Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Saturday, February 26, 2011

SỐ 7 : Cây Ổi - Trái ổi. tên khác: Ủi, Phan thạch Lựu, tên khoa học Psidium guyjava, họ Sim, Myrtaceae

SỐ 7 : Cây Ổi - Trái ổi. tên khác: Ủi, Phan thạch Lựu, tên khoa học Psidium guyjava, họ Sim, Myrtaceae
Tác dụng chống dị ứng, kháng viêm, suyễn, tim mạch, thấp khớp, lỡ loét, giảm sự xuất tiết, giảm sự kích thích ở màng ruột, trị tiêu chảy, thổ tả, kiết lỵ, chống mất nước, giữ ấm người, bảo vệ khí hóa của tỳ vị. Thành phần dùng làm thuốc: búp non, lá non, trái, vỏ rễ và vỏ thân cây. Thường dùnh nhứt là búp non và lá non, có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
Từ xa xưa trong dân gian dùng lá ổi non, búp ổi non chữa đau bụng, tiêu lỏng rất tốt. Liều lượng 15-20g búp ổi, rễ ổi non hợp với một ít trà xanh (Camellia sinensis) và gừng, sắc uống. Rễ vỏ thân cây còn dùng để rửa vết thương, vết lở, 15g rễ và vỏ thân cây nấu với 200ml nước sắc còn 100ml uống.
- Lá ổi giã nát hoặc nước sắc lá ổi dùng làm thuốc sát trùng, chống nấm, lở loét lâu lành, giảm sốt, đau răng, chữa ho, viêm họng.
- Trái ổ tính mát, vị ngọt, chua, hơi chát, không độc, có tác dụng sáp trường, chỉ tả, dùng để sát trùng, rửa vết thương, trị tiêu chảy.
- Chữa vết thương do chấn thương hoặc côn trùng, thú vật cắn: Búp ổi non, nhai nát, đắp lên vết thương.
- Chữa vết lở loét lâu lành ở chân, tay: Búp ổi, lá ổi non khoảng 100 g, sắc đặc, ngâm tay hoặc chân bị loét vào nước sắc lúc thuốc còn ấm. Mỗi ngày ngâm khoảng 2 - 3 lần.
- Chữa đau răng hoặc lở ở miệng, có thể dùng 1 trong 3 cách sau:
1. Nhai hoặc giã nát búp ổi non xát nhẹ vào nướu hoặc chổ lở.
2. Thêm chút nước ấm và ít muối vào khoảng 7 búp ổi non. Giã nát, sau đó dùng cây tăm có bông gòn ở đầu thấm vào nước thuốc đã giã ra để lăn hoặc chà nhẹ vào nướu hoặc chổ lở.
3. Lá ổi non khoảng 100 g, sắc đặc. Dùng nước sắc để súc miệng và ngậm vài phút trước khi nhả ra.
- Chữa ho, sốt, viêm họng: Lá ổi non phơi khô 20 - 40 g, sắc uống.
- Chữa tiêu chảy: búp ổi 20 g, vỏ Măng cụt 20 g, Gừng nướng 10 g, Gạo rang 20 g, sắc uống.
- Chữa tiêu chảy cấp tính: Hương phụ 20 g, búp Ổi sao vàng 20 g, Trần bì 12 g, củ Sả 12 g, Sinh khương 8 g, sắc uống.
- Tiêu chảy do thấp nhiệt, đau bụng, đi tiêu lỏng, hậu môn nóng: Hoàng bá 12 g, Ngũ bội tử 4 g, Ngũ vị tử 5 g, Phèn phi 2 g, sắc uống.
- Tiêu chảy do ăn uống không cẩn thận: gừng tươi sắc uống hoặc Hương phụ 10 g, Trần bì 6 g, Can khương 4 g, Khổ sâm 16 g, sắc uống.
- Bách chiến tán, chống dịch tiêu chảy hoặc thổ tả do Tỳ vị hư yếu gặp phong độc hoặc ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn: Búp ổi 200 g, vỏ cây Sung 500 g, vỏ Quít 20 g, Gừng 100 g, hột Cau già 10 g, Nhục đậu khấu 150 g. Các vị thuốc xắt nhỏ, phơi khô, tán bột, chia thành gói nhỏ, mỗi gói 6 g. Người lớn dùng ngày 3 lần, mỗi lần 1 gói.
- chữa tiểu đường loại 2: chỉ ăn phần vỏ của trái ổi vì có nhiều chất xơ, sinh tố C và chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng viêm, ổn định đường huyết rất tốt. Liều dùng trung bìng 150 g mỗi ngày. Người già có thể xắt nhỏ, xay và ép lấy nước uống. Tuy nhiên, nước ép sẽ mất bớt sinh tố và chất xơ.
- Chữa băng huyết: trái ổi sao khô, đốt tồn tính, tán bột. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 8 g.
Lưu ý: Ổi không dùng cho người bị táo bón. Ruột ổi có thể làm nhuận trường nhưng chất chát trong lá ổi và vỏ ổi có thể gây táo bón.

http://kimlong9999.blogspot.com/2009/07/danh-sach-nhung-cay-bong-tieng-khoa-hoc.html


Bạc Hà (Rau Húng)RAU THO*M - Mentha haplocalyx Briq / Herba Menthae / Marrube, Horehound, Peppermint
Toàn bộ cây cả lá thu hái quanh năm, phơi khô trong bóng mát và xắc nhỏ. Trừ phong nhiệt, tỉnh thần và sáng mắt, tăng khí ở can. Liều dùng: 2 - 10 g
Triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau họng, đỏ mắt: dùng phối hợp Bạc hà với Cát cánh (Platycodon grandiflorus), Ngưu bàng tử (Arctium lappa L.), Cúc hoa (Chrysanthemum morifolium).
Sởi giai đoạn đầu có ban nhẹ: dùng phối hợp Bạc hà, Ngưu bàng tử và Cát căn (Pueraria thompsoui bent).
Ứ khí ở can, triệu chứng tức và đau ngực và vùng xương sườn: dùng phối hợp Bạc hà, Bạch thược (Paeonia lactiflora), Sài hổ (Bupleurum chinense) dưới dạng Tiêu dao tán.