoàng kỳ, Nhân sâm, liều lượng bằng nhau, tán bột. Lấy 1 củ Đại la bặc (củ cải lớn), sắc ra 45 miếng (bằng ngón tay lớn), tẩm với 80g mật, sao cho tới khi nào hết mật. Chấm bột thuốc ăn khi nào cũng được hoặc uống với nước muối.
- Trị ho ra máu mủ, vì trong hư có nhiệt, không thể dùng thuốc mát được: Cam thảo 40g, Hoàng kỳ tốt 160g, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước nóng.
- Trị cơ quan sinh dục ngứa: Hoàng kỳ, Nhân sâm, mỗi thứ 40g, tán bột, Long não tốt 4g, dùng nước cốt ngó sen làm viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 20 viên với nước nóng.
- Trị chóng mặt, hoa mắt, cơ thể suy yếu, ít ăn và rong kinh băng huyết, sa trực trường, sa tử cung do khí hư: Bạch truật, Cam thảo, Đảng sâm Đương qui, Hoàng kỳ mỗi thứ 12g, Sài hồ 6g, Thăng ma 4g, Trần bì 6g, Sắc uống.
- Trị phát sốt do huyết hư và chứng muốn thoát do huyết hư sau khi mất máu nhiều: Hoàng kỳ 40g, Đương quy 8g. Sắc, thêm một ít Đồng tiện uống.
- Trị mụn nhọt do khí huyết bất túc, sưng tấy lở loét hãm vào không lành được hoặc lâu ngày không lành:
** Hoàng Kỳ Nội Thác Tán: Bạch truật 8g, Cam thảo 4g, Đương quy 12g, Hoàng kỳ 16g, Kim ngân hoa 16g, Tạo giác thích, Thiên hoa phấn, Trạch tảû mỗi thứ 12g, Xuyên khung 8g, sắc uống.
*** Tứ Diệu Thang: Cam thảo 6g, Đương quy 16g, Hoàng kỳ, Kim ngân hoa mỗi thứ 20g, Sắc uống.
- Trị khớp đau do cơ thể suy nhược, phong thấp Hoàng Kỳ Quế Chi Ngũ Vật Thang : Bạch thược 120g, Hoàng kỳ 120g, Quế chi 120g, Sinh khương 240g, Đại táo 12 trái.
- Trị các chứng suy nhược mạn tính do tỳ khí hư nhược, mệt mỏi kém ăùn hoặc các chứng tiêu chảy kéo dài, rong kinh, sa tử cung, sa trực trường Bổ Trung Ích Khí Thang: Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Đương qui mỗi thứ 12g, Thăng ma 4g, Sài hồ, Trần bì mỗi thứ 6g, Cam thảo 4g, sắc nước uống, thuốc có tác dụng bổ khí, thăng dương.
- Trị trực trường sa, lòi dom: Dùng Hoàng kỳ 30-50g phối hợp với Đan sâm 15g, Sơn tra nhục 10g, Phòng phong, Thăng ma mỗi thứ 3g, sắc nước uống mỗi ngày l thang, dưới 3 tuổi giảm liều. Nếu có lòi ra ngoài, thêm Thuyền thoái, Kinh giới (than), Băng phiến tán bột trộn với Hương dầu bôi trị sa trực trường.
Liều lượng và chú ý lúc dùng: liều thường 10 - 20g, dùng liều cao có thể từ 30 đến 160g.
- Thuốc mật sao có tác dụng ôn trung, chủ kiện tỳ.
- So với Nhân sâm và Đảng sâm, Hoàng kỳ thiên về bổ khí ở cơ biểu, dùng tốt đối với chứng biểu hư còn Nhân sâm (Đảng sâm) bổ khí của ngũ tạng chủ yếu bổ lý hư nên kết hợp dùng càng tốt.
- Không dùng trị suyễn do suy tim.
- Không nên dùng trong trường hợp huyết áp cao vì thuốc có tác dụng thăng dương.
- Đối với trường hợp rối loạn tiêu hóa nếu bụng trên đầy thuộc thực chứng, dương chứng, không nên dùng.
- Dùng Hoàng kỳ lâu ngày để bớt nóng nên tăng lượng Tri mẫu, Huyền sâm.

Hoàng Mai Yellow Apricot flower

Hoàn Ngọc hay Xuân Hoa - Pseuderanthemum palatiferum, họ Acanthaceae:
các tên khác: cây Nhật Nguyệt, cây con Khỉ, cây Thần dưởng sinh, cây Trắc Mã, cây Điền Tích, cây Lan Điều. Dùng lá tươi là chủ yếu, lá tươi không có mùi vị. Nấu lá chín dùng như canh cũng được. Vỏ hay rể có thể chiết suất làm rượu hoặc nấu lấy nước. Liều lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng bịnh, từng người. Thông thường nên ăn 1 đến 4 lá, không nên quá 7 đến 9 lá. Nếu quá liều có thể gây phản ứng nhẹ như choáng váng, nhưng chỉ sau 15 phút là khỏi. Cách giữa hai đợt ăn từ 7 tiếng trở lên. Có thể dùng ngày 2 lẩn trước khi ăn cơm, không phải kiêng cử.
Liều lượng: Dùng lá tươi, nam 7 lá, nữ 9 lá, rửa sạch, nhai nuốt, có thể dùng với tí muối. Tùy bịnh nặng nhẹ, và người bịnh già trẻ, lớn nhỏ khác nhau mà dùng từ 2-3 lần trong ngày. Theo dõi kết quả hoặc phản ứng sau khi ăn và sau một đến hai ngày mà thay đổi liều lượng và số lần ăn trong ngày cho thích hợp. Ăn lá vào buổi sáng khi bụng đói khi chưa ăn gì, các bữa ăn cách nhau 60-90 phút. Chú ý sau khi ăn xong, nằm yên tỉnh 15 phút duỗi thẳng chân tay, mắt nhắm không lo lắng, nghĩ ngợi.
Công dụng cây Hoàn Ngọc:
1- Bịnh Ung thư thời kỳ mới phát. Ngày ăn 2 lần hoặc hơn, tùy mức độ giảm đau, ăn thường xuyên người tỉnh táo, ăn ngủ tốt, giảm đau rõ rệt.
2- Bệnh về gan thận: Viêm gan, xơ gan, cổ trướng ăn ngày 2 lần khi đói, hoặc dùng lá khô tán bột, hòa với cây tam thất, 1 liều lượng hai vị bằng nhau, đây là thuốc đặc trị xơ gan cổ trướng, các bịnh viêm thận cấp hoặc mãn tính như suy thận, tiểu ra máu, ăn ngày 2 lần. Sau 15 ngày bệnh thuyên giảm rõ rệt.
3- Các bệnh về tiêu hóa: Như tiêu chảy, kiết lỵ, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, đầy hơi … ăn ngày từ 2-3 lần đến khi khỏi. Có thể nấu canh mà ăn, khi đau ruột thừa cần ăn liều lượng cao 15 lá, sau hai tiếng cơn đau dứt. Sau đó nên đem vào bệnh viện để kiểm tra.
4- Bệnh có kèm chảy máu: Tiểu ra máu, chảy máu dạ dày, chảy máu mũi, thổ huyết…ăn từ 2-4 lần trong ngày, có thể sắc thuốc uống hoặc nấu canh ăn, tác dụng như Vitamine K.
5- Tiết niệu sinh dục: Viêm bàng quang, đường tiết niệu, tiểu gắt, viêm sưng, ra máu bộ phận sinh dục.
6- Các u bướu, u phổi, u sơ phì nhiếp hộ tuyến: Cũng dùng như trên sẽ ăn ngủ tốt, riêng u sơ nhiếp hộ tuyến, điều trị đúng 10 ngày của hạ tuần trăng (từ ngày 20-30 âm lịch) phải chữa trong 3 tuần trăng (30 ngày trong 3 tháng).
7- Các bệnh viêm, loét: Viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tràng, trĩ nội, trĩ ngoại, ăn liền một tuần, nếu uống rượu bệnh tái phát. Đau răng, viêm lợi, nhai lá với tí muối ngậm 5-10 phút.
8- Điều chỉnh huyết áp: ổn định thần kinh, ăn xong chợp mắt ngủ một lúc, liên tục ăn 5-7 ngày huyết áp cao hoặc thấp sẽ trở lại bình thường; khi rối loạn thần kinh, ăn lá vào buổi sáng, nằm yên tỉnh 15 phút, chiều tối hoặc hôm sau sẽ ổn định.
9- Trị cảm cúm: chấn thương, nâng cao sức đề kháng. Cảm cúm nhức đầu, sốt, cứ 2 giờ là ăn một lần sau khi sốt, ăn cháo nấu với lá người khỏe trở lại. Vết thương kín thì nhai lá đắp, vết thương hở thì giã lá đắp và băng chặt, hoặc uống hoặc ăn cầm máu vết thương, chống viêm nhiễm, lá có tác dụng như kháng sinh và Vitamine K. Khi người cảm thấy mệt mỏi hoặc muốn nâng cao sức chịu đựng trong tập luyện nặng nhọc, nên ăn 5-7 lá trước 30 phút.
10- Trị cho súc vật: Trâu bò, heo, chó mèo, gà vịt, chim bồ câu… bị tiêu chảy, động kinh dùng lá cho ăn, chữa được bệnh, kích thích tiêu hoá và làm tăng trưởng.
11- Điều trị bệnh phụ nữ: Không có ảnh hưởng đến tuyến sữa. Trẻ em thì phải giã lấy nước uống.

Hồng - Rosa canina
Hồng Đào - Prunus persica
Hồng Đăng - Fuchsia magellanica Lam
Huệ - Tuberose
Huỳnh Anh (vàng nghệ) - Allamanda schottii
Huỳnh Anh (màu hồng) - Allamanda blanchettii

Hướng Dương - Helianthus annuus:
Toàn bộ các bộ phận của cây hướng dương đều được dùng làm thuốc.
- Hột hướng dương có vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng tư âm bổ hư, định tâm an thần. Dùng chữa tinh thần uất ức, thần kinh suy nhược, biếng ăn, nhứt đầu, đi lỵ ra máu.
Công dụng của các bộ phận khác:
- Bông hướng dương có tác dụng trừ phong, sáng mắt. Dùng chữa choáng váng, mặt sưng phù, còn dùng để thúc sinh cho phụ nữ.
- Lá có tác dụng tăng cường tiêu hóa và chữa cao huyết áp.
- Lõi thân cành (còn gọi là hướng nhật quỳ ngạnh tâm, hướng nhật quỳ kinh tâm, hướng nhật quỳ nhương) có tác dụng chữa tiểu tiện xuất huyết, tiểu dưỡng chấp, sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện khó khăn.
- Rễ cây hướng dương có tác dụng chữa ngực, sườn và vùng thượng vị đau nhức, thông đại tiểu tiện, chữa đòn ngã chấn thương, mụn nhọt lở loét chảy nước vàng.
- Chữa ho gà: Dùng lõi thân và cành cây hướng dương 15-30g, giã nát, nấu trong nước sôi, thêm đường trắng và uống trong ngày (Giang Tây thảo dược thủ sách)
- Chữa cao huyết áp: Dùng lá hướng dương khô 30g (hoặc 60g lá tươi), thổ ngưu tất 30g, sắc nước uống thay trà trong ngày (Giang Tây thảo dược thủ sách).
- Chữa mắt mờ: Dùng hột hướng dương luộc với trứng gà, ăn trứng gà và uống nước thuốc (Giang Tây Thảo dược thủ sách).
- Chữa tai ù: Dùng vỏ hột hướng dương 15g, sắc nước uống thay trà trong ngày (Dân gian thường dụng thảo dược hối biên).
- Chữa thượng vị đau tức do ăn không tiêu: Dùng rễ cây hoa hướng dương, hột mùi, tiểu hồi hương; mỗi vị 6-10g, sắc nước uống (Tứ Xuyên trung dược chí).
- Chữa đau dạ dày, đau bụng: Dùng hột hướng dương 1 cái, dạ dày heo 1 cái, nấu canh ăn (Giang Tây thảo dược thủ sách).
- Chữa kiết lỵ đại tiện xuất huyết: Dùng hột hướng dương (đã bóc vỏ) 30g, hãm nước sôi trong 1 tiếng, pha thêm chút đường phèn uống trong ngày (Phúc Kiến dân gian thảo dược).
- Chữa đại tiện không thông: Dùng rễ cây hoa hướng dương, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút mật ong uống; Mỗi lần uống 15-30g, ngày uống 2-3 lần (Tuyền Châu bản thảo).
- Chữa tiểu nhỏ giọt, dương vật đau buốt: Dùng rễ cây bông hướng dương tươi 30g sắc với nước uống. Chú ý: chỉ nấu sôi một vài phút, không nấu quá lâu sẽ mất tác dụng. Hoặc dùng lõi thân và cành cây hướng dương 15g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong nhiều ngày (Giang Tây thảo dược thủ sách).
- Chữa sán khí - tinh hoàn sưng đau: Dùng rễ cây hướng dương 30g, sắc với đường đỏ uống (Giang Tây thảo dược thủ sách).
- Chữa sỏi thận, sỏi đường tiết niệu: Dùng lõi thân cành cây hướng dương một đoạn khoảng 1 mét, cắt ngắn, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong một tuần (Tô Y Trung thảo dược thủ sách).
- Chữa tiểu dưỡng chấp: Dùng lõi thân và cành cây hướng dương một đoạn khoảng 60cm, rễ rau cần cạn 60g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong nhiều ngày (Tô Y Trung thảo dược thủ sách).
- Tuyến tiền liệt phì đại (dạng nhiệt tích ở hạ tiêu): Dùng khay hột hướng dương 1 cái, mật ong lượng thích hợp. Khay hột xắc nhỏ, sắc hai nước, trộn nước đầu và nước hai, thêm mật ong vào cho đủ ngọt. Uống thay trà trong ngày (Thực vật dược dụng chỉ nam).
- Chữa phụ nữ trước hoặc trong lúc hành kinh bụng dưới đau tức: Dùng khay hạt 30-60g, sắc lấy nước, hòa thêm đường đỏ uống trong ngày (Giang Tây thảo dược thủ sách).
- Chữa viêm tuyến vú: Dùng khay hột hướng dương, bỏ hết hột, thái nhỏ, sao vàng, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 9-15g, hòa với rượu hoặc nước sôi, khi uống lần thứ nhất ra mồ hôi mới có kết quả (Trung dược đại từ điển).
- Chữa ung nhọt sưng tấy, lở loét: Dùng khay hạt thiêu tồn tính, nghiền thành bột mịn, hòa với dầu vừng bôi vào chỗ bị bệnh (Giang Tây thảo dược thủ sách).
- Ngoại thương xuất huyết: Dùng lõi thân và cành cây hướng dương giã nát, đắp vào chỗ chảy máu (Nội Mông Cổ, Trung thảo dược tân y liệu pháp tư liệu tuyển biên).
- Chữa đau răng:
(1) Dùng bông hướng dương phơi hoặc sấy khô, nhồi vào tẩu thuốc lá, hút như thuốc lá hoặc thuốc lào (Dân gian nghiệm phương tuyển biên).
(2) Dùng khay hạt hướng dương, rễ câu kỷ tử; mỗi thứ 10-15g, luộc với trứng gà, ăn trứng gà và uống nước thuốc (Giang Tây thảo dược thủ sách).

*****
Ích Mẫu - Leonurus heterophyllus, họ Hoa Môi - Lamiaceae:
cây có hai vị thuốc: Ích Mẫu và Sung Úy Tử.
- Ích Mẫu thảo là toàn cây trừ rễ hái lúc cây đang ra bông, phơi khô hoặc sấy khô. Ích Mẫu có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu máu ứ, hành khí, an thai, giảm đau, dùng chữa kinh nguyệt không đều, làm giảm huyết áp. Liều dùng trung bình mỗi ngày 6-12g dạng thuốc sắc, hoặc thuốc viên. Dùng cả cây bỏ rễ, chữa kinh nguyệt bế tắc, đau bụng trước khi có kinh, kinh ra quá nhiều, huyết áp tăng, nhức đầu: ngày dùng 8-16g dược liệu phơi sấy khô dạng thuốc sắc, cao hoàn, viên nén.
- Sung Úy Tử là trái Ích Mẫu chín, phơi khô hoặc sấy khô. Sung Úy Tử cũng có tác dụng điều kinh hoạt huyết, ngoài ra còn bổ gan, bổ thận, làm sáng mắt.
Bài Thuốc điều trị tăng huyết áp, rối loạn thần kinh tim mạch, làm thuốc an thần: Ích Mẫu thảo 12 g, lá Dâu 12 g, Cam thảo nam 2 g. Sắc uống ngày một thang.
******
Khổ Hoa Momordica charantia
có tác dụng hạ thấp đường huyết, kiện tỳ, bổ dương, tráng thận, bổ máu, giải nhiệt độc, cảm nắng, giảm đau nhứt các khớp xương, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư và kéo dài tuổi thọ của người bịnh ung thư. Vị đắng, tính lạnh, trừ tạng nhiệt, làm sáng mắt, nhuận tỳ, bổ thận, dưỡng can huyết. Toàn bộ dây, trái, lá, hột non và chín đều là vị thuốc rất hữu ích cho cơ thể, ngừa và trị bịnh. Hột khổ hoa có tác dụng an thần, ngủ ngon, kích thích tiêu hóa, hoạt huyết. Khổ hoa sắc mỏng, sấy khô làm trà uống. Khổ hoa tươi 1-2 trái nấu canh ăn hàng ngày chữa bịnh tiểu đường, giảm mỡ máu.
- Trị đường huyết (khởi đầu): 15 g lá khổ hoa chớm già. 15 g lá bí đỏ không quá già. 20 g thân, lá, cây cà chua. Rửa sạch, khử khô (không quá vàng), sắc 800 ml nước còn 150 ml. Ngày uống 3 lần, liền trong 2-3 tuần (khi tiểu không thấy kiến bu thì ngưng).
- Trị đường huyết thời kỳ thứ 2: 5 trái khổ qua lớn khoảng 1,5-2 kg (chưa quá chín), chẻ đôi lấy vỏ, xắt mỏng phơi một nắng, sao khử thổ vàng da cam, cho thêm ¼ muỗng cà phê muối tán nhuyễn trộn đều cho vào hộp thiếc (hoặc nhựa). Liều lượng: 3 muỗng canh hòa tan trong 100ml nước. Uống nhiều lần. Hột khổ qua vừa chín tới ( khoảng 5 trái 800 g) tách vỏ làm trà, hột để nguyên lớp lụa mềm bao bọc, bằm nhuyễn cho vào ½ muỗng cà phê muối, 200 g cà chua sống, xắt miếng nhỏ hột lựu, phơi khô, sao khử thổ cả hai thứ, tán nhuyễn cho vào 3 muỗng cà phê nước cốt một trái lựu (cả vỏ và hột), xe thành viên bằng đầu đũa. Mỗi ngày nhai nuốt 4 lần, mỗi lần 5 viên, liên tiếp từ 4-6 tuần (giúp người tiểu đường, cao huyết áp ăn ngon miệng).
- Trị đường huyết cao, suy nhược cơ thể, hoại huyết: 500 g lá khổ qua già, 500 g cải xà lách xoong, 5 g đường phèn, ½ muỗng cà phê muối, 120-130 g rễ, dây phơi khô. Cả ba thứ sao khử thổ, tán nhuyễn thành bột. Mỗi ngày uống 6 lần (cách 4 giờ/lần) hoặc khi khát.

Khổ Sâm Gentiane, Gentian Sophora flavescens Ait, họ Fabaceae:
Bộ phận dùng: rễ, củ. Hái củ, rửa sạch, xắc lát, phơi khô; hoặc đem củ tươi ngâm nước vo gạo nếp một đêm, rửa sạch, để trong 3 giờ, rồi mới xắc lát, phơi khô. Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng. Tác dụng áp chế một số nấm gây bịnh, gây tăng huyết áp, co mạch, lợi tiểu. Khổ sâm là một vị thuốc bổ đắng.
Công dụng:
- Dùng chữa lỵ, chảy máu ruột hoàng đản, tiểu tiện không thông có máu, sốt cao.
- Thuốc diệt lãi và ký sinh trùng cho súc vật. Nước sắc đặc dùng rửa mụn nhọt, lở loét. Ngày dùng 10-12g dạng thuốc sắc, bột hoặc viên chia 3 lần uống trong ngày.
Đơn thuốc:
- Đại tiện ra nhiều máu: Khổ sâm tán bột 12 g, Sinh địa 20 g, nấu nhừ, thêm 10 g mật ong, rồi cho bột Khổ sâm vào, luyện viên bằng hột bắp, chia 3 lần uống trong ngày (với nước nóng).
- Lỵ cấp tính: Khổ sâm 38-57g sắc uống chia làm 3 lần trong ngày.
- Ngứa ngoài da: Dùng nước sắc rễ Khổ sâm để rửa.
- Viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas: Dùng bột rắc có công thức: Rễ Khổ sâm 0,5 g, glucose 0,5 g và acid boric trộn đều. Trước tiên dùng dung dịch 1/5000 kali permanganat rửa âm đạo, lau khô, rồi rắc bột Khổ sâm pha chế như trên lên. Mỗi đợt điều trị 3 tháng, có hiệu quả nhất định. Đối với loét cổ tử cung, cũng có tác dụng nhất định. Ngoài ra còn dùng thuốc hình viên đạn, mỗi ngày dùng 1 lần.
- Viêm tai giữa: Rễ Khổ sâm 2 g, băng phiến 0,4 g, dầu Thầu dầu 12 g. Nấu sôi dầu, cho Khổ sâm vào, nấu đến khi cháy đen, lấy ra đợi cho nguội, cho bột băng phiến vào. Rửa sạch mủ tai, rồi nhỏ dầu vào, mỗi ngày 2-3 lần.

Kim Tiền Thảo có 3 loại Herba Desmodium styracifolium - Herba Glechonae longitubae (Hoạt Huyết Đơn) - Lysimachiae christinae (Quá Lộ Hoàng), họ Fabaceae. Tên khác: Vẩy Rồng, Cây Mắt Trâu, Đồng Tiền Lông, Shilington, Thạch Lâm Thông, Bạch Nhĩ Thảo, Thiên Niên Lãnh.
Kim tiền thảo vị ngọt, tính hàn, quy kinh Phế, Can, Bàn quang, có công dụng thanh nhiệt, lợi thủy, lợi niệu, lợi mật, viêm bể thận, viêm túi mật, kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, hạ áp, nuôi dưỡng tim, não, thận, kháng sinh, sỏi thận, gan mật kết sỏi, ung nhọt do nhiệt độc. Thường dùng độc vị hoặc hợp với các vị thuốc khác dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm uống thay trà, chữa bịnh như viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, sỏi mật, phù thũng do viêm thận, vàng da. Kim tiền thảo có tác dụng làm lưu thông máu ở thận, động mạch vành, tuần hoàn não và động mạch đùi. Dược thảo có tác dụng tăng nhanh bài tiết mật, làm tống sạn mật, giảm đau do mật co thắt, hết vàng da.
Loại Lysimachia ức chế tụ cầu vàng. Loại Glechoma ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh.
Liều dùng: 20 - 40 g.
Kiên kỵ: Tỳ hư, tiêu chảy không dùng.
Thu hái vào mùa hè, lúc cây có nhiều lá và bông. Dùng toàn cây, rửa sạch, phơi khô.
* Trị mụn nhọt, ghẻ lở: Kim tiền thảo và Xa tiền thảo tươi giã nát, cho rượu vào, vắt nước cốt, lấy lông ngỗng chấm thuốc bôi lên vết thương.
* Trị sạn mật: Chỉ xác (sao) 10-15g, Xuyên luyện tử 10g, Hoàng tinh 10g, Kim tiền thảo 30g, Sinh địa 6-10g (cho vào sau). Sắc uống.
* Trị sạn mật: Kim tiền thảo 30g, Xuyên phá thạch 15g, Trần bì 30g, Uất kim 12g, Xuyên quân (cho vào sau) 10g. Sắc uống.
*Trị sạn đường tiểu: Kim tiền thảo 30-60g, Hải kim sa (gói vào túi vải) 15g, Đông quỳ tử 15g, Xuyên phá thạch 15g, Hoài ngưu tất 12g, Hoạt thạch 15g, sắc uống.
* Trị sỏi đường tiểu: Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử (bọc vào túi vải) 15g, Xuyên sơn giáp 10g, Thanh bì 10g, Đào nhân 10g, Ô dược 19g, Xuyên ngưu tất 12g. Sắc uống.
* Trị sỏi đường tiểu do thận hư thấp nhiệt: Hoàng kỳ 30g, Hoàng tinh 15g, Hoài ngưu tất 15g, Kim tiền thảo 20g, Hải kim sa (gói vào túi vải), Xuyên phá thạch 15g, Vương bất lưu hành 15g. Sắc uống.
* Trị trĩ: mỗi ngày dùng toàn cây Kim tiền thảo tươi 100g (nếu khô 50g) sắc uống. Đối vi trĩ nội và ngoại đều có kết quả tốt, hết sưng, hết đau.
* Trị đường mật viêm không do vi khuẩn: Kim tiền thảo sắc uống sáng một lần hoặc nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày dùng 30g, hoặc 20g hoặc 10g. Liệu trình trị liệu là 30 ngày. Thông thường uống trong 2-3 tháng có kết quả tỉ lệ 77%
* Nước sắc Kim tiền thảo liều cao (trên 80g) thường dùng để trị sạn ở mật hoặc đường tiểu.
* Trị quai bị: đắp Kim tiền thảo lên chổ sưng đau, sau khoảng 12 giờ giảm sưng.
* Trị phỏng độ 2 và 3: đắp Kim tiền thảo

Khương Hoạt Radix Rhizoma notopterygii, họ Hoa Tán Umbelliferae. 羌活.
Rễ cái là Độc Hoạt, rễ con là Khương Hoạt. Khương hoạt mạnh hơn, đi thẳng lên đỉnh đầu, chạy nghang cánh tay trừ phong, chữa tê. Vị đắng, cay, có mùi thơm, tính ôn. Vào kinh Bàng quang, Can, Thận. Khương hoạt trị thủy, thũng. Độc hoạt trị phong. Chủ trị trúng phong, nhức đầu, tán hàn, tán ứ, hành khí, chữa phong thấp, phù thũng, phụ nữ bị đau bụng dưới, bụng tích huyết.
Triệu chứng phong hàn: nghiến răng, sốt không ra mồ hôi, các chứng du phong nhức đầu, đau toàn thân, dùng Khương hoạt với Phòng phong, Bạch chỉ và Thương truật.
Triệu chứng phong hàn thấp: đau khớp, đau vai và lưng trên, dùng Khương hoạt với Phòng phong và Khương hoàng.
Liều dùng: ngày dùng 4-12g. Dùng quá liều gây chóng mặt, muốn ói. Cách bào chế: rửa sạch, để thật ráo, cắt lát mỏng, phơi chổ mát.
Kiêng kỵ: huyết hư mà không có phong hàn, thực tà thì không nên dùng. Không dùng khi bị thiếu máu và nhức đầu do âm suy.

Kim Ngân Hoa- Lonicera japonica, họ Caprifliaceae
Vị ngọt, tính hàn. Vào kinh Phế, Tâm và Tỳ. Thuốc thanh nhiệt, giải độc. Trị lở, mụn nhọt, phong thấp, trị ho do Phế nhiệt.
* Cảm phong nhiệt, triệu chứng sốt, khát, hàn nghịch, đau họng. Dùng Kim ngân hoa với Liên kiều và Ngưu bàng tử.
* Cảm phong nhiệt ở phần khí, sốt cao, khát, mạch Phù, Thực: dùng Kim ngân hoa với Thạch cao, Tri mẫu.
* Cảm phong nhiệt phần huyết và phần doanh, lưỡi trắng lợt hoặc đỏ đậm, lưỡi khô, hồi hộp và mất ngủ: Kim ngân hoa hợp với Mẫu đơn bì và Sinh địa.
* Mụt nhọt độc: dùng Kim ngân hoa hoặc hợp với Bồ Công Anh, Cúc hoa và Liên kiều.
* Tiêu chảy do nhiệt độc: Kim ngân hoa với Hoàng liên và Bạch đầu ông.
Liều dùng: tươi, ngày 20-50g. Khô và ngâm rượu, ngày dùng 12-16g.
Cách bào chế: Bông tươi giã nát, vắt nước, pha thêm nước nấu sôi uống. Bông khô sắc uống hoặc sấy lửa nhỏ cho khô, tán bột. Bông tươi hoặc khô đều có thể ngâm rượu đế 1/5 để uống.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn không thực nhiệt thì không nên dùng.

Kỷ Tử Lycium barbarum.
Các tên khác Goji, Thiên tinh (tinh của trời), Địa tiên (tiên của đất), Khước lão (đẩy lui tuổi già). Tên tiếng Anh: Wolfberry.
Tương truyền, vào đời Đường, tể tướng Phòng Huyền Linh vì dụng tâm quá độ giúp Đường Thái Tông cai quản triều chính nên tinh thần luôn bất an, cơ thể mỏi mệt. Nhờ được thái y cho dùng canh kỷ tử nấu với mộc nhĩ trắng thường xuyên mà sức khỏe và tinh thần của ông dần phục hồi. Kỷ tử là trái chín phơi hay sấy khô của cây Khởi Tử.
Vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ can thận, dưỡng huyết, minh mục và nhuận phế.
Chỉ cần mỗi ngày lấy 15 g kỷ tử hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15-20 phút thì đã có được một thứ nước màu đỏ đẹp, thơm ngon, vừa có tác dụng giải khát thay trà, vừa có chức năng bổ thận, ích tinh và dưỡng can, minh mục. Loại trà này thường được cổ nhân dùng để bồi bổ cơ thể và tăng sức kháng thể, phòng chống các chứng bịnh như suy nhược toàn thân sau bịnh nặng, đầu choáng mắt hoa, giảm thị lực, lưng đau gối mỏi, nhược dương, di mộng tinh, xuất tinh sớm. Kỷ tử là vị thuốc vào được cả kinh can và thận, một mặt bổ ích thận tinh, một mặt bổ dưỡng can huyết nên có thể chữa được các chứng bịnh như đầu choáng, mắt hoa, nhìn mờ, tai ù, tai điếc, lưng đau, gối mỏi, cao huyết áp, đường trong máu cao, di tinh, liệt dương. Chống phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Thành phần dược tố của Kỷ tử: 0,5% vitamin C (ascorbic acid); 0,1% betaine. Ngoài ra còn có: vitamin A, Beta-carotine; E; B1; B2; nicotinic acid, taurine; tetraterpene zeaxanthin, theamine; physalein; steroid solasodin; beta-sitosterol, polysaccharide; p-cumarin acid; scopoletin, amino acid; protein.
Để nâng cao tác dụng của trà kỷ tử, tùy theo thể chất và chứng trạng, người ta thường thêm một số vị thuốc khác như: Cúc hoa (để làm sáng mắt và chữa nhức đầu, chóng mặt), Mạch môn và Ngũ vị tử (tăng trí nhớ và làm cho tinh thần tỉnh táo), Thảo quyết minh, Đan sâm và Hà thủ ô (bổ can thận và làm hạ mỡ máu), Đương quy và Đại táo (dưỡng huyết, làm tăng hồng huyết cầu trong máu ngoại vi), Toan táo nhân và Ngũ vị tử (dưỡng tâm, an thần), Đông trùng hạ thảo (để bổ thận trợ dương).
*****
Lạc Hồn Hoa - Poeticus recurvus, họ Amaryllidaceae. Tên khác: Poeticus Daffodil; Narcissus poeticus; Daffodil "Pheasant's eye"

Lạc Tiên - Passiflora foetida, họ Passifloraceae. Các tên khác: Nhãn Lồng, Chùm Bao, dây Nhãn Lồng, dây Lưới, Mắm Nêm, dây Bầu Đường, Mỏ Pỉ; Quánh Mon, cây Lạc; cây Lồng Đèn, Hồng Tiên; Mắc Mát; Tây Phiên Liên, Long Châu quả; passion fruit. Những loài khác cũng được dùng như vị thuốc Chùm Bao là: Chanh Leo (Passiflora edulis, Sims.), Lạc Tiên Tây Forma eduli (tím), Lạc Tiên Trứng Forma flavicarpa (vàng)
Hoạt chất trong cây Lạc Tiên có tác dụng giúp trấn tĩnh, an thần, suy nhược thần kinh, căng thẳng thần kinh (stress) dẫn đến suy nhược tim mạch, cơ thể, chống hồi hộp, mất ngủ, ngủ hay mớ, giải nhiệt, mát gan, chữa chứng nhức đầu, làm giãn và chống co thắt nên dùng chữa chứng đau do co thắt đường tiêu hóa, tử cung, phụ nữ hành kinh sớm.
- Dùng dây và lá sắc uống làm thuốc anh thần, chữa mất ngủ. Lá nấu nước tắm, rửa chữa trị viêm da, mụn mủ, ghẻ ngứa.
- Trái Lạc Tiên vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, chữa ho do phế nhiệt, phù thủng, giã đắp chữa ung nhọt lở loét. Trái sắc lấy nước uống chữa lỵ
Thường được hợp với các vị thuốc khác.
Cách sử dụng: - Hái đọt non (cả lá, dây, trái) nấu canh ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ, giúp chặn đứng hiệu quả cholesterol tăng bất bình thường, giúp ăn ngon miệng, điều hòa tâm sinh lý.
- Hái Chùm Bao rễ, dây, lá, trái mọc hoang khoảng 5 kg, đem về phơi khô, xắt dài 3 cm, sao khử thổ, tán nhuyển thành bột, pha thêm vào một chén nước cốt trà đen đậm, vò viên tròn cở một đốt của ngón tay út. Ngày uống 3 lần, mổi lần 5 viên, liên tục trong 60-90 ngày, trị mất ngủ.
- Trị Stress dai dẳng, mệt mỏi cơ thể:
300 g Chùm Bao tươi (cả lá, dây, trái) phơi 2 nắng hoặc sao khử thổ vừa vàng.
200 g râu bắp, ngâm sữa, rữa sạch
100 g rau Má, sao khử thổ vừa héo
Sắc chung với 500 ml nước có pha 1/4 muỗng muối hột, còn lại 200 ml nước. Uống 2 lần ngày, trưa và tối. Liên tục 7 ngày sẽ an thần.
- Người lớn tuổi khó ngủ, thường đau nhức; Phụ nữ hành kinh sớm hoặc sau khi mãn kinh dễ giận buồn, có thể dùng đơn thuốc sau:
500 g Chùm Bao (rễ, dây, lá, trái non)
300 g Bông Thiên Lý
100 g lá Mướp Đắng non.
Tất cả sao khử thổ, tán nhuyễn dạng bột, cho thêm 50 g đậu xanh (để vỏ), rang chín, tán nhuyễn. Mỗi ngày pha 3 muỗng canh vào 100 ml nước sôi để nguội. Uống mỗi khi khát. Sau 10 ngày sẽ có kết quả. Bịnh hạ huyết áp dùng đơn thuốc này cũng rất có hiệu nghiệm.
- Bài thuốc anh thần, có tác dụng trợ tim, ngủ êm, dịu thần kinh:
Hột sen 12 g
Lá Tre 10 g
Cỏ Mọc 15 g
Lá Dâu 10 g
Lạc Tiên 20 g
Vông Nem 12 g
Cam Thảo 6 g
Xương Bồ 6 g
Táo Nhân Sao 10 g
Đổ 600 ml nước, sắc còn 200 ml. Uống ngày 1 thang.
- Dạng dùng khác là cao lỏng có đường, được pha chế như sau:
cây Lạc Tiên 50 g
lá Vông 30 g
lá Dâu Tằm 10 g
Nhân Sen (Liên Tâm) 2,2 g
Đường 90 g
nước 100 g
Ngày dùng 2-4 muỗng café. Trẻ em 1-2 muỗng café. Uống trước khi đi ngủ, dùng để an thần, chữa hồi hộp, bồn chồn.
- Trị ho: ngày dùng 3-15 g, dạng thuốc sắc.
- Chữa Phù Thũng, viêm mủ da, ghẻ lở, ngứa, loét ở chưn. Dùng lá Lạc Tiên nấu nước tắm, rửa và giã cành lá tươi để đắp.

Lan Chi - Dianella ensifolia, họ Liliaceae
Lan Ngọc Điểm - Rhynchostylis gigantea
Lạy Ơn - gladiolus

Lão Quan Thảo - Geranium thunbergii Sieb Zuccgeraniaceae, họ Mỏ Hạc Geraniaceae. Tên khác: cây cỏ Quan, Jester's Jacket Geranium. Một dược thảo quý của Việt Nam. Vị đắng, cay, tính bình, quy kinh lạc gan, thận và tỳ. Chứa Carragenin, có tác dụng chống viêm mũi, nhiễm trùng đường ruột, lỵ trực trùng, lỵ amip, viêm ruột cấp và mãn tính. Có bốn công hiệu chính: Trừ phong khử thấp. Hoạt huyết, lưu phong, thông kinh lạc, hai trường hợp này chữa chứng đau tê do phong thấp gây ra. Thanh nhiệt độc, áp dụng chữa trị mụn nhọt. Ngoài ra còn dùng để trị kiết lỵ, ỉa chảy.
Liều lượng dùng: mỗi lần từ 9 - 15 g, sắc nước uống. Có thể bào chế thành dạng cao hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài da nên dùng với lượng vừa phải.

Bông Lẻ Bạn - Rhoeo spathacea / Tradescantia spathacea, họ Commelinaceae, còn gọi là bông Sò Huyết (oyster plant), Moses-in-the-cradle: Bông dùng làm thuốc trị ho, canh ăn mát, bồi bổ cơ thể suy nhược. Dùng nhiều có độc, triệu chứng đau vùng miệng.

Liên Đài - houseleek
Linh Lan - muguet

Linh Long Thảo - Luzerne - Alfalfa, Medicago sativa, họ Fabaceae. Tên khác: Linh lăng thảo.
Người xưa coi Linh Long Thảo như "vua của cây cỏ", một loại thuốc bổ, hồi phục sức khỏe bậc nhứt. Lực sĩ dùng Linh Long Thảo để tăng thêm sinh lực và sức khỏe dẻo dai. Linh Long Thảo lọc máu, thận, giúp hấp thụ các sinh tố và chất khoáng, Calcium, Protein và các chất dinh dưỡng khác. Chữa bịnh dạ dày bị lở loét. Giúp ăn ngon miệng. Lợi tiểu tiện, dễ tiêu hóa và bồi bổ cơ thể. Giúp người nghiện rượu và ma túy hồi phục. Rễ ăn sâu tới 50 m, nên chứa tới 16 chất khoáng và tất cả các loại sinh tố, đặc biệt là sinh tố A,D,K,U, Calcium, Sắt, Potassium, Phosphore, Chlorophyll. Chứa 8 loại Enzim căn bản giúp cơ thể khỏi bị bịnh ung thư. Là loại cỏ tốt để nuôi bò, dê, trâu.

Loa Kèn - Calla lily (tên tiếng Anh), bộ Liliaceae. Tên khác: Huệ tây, huệ đất, thu thủy tiên, nghệ tây mùa thu, naked lady, autumn crocus, meadow saffron, Cây Bả chó Colchicum autumnale, họ Bả chó Colchicaceae. Là một cây tương tự như huệ đất nhưng đặc biệt nở bông vào mùa thu, cây có chất colchicine là một độc tố. Người bị ngộ độc có triệu chứng như ngộ độc thạch tín (asen), hiện không có thuốc giải. Mặc dù vậy, colchicin vẫn được sử dụng để điều trị bịnh gout (viêm khớp xương) và bịnh sốt Địa trung hải / FMF familial mediterranean fever.
Có cách phòng ngừa cũng như trị bịnh gout rất dễ dàng và không cần đến chất độc colchicin: uống black Cherry concentrate một loại nước trái cây đậm đặc (100% pure & natural, no preservatives) chai 475ml (không phải sirô) pha nước tỷ lệ 5 nước: 1 cherry juice dùng trong ngày và kiêng các món ăn có uric acid, uống nhiều nước thì sẽ khỏi bịnh lâu dài. Black Cherry tên khoa học Padus serotina synonym Prunus serotina, thuộc họ hồng Rosaceae.
Nên ăn nhiều rau cải, trái cây. Uống nhiều nước lọc hoặc trà xanh để thải acid uric ra ngoài.
Ngoài ra không nên ăn hoặc giảm bớt:
- Những thứ thức ăn từ đồ lòng của thú vật: tim, gan, óc, thận, lòng, mề.
- Tránh ăn sò, ốc, thịt
- Tránh đồ ngọt và tất cả các loại hột, trừ hột hạnh (almond)
- Tránh đường hóa học (artificial sweeteners) và dấm
- Tránh uống bia, rượu, trà đen, café vì chúng cản trở sự loại bỏ acid uric khỏi cơ thể.
- Tránh uống nước ngọt có soda (sũi bọt) như coca cola, limonade, v.v..
- Tránh mập vì cân lượng nặng, các khớp xương phải chịu nhiều sức ép.

Long Nhãn - Euphoria Longana; 學 名
Bổ huyết, dưỡng tâm an thần, bổ tỳ, kiện vị. Chủ trị các chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất ngủ, hay quên, tim hồi hộp, loạn nhịp, ăn uống tiêu hóa kém. Liều dùng 4-16g.
Món ăn - bài thuốc có long nhãn
Bài 1: Cháo long nhãn dùng cho người huyết hư, để bổ huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm, an thần: Long nhãn 16g, đại táo 15g, ngạnh mễ (gạo tẻ) 100g, nấu cháo ăn thường xuyên mỗi ngày một thang, ăn liên tục vài ba tuần.
Bài 2: Tác dụng ít khí huyết, bổ thận, dùng long nhãn 16g, hoài sơn 16g, giáp ngư 500g. Giáp ngư bỏ ruột, cắt thành miếng rồi đem hầm với 2 vị thuốc trên, khi chín nhừ nêm gia vị vào, ăn thịt và uống nước.
Bài 3: Bổ can, thận, ích khí huyết dùng câu kỷ tử 12g, long nhãn 12g, hoàng tinh 12g, đường kính 50g, trứng chim bồ câu 4 trứng. Lấy ba vị thuốc đem rửa sạch, xắc nhỏ, bỏ vào nồi thêm 3 chén nước nấu sôi, sau 30 phút đập trứng chim bồ câu vào, chia đều uống làm hai ngày, mỗi ngày một lần, trong vài tuần.
Bài 4: Bổ ích khí huyết, dưỡng tâm an thần: Long nhãn tươi 300g, đường kính trắng 500g, hai thứ bỏ vào chưng kỹ, để nguội cho vào chai kín. Mỗi lần ăn 12-16g, ngày 2 lần.
Bài 5: Bổ huyết, điều trị chứng thiếu máu, cơ thể suy nhược, thể trạng mệt mỏi, đoản hơi: Long nhãn 16g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần, uống ấm.
Bài 6: Tác dụng an thần, trị chứng mất ngủ, trí nhớ suy giảm, hay quên, lo nghĩ quá nhiều dẫn đến tâm hồi hộp, loạn nhịp, hoa mắt, chóng mặt dùng long nhãn 16g, câu đằng 12g, toan táo nhân 10g, thục địa 16g.
Bài 7: Trường hợp tỳ hư, ăn uống tiêu hóa kém, không ngon miệng dùng bạch truật 12g, hoài sơn 12g, long nhãn 12g, ý dĩ nhân 10g, liên nhục 10g, phục thần 12g, cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 8: Để ích khí bổ huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm dùng bài Quy tỳ thang: Nhân sâm 10g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, long nhãn 12g, toan táo nhân 12g, phục thần 12g, viễn chí 8g, mộc hương 6g, cam thảo 8g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần, uống khi thuốc còn ấm.

Long Thủ, Rồng Nhả Ngọc, Cửu Long Nhả Ngọc - Justicia brandegeana, Beloperone guttata

Lục Bình - Water hyacinth, Eichhornia crassipes, họ Pontederiaceae. Các tên khác: Đại thủy bình, Bố đại liên, Bèo tây

Lược Vàng - Callificia frangranx, Commelinaceae:
trị viêm họng, cứng cơ, bịnh đại tràng, dạ dày, thông đại tiểu tiện, cầm máu, sỏi thận, bịnh tim mạch, tai biến não, u, bướu, cảm hàn, tê liệt chân tay

Lưỡi Mèo (vàng) - Sanseviera trifasciata, họ Agavaceae

Lưu Ly Thảo - Forget me not - Myosotis, họ Boraginaceae

cây Lựu Bạch, tên khoa học Punica granatum L., thuộc họ Lựu Punicaceae. Tên khác Bạch Lựu, Thạch Lựu, Tháp Lựu. Tên tiếng Anh: Granate Apple; tiếng Pháp: Pomegranate; tên Tàu: Thạch Lựu Mộc 石榴木; Bạch Lựu 白榴
Mùa hè cây Lựu nở bông màu trắng hoặc đỏ tươi. Trái to cỡ nắm tay, vỏ dày, ngoài da có sắc xanh lá cây, khi chín có màu vàng đỏ lốm đốm. Bên trong trái có 8 ngăn xếp thành 2 từng. Lựu chứa nhiều natri, vitamin B2, sinh tố B, niaxin, vitamin C, canxi và phosphor. Chất polyphenol trong trái lựu không những làm giảm quá trình oxy hóa hủy hoại tế bào não mà còn ngăn chặn sự tích tụ protein A-beta hình thành mảng bám trong não làm bịnh Alzheimer tiến triển. Nước lựu ép uống từng được chứng minh có lợi trong việc phòng ngừa một số bịnh như ung thư tiền liệt tuyến, cao huyết áp.
Bộ phận dùng: vỏ thân, vỏ rễ, bông, trái. Dùng tươi hoặc lột vỏ phơi khô dùng. Công dụng: vỏ rễ và vỏ thân: tẩy sán dây (sán xơ mít). Bông chữa kiết lỵ ra máu. Trái chữa tiêu chảy.
- trị bịnh Kiết: đọt lựu bạch đâm, vắt lấy nước cốt 1 ly nhỏ, cho chút muối bọt, uống sẽ cầm ngay (theo Nam y thần dược).
- trị nấc cụt: rễ cau vàng, rễ cau đỏ, rễ dừa lửa, rễ lựu bạch, bốn thứ bằng nhau, sao khử thổ. Sắc 1 chén rưỡi ờn lại nữa chén. Khi uống cho chút đường cát trắng vô, uống nội trong 1 ngày sẽ hết bịnh (theo Nam y thần dược).
- trị bịnh đường ruột, truyền nhiễm như Kiết lỵ (bịnh nhân đau bụng, mắc tiêu nhưng có lần đi được có lần không, đi ra chất nhầy có lẫn máu, mùi tanh hôi. Nguyên nhân gây bịnh là ăn uống thiếu vệ sinh hoặc sống trong vùng có dịch, có thể dùng bài thuốc: Mơ tam thể (sao), Anh túc xác, vỏ Lựu bạch (sao vàng), Cở Sữa (sao vàng) mỗi thứ 12g, Hoàng đằng 20g. Các vị tán thành bột, uống với nước trà.
- trị bịnh Sản (Bạch hốn trùng): 1 lượng rễ cây Lựu bạch; 1 lượng Binh lan; 5 chỉ Xiêng đại hoàng. Sắc 2 chén còn 8 phân, đem phơi sương đến 4 giờ sáng, người bịnh để bụng đói uống.
- trị sán dây: lấy 30-40g vỏ rễ tươi hoặc vỏ thân tươi xắt nhỏ ngâm vào 750ml nước trong 6 giờ, sắc còn 500ml, lọc bỏ bã, uống buổi sáng lúc đói, chia 2-3 lần cách nhau nửa giờ uống một lần. 2 giờ sau khi uống thuốc, dùng 1 liều thuốc tẩy magiêsulfat. Khi muốn đại tiện thì ngồi ngâm đít vào 1 chậu nước ấm cho sán ra hết cả thân đầu mới được. Trẻ em và phụ nữ có thai không được điều trị bằng bài thuốc này.
- trị bịnh kiết lỵ, đại tiện ra máu, mũi chảy máu: bông lựu 5g, rau má 30g, rau sam 50g, bông kim ngân 30g, cỏ lọ nồi 30g, rễ cúc áo bông vàng 10g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, cắt nhỏ nấu với nước rồi cô thành cao lỏng, trộn với xirô tỉ lệ 1:1.
Trẻ em 5-10 tuổi, uống 1-2 muỗng cà phê.
10-15 tuổi, uống 3 muỗng cà phê.
trên 15 tuổi, uống 6 muỗng cà phê.
- trị tiêu chảy: vỏ hột lựu 15-20g, sắc với 400ml còn 100ml, thêm ít đường vào uống 1 lần, uống từ 7-10 ngày.
- Trị dời leo: lá cây lựu giã nát đắp lên vết dời leo.
- Trị đau răng: rễ cây bạch lựu xắt nhỏ, tẩm nước muối và rượu sắc thật đặc, ngậm một hồi sẽ hết đau răng.
- Trị đau bụng, ói mửa: trà tàu, gừng sống, vỏ lựu, quế khâu, phân cho đều, để vô siêu, sắc 3 chén còn 1 chén, uống sẽ cầm ngay.


****
Maca - Lepidium meyenii, họ Brassicaceae. Các tên khác: mace, pepper grass, pepper weed.
Giúp con người nâng cao thể trạng, sức bền, năng lượng, tăng khả năng tình dục và sinh sản. Thảo dược "mạnh" hơn cả Viagra. Maca là một loại cây có rễ giống như một củ cải, thân ngắn và nằm dọc theo mặt đất, chỉ có mỗi chóp đầu cong lên. Maca mọc nhiều ở vùng khí hậu ẩm ướt trên dãy núi Andes Peru. Chừng 2000 năm trước đây, người dân Inca vùng cao nguyên đã bắt đầu sử dụng Maca làm lương thực và thuốc chữa bịnh. Tronguốt thời kỳ hưng thịnh của đế chế Inca, các chiến sĩ Inca thường xuyên sử dụng Maca trước khi bước vào trận quyết chiến, có được nó, họ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều. Nhưng sau khi chinh phục được thành trì, một điều lạ là các chiến sĩ này bị cấm tuyệt đối dùng Maca, lý do là nếu có chút men của maca, các chiến sĩ sẽ khó lòng kiềm chế nổi mình trước hàng ngàn các thiếu nữ xinh đẹp nằm trong thành trì đó. Cho nên, để bảo toàn lực lượng, không một chỉ huy nào cho phép binh sĩ sử dụng Maca ngoài mục đích chiến đấu.

Mã Đề - Plantago major, họ Mã đề Plantaginaceae, bộ Hoa môi Lamiales. Tên khác: Xa tiền thảo (lá), Xa tiền tử (hột), bông Mã đề, leaved plantain, ripple grass, plantain ribwort, plantain des oiseux.
Chi Mã đề là một chi bao gồm khoảng 250 loài. Việt Nam có 3 loài, trong đó có Plantago major, Plantago asiatica (Mã đề Á hay Xa tiền). Lá Mã đề có vị ngọt lạt, tính mát. Hột có vị ngọt lạt, nhớt, tính mát. Vào kinh: Can, Phế, Thận, bàng quang, Tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, giả độc, mát máu, cầm máu, lợi phế, tiêu thũng, thông tiểu tiện, tiểu dắt, làm sạch phong nhiệt tại gan, phổi, long đờm, kháng trùng, chống cũng như làm diệu viêm nhiễm. Dùng chữa ho lâu ngày, viêm phế quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu hoặc ra sỏi, đau mắt sưng đỏ nước mắt chảy nhiều, nhức mắt, tiêu chảy, lỵ, chảy máu cam, ra nhiều mồ hôi. Dùng cả cây, lá và hột (bỏ rễ).
- Mỗi ngày uống 10 - 20g toàn cây hay 6 - 12g hột, dưới dạng thuốc sắc. Khi dùng làm thuốc ho cho trẻ em, Mã đề có nhược điểm là gây đái dầm.
- Lá Mã đề để tươi, giã nát, đắp bên ngoài làm mụn nhọt mau bễ và mau ra da non, các chỗ lở loét nhỏ mau lành. Có ích lợi đối với các vết cắn của côn trùng, khi bị phát ban.
- Trị phỏng, lấy cao đặc của Mã đề đắp lên vết thương băng lại, mỗi ngày thay một lần.
- Mỗi lần 5 - 15g nước ép hoặc nước hãm cây mã đề dùng chữa vết thương, viêm phế quản mạn tính, viêm màng phổi, chảy máu.
- Hột mã đề 3 - 8g sắc uống chữa tiểu tháo đường, khó tiêu, ho và bịnh vô sinh ở nam và nữ.
- Vỏ khô của hột mã đề đặc biệt của Platago psyllium và Plantago ovata nở ra khi gặp ẩm, nghiền vỏ thành bột, dùng làm thuốc nhuận trường, trị táo bón. Liều thông thường, uống hai lần trong ngày, mỗi lần 3,5 g. Vỏ dưới dạng bột được dùng với lượng 7g mỗi ngày để điều chỉnh lượng đường trong máu, và điều trị chứng cao cholesterol.
- Chữa chứng phổi nóng, ho dai dẳng: lấy khoảng 20g - 50g (một nắm) rau mã đề tươi, rửa sạch, cho vào siêu, đổ nước nửa nồi, sắc lửa nhỏ còn 1 chén) chia làm 3 lần uống hết trong ngày, cách 3 giờ uống một lần, uống lúc còn nóng. Khi đang dùng phương thuốc này, cần kiên ăn các thức cay nóng như tiêu, ớt, đồ chiên và tôm cua cá biển.
- Chữa chảy máu cam: hái một nắm lá mã đề tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm thêm chút nước, vắt nước cất uống. Người bịnh nằm yên trên giường, gối đầu cao. Bã mã đề đắp lên trán. Nếu chảy máu nhiều cần lấy bông gòn sạch đút vào mũi bên chảy máu. Uống khoảng vài ngày sẽ khỏi.
- Chữa chứng nóng gan mật và nổi mụn: lấy một nắm mã đề tươi rửa sạch, nấu với một miếng gan heo to khoảng bàn tay, hai thứ xắt nhỏ, cho mắm muối vừa ăn để dùng vào bữa cơm trưa, dùng liên tục 6 - 7 ngày sẽ khỏi. Có thể lấy một ít rau mã đề tươi giã nhuyễn đắt lên nơi có mụn, lấy băng đắp lại. Khi dùng thức ăn này cần kiêng các thuốc cay nóng, không được uống rượu, café.
- Chữa đau mắt đỏ: một nắm to mã đề, rửa sạch, để ráo nước, xắt sợi nhỏ, nấu với 2 con cá diếc to cỡ bàn tay, nêm vừa mắm muối, ăn liền 3 ngày như vậy, đồng thời lấy một ít mã đề tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã với muối nhuyễn cho vào vải sạch mỏng đặt nhẹ bên ngoài mắt. Cần kiêng các thức ăn cay nóng.
- Chữa bí tiểu tiện: 12g hột mã đề sắc uống nhiều lần trong ngày. Có thể sắc cùng với một ít lá mã đề uống cũng tốt.
- Chữa viêm phế quản: mỗi ngày 6 - 12g hột mã đề hay dùng cả cây sắc uống nhiều lần trong ngày.
- Chữa lỡ loét nhiễm trùng: 12g mã đề, kim ngân hoa 12g, sài đất 12g, lá cối xay 12g, 900ml nước, sắc còn 300ml, chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày.
- Chữa ghẻ lở ở trẻ em: một nắm rau mã đề tươi, rửa sạch, xắt nhỏ, nấu với 100g đến 150g giò heo, cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ ăn canh này thường xuyên sẽ ngừa được ghẻ lở.
- Chữa nhiệt lỵ: mã đề, dây mơ lông, cỏ seo gà mỗi thứ 20g, sắc uống trong ngày. Chữa trẻ sơ sinh bị ướt rún: lấy một ít hột mã đề, sao cháy sém, tán thành bột, rắc lên rún bị ướt.
- Chữa đau lưng do thấp: 7 cây rau mã đề (để rễ), hành tăm (échalote) cả củ và rễ, gốc. Táo tàu 7 trái, rượu ngon 1 - 2 lít, nấu chung để uống dần.
- Chữa sốt xuất huyết: 50g mã đề tươi, củ sắn dây 30g, 1 lít nước sắc còn 500ml chia làm 2 lần uống lúc đói trong ngày, cách 1 ngày uống 1 lần, liên tiếp 3 lần.
- Chữa vàng da: một nắm to hột mã đề, bỏ vỏ ngoài, sao qua, tán thành bột, ngày uống nhiều lần bột mã đề với nước cơm hoặc nước nấu chín để còn ấm. Uống liền vài ngày sẽ có hiệu nghiệm.
- Chữa tiểu tiện ra máu: Một nắm to rau mã đề, rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt uống lúc đói. Có thể thêm cỏ mực hai thứ lượng bằng nhau, cũng làm như trên và uống lúc đói trong vòng vài ngày sẽ có hiệu quả.
- Chữa tiểu ra máu, cơ thể nóng ở người già: hột mã đề một nắm, giã nát, bọc vào khăn vải sạch, đổ 2 chén nước, sắc còn 1 chén, bỏ bã, đổ vào nước đó 3 nắm hột kê (tiếng anh gọi là Millet Seeds) nấu thành cháo ăn khi đói. Ăn nhiều mắt sáng, làm người mát.
- Chữa bí tiểu tiện ở người già: lấy cành và lá mã đề, rửa sạch giã nát, vắt một chén nước hòa một ít mật ong, uống sẽ có tác dụng ngay.
- Trẻ bị sởi gây tiêu chảy: hột mã đề, sao qua, sắt uống. Nếu bí tiểu tiện thì thêm mộc thông, có thể dùng hột mã đề với rau dừa nước lượng bằng nhau, sắc uống nếu không có mộc thông.
- Chữa ngứa, đau ở bộ phận sinh dục: một nắm to hột mã đề nấu nước ngâm rửa thường xuyên sẽ khỏi.
- Chữa chứng lạnh cửa mình: 200 - 300g hột mã đề, bỏ vỏ ngoài, sao lên, tán thành bột, mỗi lần uống khoảng 4g, ngày uống 2 lần.
Kiêng kỵ:
- Phụ nữ có thai dùng nên thận trọng.
- Người già thận yếu, tiểu đêm nhiều không nên dùng.
- Các trường hợp âm hư mà không thấp nhiệt, đi tiểu quá nhiều, táo bón.

Mai Tây / Mai Mỹ / Mai Anh - Forsythia suspensa, họ Oleaceae

Mai Tứ Quí Ochna serrulata - Ochna atropurpurea, họ Ochnaceaẹ Tên khác: Mouse Plant

Măng Cụt Garcinia mangostana, họ Bứa Clusiaceae. Tên khác: Mangoustan (Pháp); Mangosteen (Anh)

Mao Căn - rễ cây Cỏ Tranh Imperata cylindrical, họ Poaceae. Các tên khác: Bạch Mao Căn, Mao Thảo Căn.
Thuốc được lấy thân rễ phơi hay sấy khô. Sử dụng làm thuốc lương huyết, chỉ huyết. Vị ngọt, tính hàn, đi vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và bàng quang. Tác dụng thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện. Chủ trị các chứng như nục, khái huyết, thổ huyết, tiểu ra máu, chảy máu mũi, suyễn. Dùng trung bình mỗi thang thuốc cho mỗi ngày là 12-40g. Dùng tươi lượng gấp đôi, có thể sử dụng liều cao tới 250-500 g tùy theo mục đích trị liệu. Khi dùng tươi có thể giã nát lấy nước cốt uống, còn sao cháy thì chỉ sử dụng khi cần cầm máụ Với những người hư hỏa hay không thực nhiệt cũng kiêng dùng.

Mẫu Đơn, Thược Dược - Peony - Pfingstrose - Paeonia

Mẫu Tử, tên khác: Quyến Khách, Lục thảo, Lan bò lan - Chlorophytum elatum, họ tỏi rừng Asphodelaceae. Tên tiếng Anh: green spider plant. Cây trồng làm cây cảnh hoặc toàn cây cũng được dùng làm thuốc chữa ho, khan tiếng. Dùng ngoài giã đắp trị đòn ngã tổn thương, mụn nhọt và viêm mủ da.

Mắc Cở - Tickle me plant Mimosa pudica
Mắt Biếc - Torenia

Cây Móng Bò - Bauhinia blakeana, họ Đậu Fabaceae. Tên khác: Lan hoàng hậu Bauhinia purpurea Linn., Móng bò tím. Vỏ chát, rễ có tác dụng lợi trung tiện.

Cây lá Móng tay - Lawsonia inermis L., họ Tử vi Lythraceae. Tên khác: cây thuốc Mọi, móng tay nhuộm, lá Móng, Lựu mọi, thuốc Mọi lá lựu, Chỉ giáp hoa, Phương tiên hoa, Tán mạt hoa, Khau thiên. Lá cây lá Móng tay có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, sát trùng. Dùng chữa bịnh ngoài da như lang beng, ghẻ lở, mụn nhọt. Ngoài ra dùng chữa tiêu chảy, bại liệt, trừ sán, điều kinh, trị viêm họng. Do lá có tính chất nhuộm màu nên được dùng trong dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc.
* Chữa tê bại, đi lại khó khăn do chấn thương cột sống hoặc té ngã:
toàn Cây lá Móng tay sao vàng hạ thổ 30g
Cốt toái bổ cạo sạch lông, sắc mỏng, phơi khô 20g
Ngũ da bì 12g
Cẩu tích đốt cháy hết lông 12g
Cam thảo 8g
Sắc với 1lít nước còn 200ml, chia 3-4 lần uống trong ngày.
* Sau khi sốt rét vàng da, sưng lá lách, đau tức hạ sườn:
Cây lá Móng tay khô, sao vàng hạ thổ 20g
Cỏ mực khô, sao vàng hạ thổ 16g
Rau má khô, sao vàng hạ thổ 16g
Sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục 30 ngày. Trẻ em dùng 1/3 liều.
* Lang beng, ghẻ lở toàn thân, chảy mủ hôi thúi:
Lá tươi cả ngọn lá, 1 nắm lớn
Nấu nước tắm hàng ngày, liên tục 10-15 ngày.
Lá móng tay tươi rửa sạch, để ráo nước, giã nhuyễn, trộn với dấm nuôi thoa nơi bị lở ngứa. Ngày 1-2 lần.

Mộc Qua Cydonia oblonga, chi Cydonia. Mộc Qua Trung Quốc Pseudocydonia sinensis, chi Chaenomeles. Tên khác: Xá lỵ, Quitte

Mộc Lan Magnolias

Mộc Thông Akebiae trifoliata Thumb, họ Lardizabalaceae.
Còn gọi là Tam Diệp Mộc Thông, là thân khô của cây Mộc Thông. Vị đắng, tính hàn, vào 4 kinh: tâm, phế, tiểu tràng, bàng quang. Tác dụng lợi tiểu, lưu thông khí huyết, làm hạ sốt. Dùng chữa các chứng tiểu tiện khó khăn, mạch máu tắc nghẽn, tắc tia sữa, bế kinh. Dùng ngày 5-10 g sắc uống. Bài thuốc dúng thông tuyến sữa sau khi sanh: Mộc thông 10 g, một cặp chân heo nấu nhừ, ăn cả cái và nước, có thể cho thêm ít gạo nấu cháo.

Mồng Gà - Cockscomb / Celosia
Môn Xanh - Philodendron, họ Araceae
Mua - Pink Lasiandra

Mù U, cây Đồng Hồ - Balsamia inophyllum loureillo

Mỹ Nhân - California Poppy
***
Ngò Gai - Eryngium foetidum, Sawtooth Coriander, tàu: Dã Nguyên Tuy:
trị hôi miệng, kích thích tiêu hóa, giải khí trướng. Bài thuốc trị hôi miệng: lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào chút muối làm nước súc miệng, khò họng nhiều lần trong ngày, sau khoảng 5-6 ngày là có công hiệu.

Ngô Đồng - họ Firmiana simplex L., Sterculia platanifolia, họ Trôm Sterculiaceae. Tên khác: 梧桐, Chinese parasol tree (người Anh), Pheonix tree (cây phượng hoàng), Sterculia à feuille de platane (tiếng Pháp). Hột Ngô đồng ăn được, trái nhỏ như hột tiêu.

Ngô Thù Du - Evodiae rutaecarpae. Các tên khác: Ngô Thù, Thù Du, Wu Zhu Yu 吴茱萸 Fructus evodiae là trái của Ngô Thù Du hay còn gọi là Thù Du Tử
Vị cay, đắng, tính nhiệt, có độc ít. Qui kinh Can, Tỳ Vị. Có tác dụng tán hàn hành khí, táo thấp chỉ thống, sơ can hạ khí, ôn trung chỉ tả, dùng ngoài, thuốc có tác dụng dẫn hỏa đi xuống. Chủ trị các chứng: ợ chua, muốn ói, hàn thấp tiết tả, kiết lị, cao huyết áp.
- Ngô thù với tinh dầu thơm có tác dụng kiện vị trừ phong và ức chế các loại men không bình thường ở ruột, có tác dụng cầm ói, dùng với Sinh khương tác dụng mạnh hơn.
- Ngô thù có tác dụng giảm đau tương đương với Antipyrine.
- Tác dụng hạ huyết áp: thuốc làm giãn mạch ngoại vi, làm giảm lực cản của mạch ngoại vi và phóng histamin. Dùng băng dính có bột Ngô thù du trộn dấm lòng bàn chân có tác dụng hạ áp trong vòng 12 - 24 giờ.
- Tác dụng đối với cơ trơn: Thành phần Rutamine được chế từ Rutaecarpine có tác dụng kích thích co thắt tử cung.
- Thuốc sắc Ngô thù có tác dụng lợi tiểu.
- Tác dụng kháng khuẩn: thuốc sắc có tác dụng ức chế mạnh khuẩn. Thuốc còn có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn, một số nấm ngoài da, một số ký sinh trùng như: sán đũa, Hirudo (đỉa) và sán đất.
- Tác dụng điều hòa nhiệt: có tác dụng hạ nhiệt nhẹ, thuốc sắc cũng có tác dụng tương tự.
- Độc tính của thuốc: liều cao Ngô thù du có tác dụng kích thích thần kinh trung ương gây rối loạn thị giác và hoang tưởng (hallucination).
Trị ói do vị hàn khí nghịch:
- Ngô thù tán bột mịn, mỗi lần uống với nước sôi ấm 2 - 5 g.
- Ngô thù, Gừng nướng lượng bằng nhau tán bột mịn, mỗi lần uống 3 - 5 g với nước sôi ấm. Trị ói kèm đau bụng, ợ chua.
- Ngô thù du thang: Ngô thù 5 g, Đẳng sâm 10 g, Đại táo 10 g, Gừng tươi 20 g, sắc uống ấm.
Trị các chứng đau do hàn như nhức đầu, đau bụng, đau cước khí:
- Ngô thù du thang: như trên.
- Tả kim hoàn (Đơn khê tâm pháp): Hoàng liên (tẩm nước gừng sao) 6 phần, Ngô thù du (ngâm nước muối) 1 phần, sấy khô tán bột mịn làm hoàn. Mỗi lần uống 3 - 6 g. Trị viêm dạ dày mạn, đau bụng kèm đau sườn ngực, nôn, ợ chua, miệng đắng.
- Ngô thù thang: Ngô thù 4 g, Bình lang, Mộc qua đều 10 g, sắc uống ấm. Trị đau bụng đầy do hàn, cước khí.
- Đạo khí thang: Ngô thù 4 g, Tiểu hồi 3 g, Mộc hương 5 g, Xuyên luyện tử 10 g, sắc uống ấm. Trị đau bụng quặn từng cơn.
Trị miệng lỡ: dùng bột mịn Ngô thù du gia giấm vừa đủ làm thành hồ cho vào miếng vải bó vào huyệt Dũng tuyền và vùng 1/3 trước lòng bàn chân, 24 giờ sau lấy ra.
Giúp tiêu hóa nhanh: Ngô thù du, Mộc hương đều 2 g, Hoàng liên 1 g, sấy tán thành bột trộn đều chia 3 lần uống trong ngày.
Bìu dái chảy nước ngứa ngáy: Ngô thù du sắc nước rửa.
Trị nhức răng: Ngô thù du ngâm rượu, ngậm một lúc rồi nhổ.
Trị chàm (thấp chẩn): Ngô thù du 40 g (sao), Mai mực 30 g, Lưu hoàng 8 g, tán bột mịn trộn đều. Trường hợp chảy nhiều nước, bôi bột khô; trường hợp chàm khô, trộn với dầu thầu dầu hay dầu mù u, bôi 2 ngày 1 lần, bôi xong dùng vải bọc lại.
Liều dùng và chú ý:
- Liều thường dùng cho thuốc uống: 1,5 - 5g. Dùng ngoài theo yêu cầu.
- Chú ý: Ngô thù rất táo dễ hao khí động hỏa, sinh mụn nhọt, mờ mắt, không nên dùng lâu, dùng nhiều. Thận trọng lúc dùng cho bệnh nhân âm hư nội nhiệt.
- Sách Bản kinh có ghi: "Thù du thiện đi lên, cho nên người dùng Thù du có thể có hiện tượng xung cách, xung nhãn (nặng ngực mờ mắt), rụng tóc, đau họng, động hỏa sinh nhọt", nên lúc dùng cần chú ý.

Ngọc Giá - Yucca
Nguyệt Quế - Lakeview jasmine

Ngũ Vị Tử (Ngũ Main Tử)- Fructus schisandrae chinensis Baill:
thuốc có đủ 5 vị! Trái chín phơi hay sấy khô. Chủ trị hư suyễn, di tinh, tiêu chảy, tim hồi hộp, mất ngủ.

Ngưu Bàng - Arctium lappa, họ Compositiae
Ngưu Bàng Tử - Fructus Arctii Lappae. Các tên khác Đại đao tử, Á thực, Hắc phong tử, thử niêm tử:
Ngưu bàng tử là trái chín của cây Ngưu bàng. Vị cay đắng tính hàn, qui kinh Phế Vị. Giải cảm sốt (sơ tán phong nhiệt) thuốc có tác dụng lợi tiểu, hạ sốt, kháng khuẩn, nước sắc thuốc có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt đối với phế cầu khuẩn. Giải độc thúc sởi mọc, lợi yết tán kết.
Liều dùng: 4 - 12 g
Trị chứng ngoại cảm phong nhiệt: sốt ho, đờm vàng ( trường hợp viêm amidan, viêm họng, viêm đường hô hấp cấp tính) dùng bài:
- Ngân kiều tán ( ôn bệnh điều biện) gồm: Ngân hoa, Liên kiều, Ngưu bàng tử, Đạm đậu xị, mỗi thứ 8 -12g, Cát cánh, Trúc diệp, Bạc hà mỗi thứ 6 - 12g, Kinh giới tuệ 4 - 6g, Cam thảo 2 - 4g, sắc nước uống. 1 - 2 thang trong một ngày. Hoặc Ngưu bàng tử, Kim ngân hoa mỗi thứ 12g, Liên kiều, Kinh giới, Bạc hà mỗi thứ 8g, sắc uống, thêm Cam thảo 2 - 4g. Hoặc Ngưu bàng tử 12g, Bạc hà 6g, Thuyền thoái 2 - 4g.
Trị bệnh sởi trẻ em: chậm mọc, mề đay. Có thể dùng bài: Ngân kiều tán hoặc các bài sau:
- Kim ngân hoa 12g, Ngưu bàng tử 12g, Thăng ma 8g, Cát căn 12g, Cam thảo 4g, Kinh giới tuệ 4g, sắc nước uống.
- Ngưu bàng tử 12g, Kinh giới 8g, Bạc hà 4g, Phòng phong 4g, Cam thảo 3g, sắc nước uống.
Khi sởi đã mọc:
- Lá tre 20g, sài đất 20g, củ sắn dây 12g, mạch môn 12g, cam thảo đất 20g, kim ngân hoa 20g, sắc uống.
- Củ sắn dây 20g, kinh giới 12g, lá từ bi 12g, đậu đen 12g, gừng tươi 3 lát, nước 3 bát, sắc còn 1 bát chia uống 2 lần trong ngày.
- Lá diếp cá 200g, rửa sạch, vò với nước nấu sôi để nguội, chia uống nhiều lần trong ngày.
Chữa phù ( do dị ứng hoặc viêm cầu thận cấp): Ngưu bàng tử ( nửa sao nửa sống), Bèo cái sao khô lượng bằng nhau tán nhỏ trộn đều, mỗi lần 5g, ngày 3 lần với nước nóng (bài này chữa cả viêm họng sưng đau).
Chú ý khi dùng thuốc:Tây y dùng rễ Ngưu bàng làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, chữa tê thấp, đau sưng khớp, lang beng, mụn trứng cá lở loét. Còn dùng trị bệnh tiểu đường (cao rễ ngưu bàng có tác dụng hạ glucoza máu), hoặc chữa mụn nhọt, ngày uống 3 lần, mỗi lần 0,6g cao thuốc (hoặc bột) trong 3 ngày. Không dùng đối với người bị tiêu chảy do tỳ hư.

Ngưu Tất Achyranthes arborescens, A. aspera (Thổ Ngưu Tất, Nam Ngưu Tất). Tên khác: Cỏ Xước

Nhân Sâm (sâm rừng, nguyên sâm) - Panax gingsen
Nhân Trần - Adenosma glutinosum, họ Scrophulariaceae, chữa bịnh vàng da, bịnh gan mật, thông tiểu tiện: mỗi ngày 8-16g sắc uống. Giúp sản phụ ăn ngon: sắc uống với Mần Tưới, Mạch Môn, Ngải Cứu, Rẻ Quạt, vỏ Bưởi, Đào khô.

Nhục Quế - Cinnamomum cassia Presl, họ Lauraceae. Các tên khác: vỏ quế, quế bì, ngọc quế
Bộ phận dùng: Vỏ gốc hoặc vỏ khô của thân cây. Vị cay, ngọt, tính nóng. Vào kinh Thận, Tỳ, Tâm và Can.
Tác dụng: trừ lạnh và giảm đau, làm ấm kinh lạc và tăng lưu thông. Bổ nguyên dương, ấm tỳ vị, trừ lạnh, thông huyết mạch. Chữa các chứng liệt dương, lạnh tử cung, lưng gối lạnh đau, hen suyễn do thận suy, lạnh đau dạ dày, nôn ói do lạnh, bế kinh, đau bụng kinh.
- Thận dương suy biểu hiện như lạnh chi, đau và yếu vùng ngang lưng và đầu gối, bất lực và hay đi tiểu: Dùng nhục quế với Phụ tử, Sinh địa hoàng và Sơn thù du trong bài Quế Phụ Bát Vị Hoàn.
- Tỳ Thận dương hư biểu hiện như đau lạnh ở thượng vị và vùng bụng, kém ăn, phân lỏng: Dùng Nhục quế với Can khương, Bạch truật và Phụ tử trong bài Quế Phụ Lý Trung Hoàn.
- Hàn tà ngưng trệ ở kinh lạc biểu hiện như đau lạnh thượng vị và bụng, đau lưng dưới, đau toàn thân, kinh nguyệt không đều, ít kinh nguyệt: Dùng Nhục quế với Can khương, Ngô thù du, Đương quy và Xuyên khung.
- Nhọt mạn tính: Dùng Nhục quế với Hoàng kỳ và Đương qui.
Bào chế: Cạo sạch lớp vỏ thô, rửa sạch, thái phiến, phơi trong bóng mát cho khô hoặc tán bột.
Kiêng kỵ: Có thai không dùng. Kỵ lửa.

Nhục Thung Dung - Herba cistanches
Trị thể thận âm/dương hư.
Triệu chứng thể thận âm hư: bứt rứt, hồi hộp, khó ngủ, dễ quên, hay tiểu đêm, đau lưng, mỏi gối, ù tai, nóng về đêm, ra mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chưn, quan hệ tình dục không có lực, mau mất sức, dương nuy bất cử (dương vật không cương) , xuất tinh sớm.
Bài thuốc dùng để trị tình trạng này là Lục Vị Địa Huỳnh Hoàng, bao gồm:
- mỗi vị 12 g Ba Kích, Ích Trí Nhơn, Phục Linh, Đơn Bì, Hà Thủ Ô, Chích Bắc Kỳ.
- 16 g Thục Địa.
- 10 g Tục Đoạn, Nhân Sâm, Sơn thù, Sơn Thù, Hoài Sơn Bắc.
- 8 g Nhục Thung Dung.
- 8 g Trạch Tả (sao rượu).
- 4 g Ngũ Vị.
Cách nấu: lần 1, cho các vị thuốc trên vào nồi đất cùng 4 chén nước, sắc còn 1 chén. Lần 2, cho vào 3 chén nước, sắc còn nửa chén. Hợp nước lần 1 và 2 rồi chia làm 3 phần để dùng trưa, chiều, tối. Dùng trước bữa ăn khoảng 1 giờ.
Triệu chứng thể thận dương hư: gồm một số triệu chứng giống thận âm hư, nhưng kèm một số chứng khác như: eo lưng và chưn lạnh, hay bị rối loạn tiêu hóa, thường đi tiêu vào lúc sáng sớm, lòng bàn tay và bàn chưn lạnh.
Bài thuốc trị chứng này gồm:
- 10 g Âm Dương Hoắc, Nhục Thung Dung, Tục Đoạn, Sơn Thù, Hoài Sơn Bắc, Nhung Nai.
- 12 g Ba Kích, Đỗ Trọng, Nhân Sâm, Chích Bắc Kỳ, Kỷ Tử, Phục Linh, Đơn Bì.
- 8g Ích Trí Nhơn, Trạch Tả.
- 4 g Phụ Tử, Ngũ Vị.
- 6 g Nhục Quế.
Cách chế biến cũng giống như bài thuốc thể thận âm hư, riêng Nhục Quế thì để riêng, đem hãm nước sôi, đợi nấu xong thuốc rồi mới cho vào sau cuối.
Các bài thuốc khác:
Ôn Thận Ích Tinh Thang: Ngũ vị tử 10 g, Thỏ ty tử 15 g, Câu kỷ tử 15 g, Thục địa 20 g, Sơn dược 20 g, Sơn thù nhục 10 g, Đẳng sâm 12 g, Bạch truật 10 g, Phục linh 12 g, Tiên linh tỳ 12 g, Ba kích 12 g, Nhục thung dung 12 g, Lộc giác giao 12 g, Phụ tử 10 g, Nhục quế 6g, Chích cam thảo 6g. Cách dùng: Sắc nước uống trong ngày. Liên tục 20 ngày (1 liệu trình), nghỉ 5 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác. Tác dụng: Bổ thận trợ dương, ích khí điền tinh. Dùng chữa cho nam giới vô sinh do tinh loãng, thể "Thận dương bất túc, tinh khí suy thiểu". Những biểu hiện: Lượng tinh dịch ít, trong, loãng, lạnh hoặc trong tinh dịch có những cục đông đặc, ham muốn tình dục giảm, có thể kèm theo những triệu chứng toàn thân như ghét lạnh, ngón chân ngón tay lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, tinh thần uể oải, ăn ít, tiêu hóa kém, lưng đau, gối mỏi, lưỡi bệu, chất lưỡi nhạt, mạch chìm nhỏ yếu.
Tư Âm Ích Khí Điền Tinh Thang: Thành phần: Thục địa 15 g, Sinh địa 15 g, Sơn dược 20 g, Sơn thù nhục 15 g, Đan bì 10 g, Đẳng sâm 12 g, Mạch môn 15 g, Thiên môn 15 g, Quy bản 15 g, Hà thủ ô chế 20 g, Hải cẩu thận 1 cặp, Câu kỷ tử 15 g. Cách dùng: Sắc nước uống theo từng liệu trình 20 ngày. Tác dụng: Bổ âm, ích khí, tăng tinh dịch... Dùng chữa nam giới vô sinh do tinh loãng, thể: "Thận âm bất túc, tinh khí suy thiểu" với những biểu hiện chính: Lượng tinh dịch ít và đặc, ham muốn tình dục bình thường hoặc cao hơn bình thường, nhưng lưng, gối đau mỏi, tinh thần uể oải, người mệt mỏi, khó tập trung tư tưởng, hay quên, có thể kèm theo chứng choáng đầu hoa mắt, miệng khô họng ráo, buồn phiền mất ngủ, tóc rụng nhiều, răng lung lay, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch nhỏ, nhanh.
Hoạt Huyết Trục Ứ Thông Tinh Thang: Thành phần: Đương quy 12 g, Sinh địa 15 g, Đào nhân 10 g, Hồng hoa 10 g, Xuyên khung 10 g, Ngưu tất 20 g, Chỉ xác 10 g, Thỏ ty tử 15 g, Câu kỷ tử 15 g, Tiên mao 15 g, Tiên linh tỳ 15 g, Cam thảo 6 g, Tạo giác thích 6 g. Cách dùng: Sắc nước uống trong ngày, theo từng liệu trình 15 ngày. Tác dụng: Hoạt huyết hóa ứ, kiêm bổ thận điền tinh, sơ thông tinh lô. Dùng chữa nam giới vô sinh do loãng tinh, thể: "Huyết ứ trở trệ, thận tinh bất thông", với những biểu hiện chính: Tinh dịch đặc, lượng tinh trùng giảm nhiều; thường kèm theo triệu chứng như: tính tình trầm mặc, dễ nổi giận, vùng ngực có cảm giác đầy tức khó chịu, có lúc nhói đau hoặc có cảm giác lạnh ở dương vật hoặc tinh hoàn; chất lưỡi tối, có điểm ứ huyết, mạch chìm rít.
Hóa Đàm Thông Tinh Thang: Thành phần: Quất hạch 12 g, Lệ chí hạch 12 g, Hải tảo 12 g, côn bố 12 g, Xuyên luyện tử 12 g, Chỉ xác 10 g, Mẫu lệ 30 g, Miếp giáp 30 g, Quy bản 20 g, Ngưu tất 15 g, Hà thủ ô 30 g, Sài hồ 10 g. Cách dùng: Sắc nước uống trong ngày. Dùng theo từng liệu trình 15 ngày. Tác dụng: Hóa đàm nhuyễn kiên, bổ thận thông tinh. Dùng chữa nam giới vô sinh do tinh loãng, thể: "Đàm trọc ngưng trệ, tinh lạc bất thông", với những biểu hiện: Lượng tinh dịch ít, tinh trùng ít, kèm theo đau tức ở hai bên bụng dưới; người uể oải, chân tay nặng nề, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhớt mạch chìm, trơn, có trường hợp tinh hoàn sưng đau.
**
Oải Hương Thảo - Lavender, Spike, Nard, Elf - (tiếng Latin: Lavare, có nghĩa là rửa wash) - Lavandula angustifolia, họ Lamiaceae Lindl

cây Óc Chó. Tên khác: Cát Tuế Tử * (xem thêm ở trên) , Sung dại (Bắc) , Ổi dại (Nam), vú chó, vú bò. Tên khoa học Juglans regia, họ Juglandaceae
rễ của cây óc chó Ficus hirta Vahl có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng khử phong thấp, mạnh gân cốt, khử ứ tắc, tiêu thũng, sinh tân. Sử dụng nhựa mủ trắng của cây óc chó pha trộn cùng nghệ vàng làm hoàn để trị chứng bụng trướng đầy, đại tiện táo kết. Lá hay trái cây óc chó giã nát đắp chữa vết thương bầm tím.
Cây óc chó loại to mọc ở rừng có vị ngọt hơi chát, tính ấm, đi vào hai kinh phế, thận, để bổ dưỡng gan thận, làm mạnh lưng gối, hạ suyễn, cố thận, sáp tinh. Công dụng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, trừ ho đờm, lao lực quá độ sinh ho, hen suyễn, lưng đau mỏi gối, chân yếu, làm thuốc dưỡng da, đen tóc, lợi tiểu, trừ trĩ. Lá óc chó còn sử dụng làm thuốc mỹ phẩm cho da, làm săn da, sát khuẩn, khử lọc máu. Dầu óc chó dùng chữa phòng lở chàm và nhuộm đen tóc. Cũng có tài liệu đông y nói rằng hột óc chó còn gọi là hồ đào nhục, có vị ngọt, tính bình hơi ấm, tác dụng bổ phế, thận, làm mạnh sức, đen tóc, trơn da, chữa các chứng tiết tinh, ho lâu, gối lưng đau mỏi.
Cây óc chó cũng có tác dụng chữa bệnh hở van tim và ngừa nhồi máu cơ tim. Dùng 9 đọt cây ócchó, cho ½ ly nước rồi giã vắt lấy nước cốt. Lấy cùng 1 bó hẹ tươi chừng 1 nắm tay, cũng cho ½ ly nước giã vắt lấy nước để riêng. Hai ly này đem phơi sương trong đêm, cho đến 12 giờ đêm mang vào và uống riêng từng ly một, mỗi lần uống từng ly này cách nhau 30 phút (uống ly nào trước cũng đều được). Mỗi tuần uống hai đêm liền, nhưng sang tới tuần thứ hai cũng uống liên tiếp hai ngày liền trùng vào hai ngày tuần trước đã uống, 4 lần uống sẽ có hiệu quả.
* Chữa vết thương đau nhức: Dùng nhân hạt óc chó giã nhỏ hòa với rượu uống, kết hợp lấy lá óc chó tươi hay vỏ trái giã nát đắp rịt bên ngoài vết thương.
* Chữa người già hen suyễn, đái ra cát sỏi: Giã hạt óc chó nấu cháo thường ăn sẽ khỏi.
* Chữa phỏng, lở chàm, nhuộm đen tóc: Lấy dầu óc chó bôi ngoài, hay chải tóc.
* Chữa thận lạnh, đau ngang lưng, mỏi mệt, liệt dương, tiểu són, tiểu nhiều, vãi đái, tiết tinh: Nhân hạt óc chó (hồ đào nhục) 12g, ba kích 10g, nhân, trái, rể (ích trí nhân) 8g, ô dược 8g, cẩu tích 8g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Chi Ficus tiếng Anh gọi chung "figs", gồm hơn 850 loại, họ Dâu tằm Moraceae. Một số loại Ficus:
Ficus heterophyllus cây Vú bò, Vú Chó.
Ficus championi Đa xanh.
Ficus virens Sung xanh.
Ficus carica đồng nghĩa Ficus caprificus;
Ficus sycomorus, english: Sycamore fig.
Ficus natalensis, english: Bark cloth fig; Natal fig.
Ficus cotinifolia, english: Strangler fig.
Ficus padifolia; Ficus pertusa, english: Perforated fig; Plum leaved fig tree
Ficus benghalensis đồng nghĩa: Ficus indica; Cây Dong, Cây Đa lá tròn. English: Banyan fig.
Ficus hispida Cây Ngái; english: Rough leaved fig.
Ficus callosa, cây Gừa.
Ficus semicordata Cây Cọ nọt, Đa lá lệch.
Ficus elastica Đa búp đỏ; India rubber fig; Ornamental rubber tree; Rubber plant.
Ficus macrophylla; Ficus erecta đồng nghĩa: Ficus japonica Blume.
Ficus carica Vô hoa quả, Trái Vả.
Ficus auriculata Cây Vả; english: Roxburgh fig.
Ficus drupacea Cây Đa lông, english: Brown woolly fig; Hairy fig.
Ficus religiosa Cây Bồ đề; english: Bo tree; Bodhi tree; Peepul tree; Sacred fig.
Ficus racemosa cây Sung, Ưu đàm thụ, Tụ quả dong, Thiên sinh tử. tên Anh: Cluster tree, Cluster fig;
Cây Si Ficus stricta, trái có độc.
Cây Sanh Ficus benjamina, họ Moraceae. tên tiếng Anh: Weeping fig, Benjamin