Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Sunday, March 6, 2011

Củ riềng: Thuốc tốt trị tiêu chảy

Củ riềng: Thuốc tốt trị tiêu chảy

Trị tiêu chảy bằng lá ổi

Xem tin gốc

Thanh Niên - 13 tháng trước 103 lượt xem

Tri tieu chay bang la oi

(TNTT>) Trong vườn nhà tôi luôn trồng một cây ổi dù chuyển nhà nhiều lần, vì đó là loại thảo dược rất công hiệu trong việc trị tiêu chảy cho cả người lớn và trẻ em. Nếu dùng tươi thì chọn lá ổi non (búp ổi, chồi ổi) còn lông tơ, nam thì dùng 7 lá, nữ 9 lá, nhai với ít muối rồi nuốt, sau 15 phút sẽ ngưng tiêu chảy.
Facebook Trị tiêu chảy bằng lá ổiTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Nếu sắc thuốc uống thì chọn lá ổi già, sao vàng rồi sắc với nước, sắc đến khi nước ổi đặc lại thì nhắc xuống, để nguội và uống như trà.

Bé Ben nhà tôi rất khoái món thuốc này, mỗi khi bị đau bụng thì đòi mẹ sắc nước lá ổi. Có thể cho thêm một ít đường cho bé dễ uống mà vẫn không làm giảm tác dụng.

Nhưng lưu ý là chỉ uống vừa đủ, đến khi thấy hết tiêu chảy thì ngưng, uống nhiều quá bé sẽ bị táo bón.

http://www.baomoi.com/Tri-tieu-chay-bang-la-oi/82/3882361.epi


Thứ Tư, ngày 26/01/2011, 13:53
(Eva.vn) - Theo y học cổ truyền, riềng tính ấm, tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau trừ thấp, kiện tỳ vị, là thuốc tốt đối với những trường hợp tỳ vị hư hàn có biểu hiện: đau bụng âm ỉ, chân tay yếu mềm, cơ thể suy nhược…

Riềng là loại cây gia vị và làm thuốc. Về mặt ẩm thực, riềng luôn được nhắc tới với những món như: thịt dê nộm, cá kho đồng, thịt chó nhựa mận, chân giò nấu chuối xanh… Theo y học cổ truyền, riềng tính ấm, tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau trừ thấp, kiện tỳ vị, là thuốc tốt đối với những trường hợp tỳ vị hư hàn có biểu hiện: đau bụng âm ỉ, chân tay yếu mềm, cơ thể suy nhược…

Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng

- Tỳ vị hư hàn, đau bụng sôi bụng, đại tiện phần lỏng: riềng 12g, bạch truật 12g, lá lốt 16g, lá ổi 16g, sinh khương 6g. Cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát. Chia uống làm 2-3 lần trong ngày.

- Trẻ em bị tiêu chảy nhiều lần, phân có lẫn bọt, quấy khóc: hoài sơn 10g, liên nhục 10g, củ riềng 6g, bạch truật 10g, biển đậu 10g, hậu phác 4g, trần bì 6g, sinh khương 4g. Cho các vị vào ấm đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

Củ riềng: Thuốc tốt trị tiêu chảy, Bài thuốc hay, Sức khỏe, Cu rieng, cu rieng tri tieu chay, tieu chay, ty vi hu han, dau bung, mat nuoc, dau
Lá và hoa cây riềng

- Ngộ độc thức ăn, đau bụng, nôn mửa, có những trường hợp đau bụng dữ dội kèm theo đại tiện lỏng, cơ thể có biểu hiện mất nước, rối loại điện giải, mạch nhanh, huyết áp dưới mức bình thường: củ riềng 16g, hoàng liên 10g, biển đậu 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, sinh khương (nướng) 10g, thảo quả 10g, quế 6g, chính thảo 10g, bán hạ chế 8g. Cho các vị vào ấm, đổ nước 3 bát, sắc còn 1,5 bát, chia làm 3 lần uống (cách 2 giờ uống 1 lần).

- Chữa chứng “Ngũ Canh tả” cứ khoảng 5 giờ sáng là cần đi ngoài, khi muốn đi thì phải đi ngay, không ngừng lại được, phân lỏng, cơ thể yếu mệt, bụng lạnh, chân tay lạnh. Nguyên nhân do tỳ thận dương hư.

Bài liên quan:

Củ giềng làm thuốc

Dùng bài thuốc: củ riềng phơi khô 16g, cầu tích 12g, ngũ gia bì 12g, sơn thù 12g, hoài sơn 16g, cố chỉ 10g, đỗ trọng (sao muối) 12g, khởi tử 10g, bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hậu phác 12g, bán hạ chế 10g, trần bì 10g, sinh khương 6g, quế 10g, chính thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, 10 -12 ngày là một liệu trình.

Bài thuốc xoa bóp:

Củ riềng phơi khô 20g, thiên niên kiện 16g, quế 24g, thạch xương bồ 20g, trần bì (sao) 16g, nhân hạt gấc (sao vàng) 20g. Các vị thái nhỏ, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Sau 10 ngày là có thể dùng được. Lấy bông tẩm vào thuốc, xoa vào chỗ đau, kết hợp day, bấm nhẹ.

Dùng trong những trường hợp đau xương đau mình trật ngã, sang chấn, sưng đau các khớp, thần kinh tọa, đau nhức cục bộ…
http://www.eva.vn/bai-thuoc-hay/cu-rieng-thuoc-tot-tri-tieu-chay-c132a52144.html



Củ riềng làm thuốc
ôngs
Riềng chữa được chứng đầy bụng.
Để chữa đầy bụng, nôn mửa, lấy riềng củ, gừng khô, củ gấu phơi khô lượng bằng nhau đem tán nhỏ, rây lấy bột mịn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4-6 g.

Củ riềng (còn có tên là cao lương khương) và quả hột riềng đều vị cay, tính ấm, làm ấm bụng, chống khí lạnh, thường được dùng để chữa đau bụng, nôn mửa, nấc. Liều dùng 3-10 g đối với củ, hoặc 2-6 g đối với quả.

Một số bài thuốc Nam được dùng trong dân gian:

- Chữa đau bụng lạnh, nôn mửa, tiêu chảy: Riềng, củ gấu, gừng khô liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6 g, ngày uống 3 lần.

- Chữa sốt rét cơn, ăn không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả: Hạt riềng tán nhỏ, uống 6-10 g.

- Chữa hắc lào: Củ riềng già 100 g, giã nhỏ, ngâm với 200 ml rượu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi vài lần.

- Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém: Riềng củ thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần.

http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/baiviet/29_530.htm