SỐ 2 : Khổ Qua - TRỊ TIỂU ĐƯỜNG, tính giảm đau và chống viêm, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, kiết lỵ, trĩ. Momordica charantia, họ Cucurbitaceae. Tên khác: Cao Mướp Đắng, Bitter melon, Bitter Gourd, 苦瓜 (Khổ~Đắng; Qua~Dưa,Mướp)
100 g Khổ Qua, phần ăn được khoảng 84 g, trong đó có 260 mg Potassium. Tác dụng: hạ đường huyết vì trong toàn cây, trái và hột có Charantin là một hỗn hợp steroid làm hạ đường và điều hòa lượng dung nạp đường. Ngoài ra rễ và lá của Khổ Qua còn có tác dụng kháng khuẩn, phá đi thể Aspergillus nudulans và độc hại tế bào ung thư máu. Tính chống thụ thai, tính giảm đau và chống viêm, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, kiết lỵ, trĩ.
- Lỵ amip là do đơn bào histolytica amoebidae gây ra, Amip trú ở lớp dưới niêm mạc đại tràng hoặc theo đường máu, bạch huyết đến gan, phổi, lá lách, thận, mào, tinh hoàn, cổ tử cung. Truyền nhiễm bịnh từ người sang người hoặc gián tiếp qua ăn uống.
Bài thuốc Đông y trị Lỵ amip: Dây Khổ Qua tươi khoảng 200 g, cắt khi cây đang cho trái, rửa sạch cắt khúc khoảng 5-8 cm, nấu với 2 lít nước, sắc lại còn khoảng 400 ml, gạn ra ly, chia làm 2 lần uống trong ngày. Một đợt trị khoảng 10 ngày. Hoặc có thể dùng dây Khổ Qua khô, thì sau khi rửa sạch, cắt ngắn, đem phơi trong mát cho đến khô, sao vàng rồi cho vào hũ đây kín để dùng dần, mỗi lần nấu khoảng 30 g dây Khổ Qua khô.
Độc Tính: Không nên dùng quá 4 trái một tuần. Trái tươi chế biến làm thức ăn tốt hơn thuốc chiết xuất !
Vì có tính chất hạ đường huyết, người bịnh có triệu chứng đường xuống thấp không nên dùng. Phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể làm xuất huyết tử cung và co thắt làm hư thai.
Lớp màng đỏ bao quanh hột có chất vicine, một độc tố có thể gây ngộ độc cho trẻ em, gây triệu chứng như nhứt đầu, sốt, đau thắt bụng và hôn mê.
Độc hại, làm tăng enzym gan và có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
http://kimlong9999.blogspot.com/2009/07/danh-sach-nhung-cay-bong-tieng-khoa-hoc.html