Khác với khí hậu nóng ấm của mùa hè, mát dịu của mùa xuân và những cơn gió thu nhẹ nhàng, mùa đông đến mang khí hậu lạnh, thiếu ánh sáng mặt trời nên vi khuẩn hoạt động mạnh hơn, khiến cơ thể dễ bị “đánh bại”. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt trong mùa đông.
Mô tả ảnh.
Thực hiện các động tác tập thể dục trong nhà khi mùa đông. (Ảnh minh họa. Nguồn: internet).
1.Tăng cường sữa chua
Vào mùa đông, con người thường phải dùng nhiều thuốc kháng sinh hơn để chống lại bệnh viêm họng, đau họng, viêm phế quản… Tuy nhiên, kháng sinh cũng sẽ tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong cơ thể của chúng ta. Vì thế, mùa đông bạn nên uống nhiều sữa chua để tạo dựng những nhóm vi khuẩn có lợi cho cơ thể.
Mô tả ảnh.
Mùa đông bạn nên uống nhiều sữa chua. (Ảnh minh họa. Nguồn: vatgia.com).
2. Bổ sung vitamin D
Do mùa đông thiếu ánh sáng mặt trời nên bạn cần phải bổ sung thêm vitamin D cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong thực đơn của bạn phải có hàm lượng canxi phong phú.
3. Chống buồn ngủ
Thiếu ánh nắng mặt trời còn làm cho cơ thể sản sinh ra càng nhiều hormone gây… buồn ngủ. Bạn nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như: thịt, trứng, rau xanh và hoa quả. Cơ thể sẽ hấp thụ được chất sắt ở các loại thực phẩm đó, giúp phòng chống được cơn buồn ngủ.
Mô tả ảnh.
Thiếu ánh nắng mặt trời dễ buồn ngủ. (Ảnh minh họa. Nguồn: vietbao.com)
4. Phòng cảm lạnh
Tính trung bình một người bị cảm từ 2 - 5 lần/năm, chủ yếu rơi vào mùa đông. Nhưng mỗi ngày nếu bạn lấy một chậu nước ấm có ít bạc hà và dầu bưởi, sau đó nhúng khăn mặt vào đắp lên mặt hít thở không khí đó vài phút, như thế sẽ có tác dụng phòng chống cảm lạnh.
4. Nên ăn thêm tỏi
Mùa đông bạn nên hạn chế uống rượu, hút thuốc và uống cà phê, vì những chất này “ru ngủ” hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều tỏi vì trong tỏi có chứa các chất có thể phòng chống các bệnh lây nhiễm do virus.
Mô tả ảnh.
Ăn tỏi để tăng cường miễn dịch. (Ảnh minh họa.Nguồn:internet).
5. Mát-xa
Mỗi ngày lấy tay mát-xa bụng theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần. Bạn nên mát-xa sau khi ăn cơm 1 giờ. Trước khi ngủ xoa bụng sẽ có lợi cho dạ dày, giúp tiêu hóa và có tác dụng an thần, ngủ ngon.
Mô tả ảnh.
Bạn nên mát-xa sau khi ăn cơm 1 giờ. (Ảnh minh họa. Nguồn: internet)
6. Uống đủ nước
Việc uống đủ nước rất quan trọng, nước giúp đào thải và loại trừ các độc tố ra khỏi cơ thể, ngoài ra còn có thể phòng tránh được căn bệnh cảm cúm hay cảm lạnh rất thường gặp.
Lượng nước tối thiểu bạn cần uống mỗi ngày là từ 6 - 8 cốc. Ngoài nước lọc thông thường, bạn có thể uống nước từ các loại rau, củ quả hay sữa cũng đem lại tác dụng như mong muốn.
7. Lựa chọn thực phẩm
Trong mùa đông, hầu hết chúng ta thường có xu hướng ăn nhiều hơn, điều này đồng nghĩa với khả năng tăng cân ngoài ý muốn cũng sẽ cao hơn. Cho nên việc lựa chọn thực phẩm là rất quan trọng. Ngoài các loại thức ăn thường ngày, bạn hãy nên duy trì 3 phần rau và 2 phần trái cây trong thực đơn của mình. Bởi rau quả là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Hạn chế các loại đồ ngọt và thực phẩm có chứa nhiều chất béo. Và cũng đừng quên bổ sung thêm sữa chua, hay sữa tươi đã gạn kem, ngũ cốc để tăng hàm lượng canxi cho xương chắc khỏe.
8. Luyện tập
Thời tiết lạnh chính là “thủ phạm” khiến bạn trở nên “lười” hoạt động hơn so với bình thường. Tuy nhiên, chính bởi những hữu ích vốn có của việc luyện tập mang lại, các chuyên gia khuyên bạn, bằng cách này hay cách khác bạn vẫn nên luyện tập đều đặn. Bạn có thể thay đổi hình thức luyện tập, ví như thay vì đi thang máy bạn hãy leo thang bộ, hay thực hiện các động tác tập thể dục trong nhà.
9. Rửa tay
Việc rửa tay tưởng chừng quá đơn giản nhưng lại mang đến những hiệu quả rất tích cực để phòng ngừa bệnh tật trong mùa đông. Thường xuyên rửa tay bạn sẽ loại trừ được các loại vi khuẩn gây hại tấn công, đặc biệt là mầm bệnh gây cảm cúm. Nên rửa tay với nước ấm và xà phòng diệt khuẩn, nếu có thể hãy rửa tay lên tận khuỷu tay. Sau đó dùng khăn khô lau sạch.
10. Những thói quen có lợi cho sức khỏe
Mô tả ảnh.
Mùa đông thời tiết rất lạnh, phải ăn thức ăn nóng, chín. (Ảnh minh họa. Nguồn: internet)
Ăn đúng giờ, đúng định lượng, không nên vì một món ăn quá ngon mà ăn quá nhiều.
Mùa đông thời tiết rất lạnh, không nên ăn đồ sống, đồ lạnh. Đặc biệt là những người cao tuổi, trẻ em lại càng phải ăn thức ăn nóng, chín.
Không nên ăn đồ quá nóng, bởi vì nếu ăn đồ quá nóng dễ gây ra nóng bên trong cơ thể. Nóng làm tổn thương âm vị, từ đó cũng làm tổn thương dạ dày.
Kiêng uống rượu mạnh. Tuy vậy, mùa đông rất thích hợp với uống rượu nồng độ thấp, tốt nhất là uống rượu vang. Nhưng bạn không nên uống quá nhiều vì uống nhiều sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.
Có thể lấy 10g sơn tra, 10g sơn dược, 10g táo đỏ (bỏ hạt), 5g gừng tươi, 5g vỏ quýt, 6g trà xanh, nấu nước sôi, pha trà uống rất tốt cho sức khỏe.
Gừng tươi có tác dụng giúp cho chúng ta hồi phục nhanh sau bệnh tật và cải thiện tuần hoàn trong cơ thể. Vì thế, bạn nên thêm một ít gừng tươi vào trong bữa ăn thường ngày hoặc trong khi uống nước.
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/De-co-the-khong-chien-bai-truoc-mua-dong/20886756/192/