Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Saturday, June 26, 2010

SỐ 1 : ĐU ĐỦ TRỊ UNG THƯ

SỐ 1 : ĐU ĐỦ TRỊ UNG THƯ


Đu đủ là một loại trái cây phổ biến trong nhân dân, không chỉ là loại trái cây ngon ngọt, mát, bổ mà còn chứa nhiều các vitamin, các enzim tiêu hóa…
http://w2.loitraitim.com/uploads/news/2007/12/17/20071217154354282.jpg

Trong đó đu đủ là loại trái cây có chứa nhiều carotin - một loại chất chống ung thư – nhất so với các loại hoa quả khác như táo, ổi, chuối và nhiều loại sắc tố có trong cà rốt, củ cải đường, rau xanh. Đặc biệt, đu đủ rất thích hợp với người béo phì ăn kiêng.

Một số người thường truyền tai nhau rằng, phụ nữ mang thai nên tránh ăn đu đủ vì nó có nguy cơ dẫn đến xảy thai. Điều này chưa có gì chứng minh được. Tuy nhiên, nên cẩn thận khi dùng loại thực phẩm này cho phụ nữ có thai.

Trong nhân dân còn lưu truyển khả năng chống ung thư, chống lão hóa của đu đủ. Các quý bà, quý cô còn dùng đu đủ như một loại mỹ phẩm thiên nhiên. Vậy đu đủ có phải một thứ thần dược không nhỉ? Thử tìm hiểu tác dụng của đu đủ nhé?

Theo đông y, đu đủ là một vị thuốc đơn giản, dễ tìm mà công hiệu. Thành phần được dùng làm thuốc ở đây là quả, lá, nhựa và rễ.

Tác dụng dược lý

- Diệt giun: trị giun đũa và giun kim (hạt).
- Chống sinh sản (cao hạt đu đủ), giảm tinh trùng, không độc và không ảnh hưởng đến tình dục.
- Chống ung thư (cao chiết với cồn ở lá đu đủ), giảm thể tích u báng, giảm sự tăng sinh khối u và mật độ tế bào ung thư.
Tính vị, công năng
- Quả đu đủ có vị ngọt, mùi hơi hắc, có tính mát.

Ngoài ra, trong đu đủ còn có một lượng lớn axit Ascorbic ( Vitamin C), Vitamin A, canxi, sắt, vitamin B, B2. Bên cạnh đó, các quý bà còn sử dụng đu đủ như một loại mỹ phẩm từ thiên nhiên.

1- Tác dụng làm mát gan, nhuận tràng, tiêu đờm, giải độc, tiêu thũng, hỗ trợ và điều trị một số bệnh đường tiêu hóa:

- Trong thành phần của đu đủ có chứa rất nhiều loại enzim, ví như enzim papain rất tốt cho tiêu hoá, nó giúp tiêu hoá các thức ăn giàu protein một cách dễ dàng hơn, nhất là trong các bệnh xơ hóa túi mật, tiêu hóa khó khăn và nóng rát dạ dày, thiểu năng tuyến tụy làm giảm tiết papain. Chính bởi lý do này, nước ép của trái đu đủ xanh đã được sử dụng trong việc bào chế ra các loại thuốc với mục đích chữa trị và hỗ trợ hệ thống tiêu hoá. Trong y học cổ truyền một số nước trên thế giới, đu đủ được đánh giá cao trong việc trị bệnh tiểu đường, hen suyễn và ký sinh trùng đường ruột.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh celiac (một loại bệnh mà không thể tiêu hoá protein trong lúa mì, hay gliandin) thì có thể ăn đu đủ xanh để chữa căn bệnh này.
Người ta có thể dùng nhựa từ đu đủ xanh hoặc hạt làm thuốc chống ký sinh trùng đường ruột như tẩy giun kim, giun đũa, sán heo... dưới dạng thuốc sắc. Nước sắc này còn có tác dụng kích thích chức năng gan, mật.


2- Có khả năng chống ung thư – chống lão hóa – tăng cường sinh lực và kháng viêm:


Trong 100 g đu đủ có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Beta carotin: Trong đu đủ có chứa chất beta carotin, có thể chống lại được một số căn bệnh ung thư, ngăn ngừa sỏi mật , rất hữu hiệu.. Cho nên, hãy “năng” ăn đu đủ với mục đích phòng ngừa ung thư.

Điều trị các vết chai và mụn cóc và làm lành vết thương:

- Chỉ cần lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn để điều trị các vết chai và mụn cóc
- Các mụn bọc sưng phồng luôn gây cho bạn cảm giác đau rát, rất khó chịu thậm chí dẫn tới nhiễm trùng. Hãy lấy nước ép đu đủ xanh, đắp lên vết sưng để ngăn ngừa sự nhiễm trùng và mưng mủ.
- Để làm lành các vết loét trên da, bạn hãy trộn một chút bơ với nước đu đủ và bôi lên vết loét. Cách làm này có tác dụng làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết thương.
- Đu đủ có thể giúp vết thương hay vết mổ của mau lành nếu bạn đắp một miếng đu đủ lên vùng da bị tổn thương.

3- Phòng tránh bệnh tim mạch

Hàng “tá” các công trình nghiên cứu đã cho hay, dưỡng chất có trong đu đủ có khả năng ngăn ngừa quá trình oxy hoá của cholesterol (Cholesterl chỉ có khả năng gây ảnh hưởng đến tim mạch khi bị oxy hoá). Đây cũng là bằng chứng cho thấy đu đủ có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Chính vì vậy những bệnh nhân cao huyết áp cũng có thể coi đây là thứ thuốc điều trị huyết áp hàng ngày của mình

4- Giúp sáng mắt


Vitamin: Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitaminA và vitaminC. Ăn đu đủ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh quáng gà, tăng cường thị lực, chính nhờ vào công dụng đó nên ở Ấn Độ người ta đã chiết xuất vitamin A từ quả đu đủ để sản xuất ra thuốc chống lại bệnh quáng gà ở trẻ em.
Nên ăn khoảng 3 phần đủ đủ mỗi ngày trở lên để ngăn ngừa quá trình lão hoá cũng như suy giảm thị lực

5- Rất tốt cho da


- Do chứa nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể nói chung và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng, giúp da tươi nhuận.
- Bạn có thể kết hợp đu đủ với một số loại nguyên liệu khác để tạo mặt nạ như sữa tươi, sữa chua hoặc chỉ đơn giản là nghiền nhuyễn đu đủ chín đắp lên mặt và rửa sạch sau khoảng 15-20 phút có tác dụng làm mềm, mịn da, ngăn ngừa mụn, các vết nám và đặc biệt phát huy tác dụng trong việc điều trị làn da thô ráp.
- Làm đẹp da: Đu đủ chín 1 quả 0,5 kg, sữa bò tươi 2 ly, đường cát trắng vừa đủ. Đu đủ gọt sạch vỏ, bỏ hạt cắt miếng, cho cùng sữa vào máy xay sinh tố cho nhuyễn, uống tươi để giải khát.
- Nhuận da, dưỡng nhan sắc, chống lão hóa: Đu đủ chín 1 quả 0,5 kg, sữa tươi 4 ly, hạt sen 20 g (bỏ tim) ngâm mềm cho nở, nếu loại tươi phải bóc vỏ, táo tàu đỏ 2 quả bỏ hột, đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào bát to chưng cách thủy độ 2 giờ cho đến khi hạt sen mềm là được. Ăn nóng.
- Khi gọt đu đủ, nên cắt một lát, xoa đều lên mặt để khoảng 15 phút, làn da sẽ mịn màng hơn nhờ được bổ sung vitamin. Nghiền đu đủ và thoa quanh mắt có thể xóa đi những vết chân chim. Riêng phần vỏ đu đủ xát lên mặt có thể lấy đi những tế bào da chết rất hiệu quả

6- Tác dụng dưỡng sinh:


- Phép dưỡng sinh theo mùa: Vào dịp xuân hè, ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Vào thu đông, đu đủ giúp nhuận táo, ôn bổ tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm.
Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khỏe.
- Phép dưỡng sinh chống lão suy: Đu đủ có tác dụng tốt cho những người chóng già, da mai mái, thể trạng không sung mãn, có các bệnh mạn tính. Cách dùng: Đu đủ chín 200 g, chuối xiêm 300 g, 2 thứ trên xay trong nước dừa non, uống hằng ngày. Nếu có mật ong, sữa ong chúa cho vào càng tốt. Nên dùng nóng, tránh dùng lạnh vì bản thân đu đủ có tính hàn.

7- Ngừa thai:


Ở Ấn Độ, Srilanka và Mailaysia, người ta dùng lá, hạt và quả đu đủ xanh để phá thai. Các công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng ngừa thai có được là do chất nhựa papain, có nhiều trong quả xanh, lá, hạt đu đủ. Quả đu đủ đã chín ít nhựa thì không còn tác dụng đó nữa. Gần đây, một số nhà khoa học cho rằng, tác dụng trên là do nhựa đu đủ đã phá hủy progesterol là trợ thai tố. Khi vào cơ thể, tác dụng của nhựa sẽ tăng mạnh 25 lần so với khi ở ngoài.


Một số kinh nghiệm dân gian:


- Đu đủ xanh già: nấu nhuyễn, ăn trước 2 bữa ăn chính. Hoặc tán xay thành bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 - 2 muỗng cà phê, chữa đầy bụng khó tiêu.
- Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30 g, khoai mài(Hoài sơn) 15 g, sơn tra 6 g, nấu cháo.
- Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống, hoặc đơn giản dùng đu đủ xanh làm gỏi ăn hằng ngày
- Đu đủ xanh giúp bà nội trợ hầm các loại thịt dai cho mau mềm,
- Rễ đu đủ tươi 200g sắc lấy nước uống cả ngày thay nước uống chữa chứng tiểu gắt, buốt do viêm đường tiết niệu.
- Chữa gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày
- Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 g, ngưu tất 15 g, kỷ tử 10 g, cam thảo 3 g sắc uống
- Lá tươi giã nát, gói vào miếng gạc, đắp thái dương, chữa đau đầu.
- Nước sắc đặc lá đu đủ có tính sát trùng, rửa vết thương, tẩy vết máu trên vải.
- Lá đu đủ bọc thịt dai, cứng trong vài giờ, khi hâm thịt chóng nhừ.
- Dân gian sắc 2 - 7 lá đu đủ tươi loại bánh tẻ với nước, uống chữa ung thư.
- Nhựa mủ lá đu đủ bôi chữa chai chân, hột cơm, tàn nhang, hắc lào mới phát, eczema, vẩy nến.
- Đắp lá đu đủ trị mụn nhọt, sưng tấy.
- Hoa đu đủ: trị ho trẻ em. Hoa đu đủ đực tươi (10 - 20g) trộn đường, đường phèn, mật ong, hấp cách thủy (hoặc hấp cơm).
- Rễ đu đủ: chữa băng huyết, sỏi thận, rắn cắn.
- Quả đu đủ chín: Bổ dưỡng, giúp tiêu hóa, nhuận tràng. Trẻ em ăn đu đủ chín sau khi ăn cơm chiều, từ 7 - 10 ngày trở lên, thấy sổ ra nhiều lãi kim.
- Nếu bạn bị chứng ít ngủ, hay hồi hộp, hãy lấy đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100 g; xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.
- Ho do phế hư: Đu đủ 100 g, đường phèn 20 g hầm ăn.
-Dân gian dùng hạt đu đủ đực chữa hen phế quản bằng cách chưng hoặc hấp cơm cho trẻ uống. Có công trình nghiên cứu còn cho rằng hạt đu đủ có thể chữa bệnh tim...
.

Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý rằng,
- Không nên ăn hạt đu đủ bởi trong hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine. Với một số lựơng lớn carpine sẽ làm rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.
- Không ăn nhiều đu đủ chín hằng ngày trong thời gian dài vì sẽ khiến phần da lòng bàn tay, bàn chân bị vàng. Hiện tượng này hết sau một thời gian ngừng ăn.
- Đu đủ chín có tính nhuận tràng, nên kiêng với những trường hợp đang đi ngoài hay đang uống các thuốc nhuận tẩy của Đông - Tây y.
http://quangtrinet.com/4rum/archive/index.php/t-9048.html