Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Friday, February 25, 2011

ỚT (Capsicum annuum) làm băng dán chữa bệnh thấp khớp

3. ỚT (Capsicum annuum) làm băng dán chữa bệnh thấp khớp

Ớt

Trong quả ớt có chứa nhiều dưỡng chất hữu ích được con người chiết xuất dùng để sản xuất kem, dầu, làm băng dán chữa bệnh thấp khớp, đau cơ bắp... Ngoài ra trong ớt có chứa hợp chất có tên là P có tác dụng truyền các tín hiệu đau dọc theo các đầu mút thần kinh lên não, nó còn được dùng để chữa bệnh zona đau dây thần kinh do tiểu đường gây ra.

Nếu làm gia vị, ví dụ dùng trong cháo gà sẽ có tác dụng trị cảm lạnh thông qua cơ chế làm co mạch máu trong cổ họng và mũi, giảm tắc nghẽn. Ớt còn được xem là chất xúc tác làm tăng cường qúa trình trao đổi chất, tiêu hao calo trong cơ thể, chống viêm nhiễm và kháng lại quá trình oxy hóa gây bệnh. Những người mắc bệnh tiểu đường nếu thường xuyên ăn hồ tiêu, ớt sẽ giảm lượng đường trong máu.





Muốn phân tích cây ớt cho rõ, thì cây, lá, trái và hột của nó, mỗi bộ phận đều có công hiệu khác nhau. Ớt có nhiều thứ nào là , ớt sừng trâu, ớt chỉ thiên, chỉ địa, ớt chùm, ơt thù lù, ớt hiềm . Ớt hiểm lại có nhiều thứ : Ớt hiểm tây, ớt hiểm ta, ớt hiểm trắng, ớt hiểm rừng . . . Rễ ớt, cây ớt, lá ớt đều dùng làm thuốc được, chỉ có hột ớt là không tốt.

Trái ớt vị cay, hăng, nồng, tính nhiệt, hơi độc, vào Vị kinh . Ớt thông kinh lạc, giúp mạnh tì vị, trừ độc, tiêu độc, sát trùng, kích thích tiêu hóa, trừ phong thấp. Trái ớt kích thích vị toan, nghĩa là làm cho chảy chất chua ở dạ dày, làm tiêu hóa mau . Cây ớt cũng vị cay nhưng tánh mát, không độc, nên công dụng của cây và lá ớt lại điều hòa được gan, phồi và dạ dày, hột ớt trái lại rất độc .

Ớt giúp tiêu đàm , trừ hàn lãnh, kích thích thần kinh. Trị phong thấp, đau lưng, nhức mỏi, đau khớp, phong thấp, các bệnh ngoài da, lở ngứa, ban, chẩn.

Ớt ngâm dấm, tươi hay khô đều có thể dùng làm gia vị, kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon miệng, giúp chóng tiêu các chất, tanh, béo, lạnh. Lá nấu canh trừ mụn mặt, mát gan.

Vỏ trái ớt có sinh tố C làm kích thích vị toan, nhưng ăn nhiều nó lại làm oải dạ dày, chậm tiêu .

Trị côn trùng cắn : Lá tươi giã nát đắp vào chỗ đau, hết nhức thì bỏ đi .

Rít cắn : Bẻ trái ớt, chà vào chỗ rít cắn, tiêu được nọc đôc. Cây và rễ ớt, nấu uống trừ bệnh rét, trái ban, ho lâu ngày . Canh lá ớt trừ nhiệt, phong ngứa, trúng gió .

Lở ngứa : Lá ớt nấu canh ăn hay giã nát đắp vào chỗ ngứa .

Để dành : Cây, rễ, lá, nhổ rửa sạch, phơi khô, không sao rang gì cả. Dùng khi không có lá tươi .

Kỵ dùng : Hột ớt có độc. Nó có tánh nóng ác liệt.. Ăn nhiều có hại cho dạ dày và có thể làm hư hại ruột. Hột ớt gây phồng da . Người nhiệt, máu nóng không nên dùng .

Ớt có quá nhiều giống và quá nhiều tên, nhưng tóm lại đều :

Ớt nào là ớt chẳng cay.

Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.

Vôi nào là vôi chẳng nồng ,

Gái nào là gái có chồng không ghen. . . . (ca dao) .

Thế mà cũng có người đòi “Làm sao cho Ớt ngọt như đường .. .