Nước tương độc, hoá chất trong rau
DCVOnline – Tin ngắn
Phở Hà Nội
Nguồn: phovuong.com
HÀ NỘI, Việt Nam (AFP, 11/09/2007) – Bà Nguyễn Thị Hương cau mày nhìn hàng rau cải ở chợ – đợt xì-căng-đan thực phẩm gần đây làm bà lo lắng không biết phải mua bán thế nào để làm bữa cơm an toàn cho gia đình.
Người tiêu thụ tại Việt Nam gần đây bị sốc vì cơn bão thông tin về rau quả đầy thuốc giết sâu rầy độc hại, hoá chất gây ung thư trong nước tương đen (xì dầu) và formaldehyde trong món ăn quốc tuý Việt Nam, phở.
“Tôi có thể mua gì bây giờ nhỉ?” bà Hương tự hỏi, mắt đảo xem hàng rau, đậu hũ, và thịt ở chợ Xanh đang nhộn nhịp tại Hà Nội. “Trông đều tươi tốt cả đấy nhưng không thể chắc rằng những thức ăn này an toàn cho gia đình tôi.”
Người tiêu thụ Việt Nam, một nước với hơn 83 triệu dân, hằng hãnh diện về những món ăn ngon miệng và lành mạnh, thường là nhiều rau xanh, ít mỡ màng và được chế biến bằng nhiều loại thực phẩm tươi ngon ngoài chợ.
Vào mỗi buổi sớm tinh mơ, hàng ngàn nông dân đi xe tải, xe máy hay xe đạp đưa hàng rau đậu, gà vịt, thịt thà của mình vào các khu chợ trong thành phố ở Hà Nội và Sài Gòn.
Nhưng khi Việt Nam đang chuyển đổi từ một quốc gia dựa trên nông nghiệp, với ¾ dân số là nông dân, thành một đất nước công nghệ hoá và theo nền kinh tế thị trường thì nỗi sợ của người tiêu thụ càng tăng trước đợt thông tin và về thức ăn nhiễm độc vì hoá chất ngày càng nhiều.
Theo một cuộc thăm dò mới đây của Vụ Bảo vệ Thực vật (http://www.ppd.gov.vn/) báo cáo có khoảng 30% đến 60% rau cải (đã thử nghiệm) bán ở các khu chợ Hà Nội nhiễm thuốc diệt sâu rầy bị cấm dùng tại Việt Nam và các quốc gia khác.
Một trong những loại thuốc cấm dùng này là metamidophos đã có báo cáo gây nguy hại cho sức khoẻ con người ở Trung Quốc, Hong Kong, Nam Hàn, và Hoa Kỳ.
Ới! em không ăn rau em bán đâu.
Nguồn: skhdt.vinhlong.gov.vn
Nhiều nông dân Việt Nam và Trung Quốc, dù biết gây hại cho sức khoẻ con người, vẫn dùng thuốc giết sâu rầy và phân bón hoá chất với liều lượng cao để nâng cao mức sản xuất trong thị trường nông phẩm hiện đang cạnh tranh ở mức cắt cổ và phần lợi mỏng dính.
Bà Nguyễn Thị Nhượng, chủ hàng rau ở huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội, thú nhận,“Gia đình tôi không ăn rau tươi chúng tôi bán hàng ngày ở chợ. “Chúng tôi dành một góc nhỏ trong vườn, trồng rau cải tự nhiên cho gia đình chúng tôi dùng. Chúng tôi sợ hoá chất làm hại sức khoẻ gia đình”.
Những xì-căng-đan sức khoẻ cũng ảnh hưởng đến những loại thực phẩm khác được báo chí năng nổ đưa tin khiến nhiều người tiêu thụ hoảng sợ và không còn biết phải mua bán, ăn uống thực loại phẩm nào mới được an toàn.
Hồi tháng 6, giới tiêu dùng Việt Nam tẩy chay nước tương đen nội hoá sau khi giới chức y tế tìm thấy hàm lượng 3MPCD, 1 loại chất tăng vị có thể gây ung thư nếu cứ dùng lâu ngày, 10–100 lần nhiều hơn mực cho phép (1)
“Quan chức y tế đã biết, ít ra từ năm 2001, nước tương đen, nước chấm được dùng nhiều thứ nhì sau nước mắm, đầy ngập hoá chất gây ung thư,” Tờ Thanh Niên viết tiếp, “Tại sao không ai nói cho chúbg ta biết điều này?”
Tờ Thanh Niên cũng chỉ ra rằng có ít nhất 11 cơ quan chức năng của nhà nước có trách nhiệm về an toàn thực phẩm, và không có viên chức của bất kỳ cơ quan nào nhận trách nhiệm về vụ nước tương nhiễm độc này.
Sáng tạo XHCN: Nước tương hiệu Lá Bồ Đề đóng trên chai bia San Miguel.
Nguồn: laodong.com.vn
Người tiêu dùng Việt Nam không lạ gì với những xì-căng-đan trong các món ăn phổ quát – formaldehyde trong bánh phở, hàn the (Na2B4O7.10H2O) trong bánh và thịt nhồi, và những đồ phụ gia nguy hại khác trong hải sản.
Theo đài Truyền hình Việt Nam, hàng năm có khoảng 250 đến 500 vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt gây bệnh cho khoảng 10 ngàn người, dù con số ngộ độc thực không được công bố chắc chắn cao hơn nhiều.
Trong 6 tháng đầu năm, bộ Y tế cho hay có 25 người bỏ mạng vì ngộ độc thực phẩm và hội Ung thư Việt Nam cho rằng ít nhất 1/3 trong 150.000 ca ung thư hàng năm chính là kết quả của thực phẩm nhiễm độc.
Việt Nam cũng có luật cấm dùng hoá chất độc hại nhưng nhà nước cộng sản ở đây cũng thú nhận việc theo dõi thi hành và áp dụng luật lệ còn rất kém.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố, hôm tháng 8, 2007, Bộ Y tế là cơ quan chức năng có thẩm quyền cao nhất về an toàn thực phẩm, chấm dứt tình trạnng dẫm chân nhau và đưa báo cáo mâu thuẫn về độ an toàn của thực phẩm.
Hai toán thanh tra thực phẩm sẽ được thành lập tại Hà Nội và Sài Gòn một ngày gần đây như một dự án thử nghiệm.
Quan chức hữu trách đã ra lệnh cho các xí nghiệp sản xuất thực phẩm phải theo đúng tiêu chuẩn của nhà nước, và chính phủ cũng đã thử nghiệm giới hạn lối canh tác hữu cơ.
Ruộng lúa miền Nam
Nguồn: fao.org.vn
Cơ quan Lương Nông của LHQ (FAO) mới đây đã làm một dự án thử nghiệm giúp nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long không dùng thuốc diệt sâu rầy và thay vào đó dùng một dụng cụ chạy bằng điện để kiểm tra mức di chuyển của một loại bọ (brown plant hoppers) ăn hại mùa màng.
Kết quả của dự án cho thấy, nếu nông dân trồng lúa ngay sau mùa sâu, lúa sẽ mọc khoẻ hơn để chống chỏi với đợt công phá của sâu rầy 3 tuần sau đó mà không cần dùng đến thuốc diệt sâu rầy.
Chiến lược này đã sản xuất được một vụ mùa có năng suất tốt, theo FAO, cùng lúc những nông dân khác xịt thuốc giết sâu rầy 8 lần nhiều hơn và vô tình giết cả những loại nhện và các loại côn trùng khác là kẻ tù tự nhiên của loài châu chấu phá hoại mùa màng.
Andrew Speedy của FAO nói, “Nông dân có khuynh hướng quay lại với hoá chất vì bị áp lực của người chào hàng và quảng cáo. Việt Nam có một quá trình lịch sử dài và thành công trong việc trừ sâu bọ nuôi giữ mùa màng, và nông dân thời hiện đại không nên quên điều này.”
Ngay cả với những cố gắng giúp đỡ của quốc tế và nhà nước Việt Nam hứa hẹn sẽ làm tốt hơn, ngay bây giờ, bà nội trợ tên Hương vẫn đầy nghi ngại.
“Tôi không tin vào quan chức nhà nước. Họ nói nhiều thứ lắm nhưng chẳng làm được việc gì. Chúng tôi phải tự lo và bảo vệ gia đình của minh.”
© DCVOnline
Nguồn: Toxic soy sauce, chemical veggies -- food scares hit Vietnam, AFP, Published: Tuesday September 11, 2007
(1): Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (VFA) cho biết, tính đến nay đã có 45 sản phẩm nước tương bị thu hồi vì có hàm lượng 3MPCD quá hạn cho phép. Tên 29 sản phẩm bị thu hồi:
1. Xì dầu Cây Bồ Đề của Chùa Minh Quang
2. Nước tương hiệu Merrikinh của Mã Quốc Hùng
3. Nước nêm gia vị hiệu Lá Bồ Đề của cơ sở Liên Thành
4. Xì dầu của cơ sở Thượng Hải
5. Nước chấm của cơ sở Thái Hòa
6. Xì dầu của cơ sở Kim Trang
7. Nước tương đậu nành Tây Du Ký
8. Nước tương đậu nành hiệu Song Hỷ của Cty TNHH Dịch vụ Thương mại Minh Thu
9. Xì dầu vị trai Lá Bồ Đề của một doanh nghiệp tư nhân
10. Tầu vị yểu hiệu 10 0N của Cơ sở Sản xuất Xì dầu Lưu Hương
11. Cơ sở sản xuất xì dầu, mắm nêm Bình Minh
12. Cơ sở sản xuất nước chấm Phúc Hải
13. Nước tương của cơ sở sản xuất nước tương Thanh Thanh
14. Nước tương hiệu Búp Sen của cơ sở sản xuất Thanh Đạm; nước tương hiệu Hiệp Hương của cơ sở Minh Duy
15. Nước tương nhãn hiệu "Gà Trống Vàng" của Cty TNHH Trung Thành
16. Nước tương cao cấp Goodmorning của Cty Miwon Việt Nam
17. Tàu vị yểu 10 0 N của Cty Thịnh Phát
18. Tàu vị yểu Dinh Cô 100N của cơ sở Đại Thành
19. Nước tương Good Morning
20. Tàu vị yểu Phú Cường 12 0 N của Cty CBTP Phú Cường
21. Nước tương đậu nành Đông Á 12 0 N của Cty Cổ phần CBPT Đông Á
22. Nước tương Phong Mỹ 450ml
23. Nước tương đậu nành 100N hiệu Kim Thành loại 500ml
24. Nước tương đậu nành cao cấp hiệu Dinh Cơ
25. Nước tương đậu nành hiệu Rồng Việt 500ml
26. Tàu vị yểu hiệu Đông Cô
27. Nước tương hiệu nhà Rồng của Cty Nông sản Thực phẩm Nosafood
28. Nước tương của hợp tác xã Thủy sản Tâm Đức
29. Tàu vị yểu con Nai Hà Thành của Cty TNHH Thương mại và sản xuất Hà Thành.
(Trích “Thêm 45 sản phẩm nước tương bị thu hồi”,, K.S, ThoibaoViet.com, 27/07/2007)
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3902
Người Việt tại quê nhà và nỗi lo ngay ngáy về an toàn thực phẩm
Sep 13, 2007
Photo courtesy: AFP
Photo courtesy: AFP
Cali Today News - Chị Nguyễn Thị Hường nhăn mặt phân vân trước các hàng thực phẩm có vẻ tươi ngon tại một khu chợ. Chị sợ cũng phải, vì VN mới trải qua một loạt báo động về an toàn thực phẩm làm nhiều người âu sầu.
Các tin tức xấu dồn dập gần đây tấn công người tiêu thụ VN, như thuốc trừ sâu có mặt trên trái cây và rau tươi, các hóa chất gây ung thư trong nước tương và chất formaldehyde trong món ăn “vua” là bát phở nóng hổi.
Người nội trợ 56 tuổi này nhăn mặt: “Tôi biết mua cái gì bây giờ?” khi chị lướt qua các món có vẻ hấp dẫn trong khu chợ hàng Xanh nhộn nhịp của Hà Nội: “Tất cả đều có vẻ ngon lành và tươi tốt, nhưng tôi không an tâm.”
Các giới tiêu thụ trong đất nước có 84 triệu dân, trước đây rất tự hào về nền ẩm thực xuất sắc của VN, với thực phẩm luôn tươi tốt, nhiều rau xanh, ít chất béo và nhiều loại gia vị có ngay tươi rói trên thị trường.
Trước đây VN là quốc gia chính yếu là nông nghiệp với 3/4 dân số là nông gia. Nhưng khi bước đầu chuyển qua quốc gia công nghiệp, người ta tố cáo hóa chất được dùng bừa bãi và ngày càng nhiều trên thực phẩm.
Theo số liệu điều tra mới của Cục Bảo Vệ Thực Vật thì tại các chợ rau xanh của Hà Nội, đã có từ 30 đến 60% số rau bày bán có dấu vết của thuốc trừ sâu, kể cả các loại thuốc đã bị cấm ở VN và nhiều xứ khác.
Nguyễn Thị Nhường, một chủ sạp bán rau quả do chị trồng ở Thanh Trì, thú nhận: “Gia đình chúng tôi không ăn các thứ rau tôi đang bán mỗi ngày đâu!”
Theo tin từ trên truyền hình của VN, thì hàng năm có từ 250 đến 500 vụ ngộ độc thức ăn, làm trên 10,000 người ngã bệnh, cho dù nhiều người nói con số thực sự phải còn cao hơn thế nhiều.
Nguyễn Dương, source AFP
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=f822471de9634854c10682eb14377c33