Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Sunday, March 6, 2011

Củ cải muối




cách làm theo video chỉ:
củ cải trắng mua về rửa sạch xong để ráo
trong 1 cái khạp nhỏ cho 1 lớp muối, sau đó 1 lớp củ cải trắng, rồi lại 1 lớp muối,...
đậy nắp lại xong mang đi phơi 1 tháng sau là có củ cải mặn
nhớ đừng lưa củ cải to quá, chắc là phải phơi lâu quá

đừng xài cái hủ plastic vì sẽ có mùi không ngon, qh đang nghĩ tới lấy cái slow cooker loại oval để làm.



Cải củ là thuốc giúp ăn ngon

Thứ bảy, 27/11/2010, 11:46 GMT+7

Cải củ - Raphanus sativus L., thuộc họ cải - Brassicaceae. Cây thảo có rễ củ phình to thành dạng tròn hay dài và có màu sắc khác nhau tùy thứ; lá thường xẻ ra và có lông; hoa có 4 cánh hoa màu vàng nhạt hay trắng tím.

Cải củ đã được trồng từ lâu ở Trung Quốc, Ai Cập và do sự trồng trọt mà người ta đã tạo ra những dạng và nòi trồng có rễ trụ và nạc, có màu da đỏ, trắng, vàng nhạt hay trắng hoặc tím. Ở nước ta, thường trồng nhất là cải củ trắng, còn gọi là củ cải, rau lú bú - Raphanus sativus L. var. raphanistroides Mak., có củ dài 15 - 40 cm hay hơn, màu trắng, vị nồng cay, có lá xẻ thành khía sâu và có hoa màu trắng. Ở Đà Lạt, có trồng cải ra - đi (Raphanus sativus L. var. radicula Pers.) có rễ củ tròn, thường màu đỏ; lá có lông hay không, xẻ ra hay không; hoa tía ít trắng, có sọc xanh.

Chế biến làm thực phẩm: cải củ hay rau lú bú là cây trồng rất phổ biến để lấy lá luộc ăn, lá già muối dưa và để lấy củ. Củ cải là loại thực phẩm tương đối dễ sử dụng, có thể dùng chế biến nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, với cá, xào mỡ, xào thịt, nấu canh hoặc làm gỏi với tép, thịt heo nạc; còn dùng muối dưa ăn quanh năm (ngâm trong nước mắm), làm củ cải muối (xá bấu), phơi khô dự trữ để làm dưa khi cần.

Để làm củ cải ngâm nước mắm, người ta mua củ cải về, rửa sạch, cắt ra từng khúc dài độ 4 cm, chẻ ra theo chiều dọc thành 4 - 6 miếng. Đem phơi nắng cho héo rồi xếp vào keo. Đổ nước mắm ngập xâm xấp củ cải. Bỏ vào ít đường cát cho củ cải có vị dịu hơn.

Muốn để lâu, người ta muối củ cải. Mua củ cải còn có cuống lá về rửa cho sạch, rồi rải ra phơi một nắng cho héo. Cho củ cải vào lu hay vại. Cứ một lớp củ cải thì rải một lớp muối hạt. Đậy nắp lại, để một tuần cho củ cải thấm muối. Tiếp đó, cứ mỗi buổi sáng, người ta lấy củ cải ra phơi nắng, chiều lại cho vào lu như cũ. Liên tục một tuần, thì cầm củ cải lên bóp thấy mềm và dẻo là củ cải đã ăn được.

Củ cải muối mặn để lâu ăn dần, có thể xắt ra thành từng lát mỏng, bóp rửa với nước lã cho bớt mặn rồi trộn giấm, đường, tỏi, ớt vào ăn với cháo trắng. Hoặc xắt ra từng lát mỏng, rửa sạch rồi bằm với sườn heo; hoặc xắt ra thành cọng nhỏ, chưng với thịt nạc, hầm với giò heo hoặc chiên với trứng vịt.

Lá cải củ tươi có các thành phần dinh dưỡng tính theo % như sau: nước 83,8, protid 2,3, lipid 0,1, cellulose 1,6, dẫn xuất không protein 7,4, khoáng toàn phần 4,5. Củ cải trắng chứa các thành phần dinh dưỡng tính theo g%: nước 92,1, protein 1,5, glucid 3,7, cellulose 1,5, tro 1,2 và theo mg%: calcium 40, phosphor 41, sắt 1,10 và các vitamin ?- caroten 15; vitamin B1 0,06, vitamin B2 0,06, vitamin PP 0,5 và vitamin C. Trong các chất khoáng có iod, magnesium, lưu huỳnh.

Sử dụng làm thuốc: cải củ có tính chất khai vị, giúp ăn ngon miệng, dùng chống hoại huyết, chống còi xương, sát khuẩn, lọc gan và thận, làm long đờm. Thường được chỉ định dùng trong trường hợp ăn không biết ngon miệng, các bệnh hoại huyết, còi xương, thiếu khoáng, lên men trong ruột, đau gan mạn tính, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, thấp khớp, bệnh đường hô hấp (ho, hen).

Trong y học dân tộc, củ cải (la bạc căn) là vị thuốc có vị ngọt, hơi cay, không có chất độc, có tác dụng long đờm, tiêu thức ăn, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, dùng chữa nhiệt lỵ, giải độc. Hải Thượng Lãn Ông đã viết trong Lĩnh nam bản thảo:

“La bạc căn tức củ lú bú (cải củ)

Ấm cay, hơi đắng, độc không có,

Long đờm, tiêu thũng, tán phong tà,

Phá ứ thông tê, trừ lỵ khổ”.

Để chữa người bị nhiễm khói than, dùng cải củ hay lá của nó giã nhỏ, vắt lấy nước cốt đổ cho uống thì tỉnh.

- Trị ho ra máu, dùng củ cải nấu canh với cá diếc ăn thường xuyên.

- Trị nôn ra máu, dùng củ cải sống 40 g, rửa sạch giã nhỏ, vắt lấy nước cốt, hòa thêm ít muối cho uống.

- Để chữa chấn thương tụ máu giã củ cải tươi đắp.

Lá cải củ cũng giúp cho sự tiêu hóa thức ăn, củ cải (la bạc) còn dùng làm thuốc chữa khàn tiếng, xuất huyết ở ruột, chữa suyễn ở người già. Trong y học dân tộc, hạt cải củ (la bạc tử) cũng được dùng nhiều. Nó có vị cay ngọt, tính bình, vào kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm và tiêu thức ăn, dùng chữa chứng phong đờm, chứng thở suyễn, lỵ, mụn nhọt, đại tiểu tiện không thông lại phá được trệ khí. Nó dùng chữa phù trướng có kết quả rất tốt: lấy 40 g hạt cải củ sắc uống sẽ tiêu nước, xẹp phù rất nhanh.

http://www.khoahocphothong.com.vn/newspaper/detail/7030/cai-cu-la-thuoc-giup-an-ngon.html