Áo nàng vàng anh về yêu ..hoa CÚC
DS Trần Việt Hưng
Hoa cúc Theo phong tục Việt Nam, Tết Nguyên đán trong nhà , ngoài Mai và Đào, cũng cần phải có vài chậu Cúc mới gọi là đón xuân..
Tuy Cúc vẫn có thể nở rộ mỗi độ Xuân về tại Việt Nam, nhưng tại mt số quốc gia khác như Nhật, Trung Hoa, Triều Tiên..cúc lại là loại hoa của.. mùa thu
Cúc chiếm mt vị trí khá đặc biệt trong Văn chương và Nghệ thuật Trung Hoa : cùng với Mai, Lan và Trúc hoa Cúc là mt trong tứ ‘hữu’ và thường được xem như biểu tượng cho mùa Thu (?)
Triết gia đời Tống Bạch cư Dị, mô tả Cúc, vì thường nở vào cuối Thu như một loài hoa của các nhà ẩn sĩ vì hoa biết tránh xa mùa Xuân là mùa trăm hoa khác đua nở !
Theo Chung Hi thì :
- Cúc hoa, sớm trồng nhưng mun nở : Đó là cái đức của người Quân tử.
- Cúc hoa nở giữa mùa sương tuyết, tượng trưng cho sự kiên trinh.
Với các nhà thơ Nhật thì Cúc được xem là biểu tượng của ‘Nét buồn thơ mộng, khôn ngoan’ của những ngày đông giá, mùa thích hợp nhất trong các thi phẩm loại Haiku..
Thiền sư Huyền Quang , mt người say hoa Cúc đã trồng toàn Cúc trong vườn quanh chùa và ngồi ngắm hoa Cúc mỗi khi ngồi thiền xong..Theo Ông : ngắm Cúc nở cũng là mt cách thiền.. ngắm hoa cho đến khi thấy ‘người ngắm và hoa, hai thứ hồn nhiên là một’..Kết quả là cái thấy về thực tại của mình nở đẹp như một ..đóa hoa.
Thiền sư đã làm một bài thơ vịnh hoa Cúc với những câu độc đáo như sau
."Trong núi năm tàn không có lịch
Thấy hoa cúc nở tiết Trùng dương
Năm năm nở đúng tiết thu qua
Gió dịu trăng thanh ý mặn mà
Cười kẻ không hay hoa huyền diệu.."
Và thêm nữa là :
"Hồn nhiên người với hoa vô biệt
Mt đóa hoa vàng chợt nổ tung
Phương phi xuân sắc trắng hay vàng
Thời tiết tùy loại hợp sắc hương
Khi mọi loài hoa rơi chật đất
Dậu Đông hoa cúc vẫn chưa tàn.."
(Bản dịch của Nguyễn Lang)
Về phương diện thực vật, nhóm hoa Cúc thuc gia đình thực vật Asteraceae, có lẽ là nhóm hoa được chú ý và được sách vở mô tả rất nhiều, chỉ sau nhóm hoa Hồng. Cúc đã được trồng tại Trung Hoa cách nay ít nhất là 3000 năm. Hoa Cúc có rất nhiều loại, khác nhau về màu sắc và hình dáng.. Hai loài thông thường nhất là Cúc trắng hay Bạch cúc , hoa màu trắng sữa, cánh hoa dài, mềm mại và Cúc vàng hay Kim cúc, có cánh hoa to, màu vàng rực rỡ..ngoài ra còn có những loài Cúc khác như Cúc hoàng kim, Cúc đại đóa, Cúc chi, Cúc chùy, Cúp diệp tơ.. và Cúc Tần ô hay Cải cúc, Cúc vạn thọ, Cùc bất tử và cả..Cúc hôi....vv..Phạm vi bài này sẽ chỉ bàn về Bạch cúc và Kim cúc
1- Cúc hoa trắng hay Bạch cúc
- Tên khoa học : Chrysanthemum morifolium = C. sinense.
(từ 1961, cây được xếp vào chi Dendranthema để trở thành Dendran thema morifolium= D. grandiflora, tuy nhiên tên cũ vẫn còn được dùng phổ biến trong các sách về thực vật và dược học)
- Tên thông thường : Mums, Florist’s Chrysanthemum.
Tại Trung Hoa : Ju hua (cúc hoa)
Sách vở Âu châu chỉ bắt đầu mô tả về Cúc vào 1689, và đây là cây hoa được trồng tại Hòa lan, cây bị chìm vào quên lãng để chỉ được ‘tái’ phát hiện vào 1789 và sau đó được ưa chung và phát triển rất mạnh tại Âu châu. Linnaeus đã đặt tên cho chi của cây là Chrysanthemum vào 1753 (chrysos=vàng; anthos=hoa, để chỉ màu vàng của nhóm hoa cúc trong chi này). Chrysanthemum morifolium ngày nay thật ra là loài được pha trn gen từ ít nhất là 6 loài cúc khác nhau.
Cây thuc loại thân thảo cao 60-90 cm, có thể hằng niên hay đa niên, gân hóa mc . Thân nhẵn, có rãnh, mọc thẳng đứng, phân chia thành bụi, mang lá xếp thưa. Lá thuôn hình ngọn giáo hay hình bầu dục, dày, mặt dưới có lông và nhạt hơn mặt trên; phiến lá có mép khía răng và chia ra 3-5 thùy; gốc lá có tai. Hoa mọc thành cụm tròn lớn. Lá bắc bao bên ngoài phủ lông trắng, các lá bắc trong hình thuôn. Tại đầu hoa lớn chừng 1.5-5 cm, có 1-2 dãy hoa vòng ngoài có cánh môi màu trắng, các hoa ỡ giữa hình ống, màu vàng nhạt. Quả thuc loại bế quả dạng trái xoan..
Bạch cúc đã được biến đổi rất nhiều để có thể trồng ven đường, trong chậu hay để cắt lấy hoa và hoa cũng thay đổi màu, không còn là màu trắng lúc ban đầu mà ..thành vàng, đò tím.. (tuy vẫn từ chủng Bạch cúc!)
Hình dạng của hoa cũng trở thành đa dạng : đơn, kép, cong úp (spoon), chùy (pompom)..Cây có thể nở hoa quanh năm, kể cả mùa Đông và mùa Xuân.
Bạch cúc được du nhập vài Việt Nam từ lâu đời, được trồng tại nhiều nơi nhưng không phổ biến bằng Kim cúc (Cúc vàng)
Thành phần hóa học :
Hoa Cúc trắng chứa :
- Tinh dầu dễ bốc hơi trong đó có camphor, carvone, camphene, borneol, bornyl acetate, chrysanthenone...
- Alkaloids : Stachydrine
- Các alcohol loại triterpene : heliaol, lupeol, taraxerol, cycloartenol..
- Flavonoids như Luteolin, Cosmosin, Acacetin-rhamnosin, Apigenin
- Các acid amin : Choline, adenine..
- Các vitamins : nhiều nhất là B1, E..
Các nghiên cứu dược học về Cúc trắng :
- Hoạt tính trên huyết áp :
Các nghiên cứu tại Nhật và Trung Hoa trong thập niên 70 ghi nhận : Nước sắc, đun sôi trong 15 phút 24-30 gram Cúc và 24-30 gram Kim ngân hoa (Lonicera japonica), chia thành 4 liều và dùng uống thay trà được thử nghiệm trên 46 người bệnh, uống trong 3-7 ngày liên tục.. kết quả huyết áp giảm hạ về mức bình thường nơi 35% bệnh nhân, số còn lại có kết quã tốt sau 1-12 ngày dùng thuốc. Các bệnh nhân huyêt áp cao có thêm choáng váng (vertigo) được cho dùng thêm 12 gram lá dâu tằm (tang diệp), sắc chung; bệnnh nhân bị sơ đng mạch và mỡ cao trong máu được cho uống thêm 12-24 gram sơn tra (Crataegus pinnatifida).. Các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng đều thuyên giảm.
- Tác dụng trị đau tức ngực (angina pectoris) :
Mt nghiên cứu khác tại Trung Hoa ghi nhận : Nước sắc hoa Cúc dùng trong 61 trường hợp angina pectoris cho kết quả hữu hiệu nơi 80% bệnh nhân : rất tốt cho 43.3 % và giúp thuyên giảm cho 36.7 % Các bệnh nhân vị tức ngực, hồi hp, vertigo, tê ..đều thấy bớt được các triệu chứng. 45 % có những thay đổi về điện tâm đồ (EEG). Mt số giảm được huyết áp, và tất cả không gặp các phản ứng phụ..
- Hoạt tính kháng sinh :
Các dung dịch chiết từ lá Cúc trắng có hoạt tính ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Beta-hemolytic Streptococ cus và Shigella sonnei. Có thể dùng lá tươi, nghiền nát và đắp thẳng vào mụn nhọt hay vắt lấy nước thoa vào vết thương.. Nghiên cứu tại ĐH Nihon (Nhật) ghi nhận các triterpinoids, trích từ hoa có hoạt tính ức chế vi khuẩn Lao Mycobacterium tuberculosis, chủng H(37) Rv ở những nồng đ tối thiểu MIC từ 4-64 microg/ml. (Biology and Pharmacy Bulletin Số 28-2005). Nghiên cứu tại Viện Khoa Học và Kỹ Thuật Quốc Gia Đại Hàn Seoul ghi nhận mt flavonoid glucuronide: apigenin-O-beta-D-(4’’-caffeoyl)glucuronide có hoạt tính ức chế men HIV-1 integrase ở IC(50)=7.2+/- 3.4 microg /ml) và chống hoạt đng của HIV trong môi trường cấy tế bào EC(50)= 41.86 +/- 1.43 microg/ml, khi cấy vác tế bào MT-4 bị nhiễm HIV-1 (IIIB) (Planta Nedica Số 69-2003)
- Hoạt tính trên các tế bào ung thư :
Nghiên cứu tại Đại học Nihon, Tokyo (Nhật) ghi nhận 15 chất diol và triol loại pentacyclic triterpene gồm 6 thuc loại taraxastane (faradiol, heliantriol B0, helantriol C,22 alpha-methoxyfaradiol, arnidiol, và faradiol alpha-epoxide) và 5 thuc loại oleananes (maniladiol, erythrodiol, longispinogenin, coflodiol và heliantriol A), 2 loại ursanes (brein và uvaol), 2 loại lupanes (calenduladiol và heli antriol B2), trích từ hoa Cúc trắng, khi được thử nghiệm về tác dụng ức chế sự kích khởi sinh kháng thể siêu vi Epstein-Barr (EB-EA) gây ra bởI chất tạo u-bướu 12-O-tetradecanoylphorboil-1-acetate (nơi tế bào Raji) cho thấy các chất này có hoạt tính ức chế mạnh hơn glycyrrhetic acid (đã được xem là mt chất chống u-bướu). Trong số này arnidiol có hoạt tính diệt tế bào ung thư mạnh nhất , liều GI50 (liều gây ức chế 50% tăng trưởng) là < 6 microM. (Cancer letter Số 8 (March)-2002)
- Hoạt tính chống sưng (kháng viêm=anti-inflammatory )
Dịch chiết hoa Cúc trắng, từ phần tan trong hexane và phần tan trong chất béo, sau khi tinh khiết hóa, đã cho nhiều loại esters acid béo (gần 30 chất khác nhau) và nhiều diol, triol loại triterpene ( 24 hợp chất). các hợp chất này được thử nghiệm về hoạt tính chống sưng trên loại sưng viêm nơi chut gây ra bằng 12-O-tetradecanoylphorbol-13-acetate (TPA). Kết quả ghi nhận tính chất kháng viêm rất rõ với liều ID50 là 0.03-1.0 mg / tại mỗi tai chut, mạnh hơn cả tác dụng của quercetin. (Journal of Agricultural and Food Chemistry Số 49-2001).
- Các đặc chế chứa Cúc trắng của Trung Hoa :
Tại Trung Hoa, hiện có mt số đặc chế được B Y-Tế Cng HÒa Nhân Dân Trung Hoa chính thức cho phép sử dụng để điều trị một số bệnh :
- Đặc chế Jiantangkang được dùng để trị các chứng tiểu đường không tùy thuc vào insulin (Chung kuo Chung His I Chieh Tsa Chih Số 17-1977).
- Bạch cúc là một trong 7 dược thảo được dùng trong đặc chế PC-SPES để trị ung thư nhiếp h tuyến, cho kết quả là làm giảm rõ rệt nồng độ PSA (prostate-specific antigen), diệt được các tế bào ung-thư, đồng thời làm giảm đáng kể testosterones. Trong 2 thử nghiệm, nồng đ PSA giảm hạ ngay sau 1 tháng dùng thuốc (New England Journal of Medicine Số 339-1998)
- Đặc chế Hua-sheng-ping phối hợp Cúc trắng, Cam thảo và Tam thất đã được dùng để trị các vết lở loét ‘tiền ung-thư’ nơi rut
-
Bạch cúc trong Dược học cổ truyền :
Dược học cổ truyền Trung Hoa và Nhật dùng Bạch cúc để làm thuốc ;
- Sách thuốc Nhật Honso Komosu (thế kỷ 16) đã ghi Cúc trong thành phần mt toa thuốc giúp kéo dài tuổi thọ. Theo toa thuốc này, mỗi bộ phận của cây như chồi non, hoa, cuống hoa, rễ..cần phải được thu hái vào những thời điểm khác nhau trong tiến trình tăng trưởng, phơi khô rồi tán thành bột. Uống bột mỗi ngày 3 lần trong 100 ngày. Sau 1 năm, tóc đang bạc sẽ trở lại đen..
- Dược học cổ truyền Trung Hoa ghi chép ‘Cúc hoa’ trong ‘Thần nông bản thảo kinh’, Lá được ghi, đầu tiên trong ‘Danh Y biệt lục’ (Đả0 Hoằng Cảnh) khoảng năm 500 , thời Nam-Bắc triều. Lý thời Trân trong Bản thảo cương mục đã chia Cúc thành nhiều loại, trị bệnh khác nhau..Dược liệu còn có những tên gọi khác như Cam cúc hoa (Gan-ju-hua)..Hàng cúc hoa..
Dược liệu: Cúc hoa (Ju-hua) là Hoa của cây Bạch cúc, thu hoạch vào tuần thứ ba trong tháng 10; đây là giai-đoạn hoa nở r tại các vùng nuôi trồng như An huy, Hà nam, Triết giang (đặc biệt nhất là vùng Hàng châu). Sau khi hái, hoa được sấy nhẹ đến khô, hay hấp rồi phơi nắng, hoẵc có thể hong khô trong phòng qua gió. ‘ Bạch cúc (bai-ju) là toàn cây cắt , rồi bó và treo đến khi khô rồi tách lấy hoa. ‘Chu cúc’(chu-yu) của An Huy là cây thu hái khi hoa gần như nở hết, rồi treo trong phòng tối đến khô, có thể xông sulfur đến khi hoa và lá mềm (đ khô chừng 60%). Cây được rung đến lúc hoa cụp tròn và đến khi khô hẳn.. Hoàng cúc (huang-ju) là hoa được rang qua lửa nhỏ đến khô (tại Triết giang). Cúc cũng còn được sao’ tồn tính’..
Cúc hoa được xem là có vị ngọt/ đắng, tính hàn nhẹ, tác dụng vào kinh mạch thuc Can và Phế.
Cúc hoa có tác dụng :
- ‘tán Phong’ và thanh ‘Nhiệt’ tr5 được các chứng Phong-Nhiệt gây ra nóng sốt và nhức đầu. Dùng phối hợp với Xuyên khung (Chuan xiong=Radix Lingustici) để trị đau nhức đầu do ngoại Nhiệt -Phong xâm nhập hay do Dương-Can thăng phát .
- ‘thanh Can’ và thanh mục (mắt) , giải trừ Phong-Nhiệt nơi Can tạng gây ra mắt khô, đỏ, đau, chảy nước mắt.. và trị Âm suy nơi tạng Thận và Can gây ra mắt nhìm có đốm, mắt mờ, chóng váng. Dùng phối hợp với Câu kỷ tử (gou-qi-zi=Fructus Lycii) khi trị mắt mờ, choáng váng..
- an định Can và trừ Phong : trị nhức đầu, chóng mặt, tai ù do Dương thăng tại Can. Dùng phối hợp với Bạch thược, Thạch quyết minh, Thăng ma và Câu tích..
- Vài phương thức dùng Cúc trắng trong dân-gian :
- Để trị mỏi mắt và hoa mắt vì đọc sách quá lâu, làm việc quá nhiều bằng mắt ; dùng 9 gram hoa cúc trắng tươi, ngâm trong nước sôi từ 5-10 phút, khi nước đủ ấm, lấy hoa ra đắp trên mắt từ 10 đen 20 phút.. lập lại 2-3 lần và đắp thêm buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể uống nước đã ngâm hoa.
2- Cúc hoa vàng hay Kim cúc
Tên khoa học : Chrysanthemum indicum
Tại Pháp : Chrysanthème
Tại Trung Hoa : Dã cúc hoa
Cúc hoa vàng có nguồn gốc từ Trung Hoa, Nhật bản, được trồng rất phổ biến tại các quốc gia Á châu như Ấn đ, Việt Nam vì cho hoa đẹp và nở vào dịp Tết Nguyên đán.
Kim cúc thuc loại thân thảo hằng niên hay đa niên, thân cứng cao tới 1m, phân cành tại ngọn, Lá màu xanh lục ,không cuống, mọc so le, có thùy sâu, mép có nhiều răng. Hoa mọc thành cụm, hình đầu, mọc ở nách lá hay ở đỉnh cành. Hoa có đường kính khoảng 1-1.5 cm, cuống dài 2-5 cm. Lá bắc tổng bao ở bên ngoài có dạng thuôn dài, mép thô, xếp thành nhiều dãy. Vòng hoa ở ngoài có cánh môi màu vàng. Quả thuc loại bế quả nhẵn có mào lông
Thành phần hóa học :
Thành phần hóa học của Cúc vàng tương đối hơi khác với Cúc trắng.
Hoa chứa ;
- Các glucosides như luteolin, chrysanthemin, stachydrin..
- Các flavonoids và flavone glycosides loại eudesmane-sesquiterpen như kikkanol A, B và C; loại germacrane-sesquiterpen như kikkanol D, E, F
- Tinh dầu dễ bay hơi : thujone, cineole, alpha-pinene, limonene, camphor, borneol, bornyl ace tate, Yejuhua lactone..
- Sắc tố : chrysanthemaxanthin.
- Các hoạt chất phức tạp như acacetine, cumambrin A..
- Các polysaccharides , tannins,
- Vitamins như A, B1
Các nghiên cứu khoa học về Cúc hoa vàng :
- Tác dụng ức chế sự sản xuất nitric oxide ;
Nghiên cứu tại Đại học Kyoto (Nhật) ghi nhận dịch chiết hoa Cúc vàng bằng methanol và ethyl acetate chứa các flavonoids có hoạt tính ức chế sự sản xuất nitric oxide nơi các đại thực bào kích khởi do liposaccharides, và ức chế hoạt đng của men aldose-reductase..(Chemical Pharmacy Bulletin (Tokyo) Số 5-2000)
- Khả năng trị gout :
Trong trường hợp bệnh gout : men xanthine oxydase là chất xúc tác sự oxy-hóa hypoxanthine thành xanthine và sau đó thành acid uric.. chất đóng vai trò quan trọng gây ra gout. Nghiên cứu tại ĐH Nam Kinh (trung Hoa) ghi nhận dịch chiết hoa Cúc vàng bằng methanol cho thấy có tác dụng ức chế men này ở nồng đ IC50 là 22 microgram/ ml (trong khi đó nồng đ allopurinol dùng làm đối chứng là 1.06 microg/ml) (Journal of Ethnopharmacology Số 73-2000)
- Hoạt tính kháng sinh :
Các dịch chiết từ hoa cúc vàng có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của nhiều vi khuẩn(15 loại) và nấm trong đó gồm Staphylococcus aureus, Shigella spp. và cả vài siêu vi trùng loại Echo.
- Khả năng hạ huyết áp :
Các chế phẩm từ hoa cúc vàng, khi cho dùng uống hay chích qua màng phúc toan, đều làm hạ huyết áp mau chóng. Các chế phẩm dùng toàn cây có tác dụng độc hại hơn và hoạt tính kém hơn là trích từ hoa. Nơi chó có áp huyết bình thường hay cao, dịch chiết từ hoa ở liều 100-200 mg/kg cơ thể gây ra hạ huyết áp nhưng không ảnh hưởng trên tim và gan (The Pharmacology of Chinese Herbs)
- Tác dụng trị bệnh đường hô hấp :
Trong một thử nghiệm tại Nhật trên 1000 bệnh nhân về tác dụng của Cúc vàng trong việc ngừa cảm, ghi nhận những người uống nước sắc hoa cúc vàng mỗi tuần mt lần, có thể giảm được13.2 % những cơn cảm lạnh (so với năm trước đó). Khi thử nghiệm trên 119 trường hợp sưng phổi kinh niên, 38 % giảm được các cơn bệnh (so vớI nhóm đối chứng)
Cúc vàng trong Dược học cổ truyền :
Dược học cổ truyền Trung Hoa và Nhật sử dụng Cúc vàng để trị bệnh khác với Cúc trắng. Cúc vàng hay Dã cúc hoa (Ye-ju-hua), Nhật dược gọi là nogikuka.
Dã cúc được cho là có vị đắng, cay và tính hàn nhẹ, tác đng vào các kinh mạch thuc Phế và Can.
Dã cúc có các hoạt tính :
- Thanh ‘Hỏa’, giải độc dùng trị mụn nhọt, ghẻ lở, và trị đau, sưng cổ họng, sưng mắt đỏ do ‘Phong-Hỏa’. Được phối hợp với Kim ngân hoa (Jin-yin-hua= Flos Lonicerae Japonicae) và Bồ công Anh (Pu-gong-ying = Herba Taraxaxi Mongolici).
Tại Ấn độ, Cúc hoa vàng được gọi là guldaudi, Phạn ngữ là sevanti. Toàn cây dùng chung với tiêu đen để trị lậu mủ (gonorrhea). Hoa dùng làm thuốc kiện vị.
3- Vài loài Cúc khác :
Ngoài Bạch cúc và Kim Cúc còn vài loài Cúc khác khá phổ biến tại Việt Nam và cũng được xem là cây cảnh trưng bày trong dịp Tết như :
- Cúc trắng lớn
Tên khoa học : Chrysanthemum maximum ( C. superbum)
Các tên gọi khác : Max Daisy, Shasta Daisy (Anh-Mỹ), Grande marguerite (Pháp)
Cúc trắng marguerite có nguồn gốc từ Âu châu, được trồng phổ biến tại Bắc và Trung Việt Nam để dùng làm hoa cắt cành và làm bồn cảnh.
Cây thuc loại thảo, đa niên, cao 0.7-1m. Thân nhẵn, phân chia nhánh ở gốc. Lá mọc cách, phiến lá có mép khía răng cưa thưa; gân lá mảnh. Phiến tương đối dầy, phía đầu tròn. Hoa mọc thành cụm, hình đầu, đường kính 6-10 cm. Phía ngoài của hoa có những lá bắc mỏng dài 1cm, vòng hoa ở ngoài không đều có cánh môi lớn màu trắng xòe đều. Hoa ở giữa hình ống màu vàng. Quả thuc loại bế quả nhẵn.
Shasta Daisy khá được ưa chung tại Hoa Kỳ và các nhà vườn đã lai tạo được rất nhiều chủng cho hoa rất lớn và đẹp như ‘Majestic’ ‘Cobham’s Gold’, ‘Aglaya’
Cúc trắng lớn hầu như không được dùng trong dược học.
- Cúc tím (Kiều tràng)
Tên khoa học : Callistephus chinensis , họ thực vật Asteraceae
Các tên khác : China Aster, Reine Marguerite, Aster de Chine
Cúc tím có nguồn gốc từ Trung Hoa, thích hợp với vùng có khí hậu lạnh , mát như Bắc Việt Nam, Đà lạt .. Cây thuc loại thân thào, hằng niên, mọc thành bụi nhỏ, thân thẳng đứng phân cành nhiều. Lá mọc cách, lá ở gốc có phiến xẻ thùy sâu . Các là phía trên hình trái xoan, cuống lá có cánh, các lá ở đỉnh không có cuống. Hoa hình đầu, mọc thành cụm lớn đường kính 4-10 cm. Hoa ở vòng ngoài không đều có cánh môi thuôn dài, mọc lật ra ngoài màu hồng hay tím nhạt, trắng. các hoa ở giữa xếp chặt nhau màu vàng..Hoa thường được cắt cành và cũng được lai tạo để cho nhiều chủng có hoa nhiều dạng và nhiều màu..
Tài liệu sử dụng :
- Chinese Herbal Remedies ( Albert Leung)
- Chinese Herbal Medicine Materia Medica (Bensky)
- Medicinal Plants of India (SK Jain)
- Natural Medicines Comprehensive Database (Pharmacist’s Letter)
- The Pharmacology of Chinese Herbs (Kee Chang Huang)
- Oriental Materia Medica (Hong-Yen Hsu)
- Handbook of Medicinal Herbs (James Duke)
- Sunset Western Garden Book
- Cây Cảnh, Hoa Việt Nam (Trần Hợp)
Trần Việt Hưng
http://www.vuonghaida.com/VAN/ST/cuc_TVH.htm