Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Sunday, January 31, 2010

Một Khám Phá Mới Về Y Khoa: Bệnh Cao Máu Không Còn Là Hoàn Toàn Bất Trị

Một Khám Phá Mới Về Y Khoa: Bệnh Cao Máu Không Còn Là Hoàn Toàn Bất Trị

Chu Tất Tiến
Lời nói đầu: Bài phỏng vấn dưới đây đã được thực hiện với Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh, Chủ Tịch Cơ Quan Nghiên Cứu Y Khoa Việt Mỹ (Vietnamese American Medical Research Foundation). Ông cũng là Hội viên Khoa học của các American College về Dị Ứng, Hen Xuyễn và Miễn Dịch; về Ngực; về Tuyến Nội Tiết; về Dinh Dưỡng; về Thận; và American College of Physicians. Ngoài ra, ông còn là hội viên của Royal Society of Medicine của nước Anh. Hiện nay, ông là Giáo Sư Y Khoa của trường University of Southern California, Keck School of Medicine, Los Angeles, California.
H: Thưa anh, từ trước tới nay, chúng tôi vẫn nghe và đọc nhiều về các nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp mà người Việt mình thường gọi là bệnh cao máu, hoặc do lượng nước và muối trong cơ thể không quân bình, hoặc là do mỡ làm cho thành mạch máu bị hẹp lại , khiến máu không được lưu thông bình thưởng. Do đó, tim phải làm việc mạnh hơn để có thể đẩy máu đến các điểm tận cùng của cơ thể. Sự “bóp mạnh hơn” của tim đã gây ra một áp suất phụ cao hơn cái lực bình thường mà tim vẫn làm việc, và người ta gọi hiện tượng ấy là “cao huyết áp”. Phương pháp trị liệu chính vẫn là dùng thuốc để điều chỉnh huyết áp, giữ cho huyết áp không tăng vọt. Nếu huyết áp tăng vọt, có thể dẫn đến xuất huyết não hoặc tử vong. Nay được biết anh đã điều trị thành công 2 trường hợp cao máu vĩnh viễn mà không phải uống thuổc đến hết đời. Xin anh cho biết thêm về các nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp.
Đ: Thưa anh, ngoài hai nguyên nhân như anh đã biết, còn một nguyên nhân nữa là do kích thích tố (hormon) bị rối loạn, mà hormon là do Nang Thượng Thận (adrenal gland) tiết ra. Nang thượng thận là một hạch nhỏ dài khoảng 2 inch ½ mầu hơi vàng, nằm ngay trên trái thận. Nang thượng thận có hai phần: tủy và vỏ. Vỏ nang thượng thận có nhiệm vụ giữ muối. Tủy tiết ra hormon để điều chỉnh huyết áp. Nếu tủy và vỏ tiết ra nhiều hormon quá sẽ gây ra bệnh cao máu. Nếu vì một nguyên nhân nào đó mà có một bướu (tumor) nhỏ mọc lên ở đây, hoặc nằm trong vỏ, hoặc nằm trong tủy, thì sẽ kích thích nang thượng thận tiết ra quá nhiều hormon, gây ra bệnh cao huyết áp. Theo nghiên cứu trước đây, cứ một triệu người mới có một người gặp trường hợp này và thường thì chỉ có một bên thôi. Nếu đem cắt bỏ cái bướu này đi thì sẽ hết bệnh. Trường hợp có bướu cả hai loại - do bên trong vỏ và ở tủy cùng xẩy ra thì lại rất hiếm.
H: Xin anh cho biết về trường hợp mà anh đã chữa khỏi qua phương pháp giải phẫu.
Đ: Trường hợp thứ nhất là một người bệnh cao máu đã lâu năm. Tôi chẩn đoán là có bướu tại nang thượng thận. Gửi đi làm “scat scan”, nhưng kết quả cho thấy là không có bướu. Sau khi nhận được kết quả, tôi đã đề nghị thử lại, thay vì cho “scan” dò quét cách khoảng 1 cm, phải rút ngắn khoảng cách lại, từ 5mm đến dưới 1 cm. Lần “scan” thứ hai này, máy dò đã tìm thấy một cái bướu cực nhỏ nằm trong khoảng cách 8mm. Từ vị trí này, tôi đã cho giải phẫu, lấy cục bướu ra. Với cuộc giải phẫu thành công, người bệnh đã hoàn toàn hết bệnh cao máu.
-H: Còn trường hợp thứ hai? Người bệnh này có triệu chứng gì khác với trường hợp thứ nhất?
-Đ: Trường hợp thứ hai có phần phức tạp hơn. Người bệnh không những bị cao máu từ hơn 20 năm nay, còn bị mất “protein” (chất đạm) vào nước tiểu, mỗi ngày mất chừng 5 gram. Thông thường, căn bệnh này được điều trị bằng cách chích “steroid” vào bắp thịt, nhưng làm như thế, sẽ không tránh khỏi được các hậu quả phụ (side effects). Khi tôi đề nghị nội soi (laparoscopy) rồi giải phẫu, một chuyên gia về giải phẫu đã cho biết là không có gì để mổ cả, vì làm “scan” rồi mà không tìm thấy bướu. Nhận thấy việc “scan” này có thể thiếu sót, tôi đề nghị bên quang tuyến chụp lại với khoảng cách quét của máy sát nhau hơn, đồng thời lấy máu thẳng từ mạch máu ngay tại nang thượng thận để thử nghiệm. Kết quả đúng như tôi dự đoán, nang thượng thận bên trái có bướu. Khi nhận được kết quả có bướu, UCI nhận giải phẫu. Chỉ hai tháng sau, tình trạng huyết áp của bệnh nhân đã trở lại bình thường, “protein” cũng không còn bị mất vào trong nước tiểu nữa.
Hiện nay, người bệnh đã bỏ hẳn thuốc trị bệnh cao máu.
-H: Vậy, theo anh, bệnh cao máu có thể chữa trị được mà không phải uống thuốc cả đời?
-Đ: Như đã nói trên, không phải tất cả các nguồn gốc căn bệnh cao máu đều do bướu tại nang thượng thận. Nếu bệnh cao máu không xuất phát từ các nguyên nhân khác mà nằm tại nang thượng thận, tôi tin rằng căn bệnh này có thể chữa dứt được.
-H: Rất vui khi nghe được những lời chứa chan hy vọng này và xin cám ơn anh về khám phá mới của anh. Tin rằng trong tương lai, hàng triệu người trên thế giới sẽ thấy hạnh phúc hơn, khi căn bệnh này không còn là bất khả trị nữa.
Chu Tất Tiến
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=154968