Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Saturday, February 26, 2011

ĐIỀU TRỊ RA MỒ HÔI LÒNG BÀN TAY, BÀN CHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI ION

Điều trị ra mồ hôi bằng phương pháp điện di ion
Posted on June 24, 2008 by drdaochum

ĐIỀU TRỊ RA MỒ HÔI LÒNG BÀN TAY, BÀN CHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI ION

Điều trị bằng phương pháp điện di ion là bước điều trị đầu tiên không dùng phẫu thuật cho thấy có hiệu quả. Người bệnh đặt bàn tay hoặc bàn chân vào nước thường, điện di bằng dòng điện liên tục. Phương pháp này đã áp dụng từ gần 20 năm nay trên thế giới.

Cơ chế tác dụng

Tế bào biểu mô của tuyến bài tiết mồ hôi chỉ là một lớp đơn bào, khác với tế bào biểu bì da là loại biểu mô lát tầng, do đó điện trở ở tuyến bài tiết chất mồ hôi sẽ nhỏ hơn, vì vậy dòng điện đi qua đó sẽ chiếm ưu thế hơn, nên hình thành những nút làm tắc nghẽn những kênh bài tiết mồ hôi. Theo một số nghiên cứu về giải phẫu bệnh thì không khẳng định giả thuyết này. Trên thực tế, người bệnh khỏi được trong một thời gian rất dài khi dùng phương pháp này(đến 6 tháng). Vì vậy, còn nhiều cơ chế khác vẫn chưa được biết đến. Hiện nay, cho dù ý kiến này chưa được chứng minh, nhưng chúng tôi nghĩ rằng cách giải thích thỏa đáng nhất là tác dụng ổn định màng tế bào của tuyến.

Dụng cụ

-Cần phải có một máy chuyên biệt để điều trị tăng tiết mồ hôi. Máy này bao gồm:

Một hộp có khả năng điều chỉnh dòng điện ổn định.

Hai cái chậu nhỏ vừa với bàn tay, bàn chân. Ở dưới đáy mỗi chậu đặt một điện cực được bảo vệ, giúp tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa nước và kim loại. Hai điện cực đặt trong chậu nối với hộp phát dòng điện qua 2 sợi dây dẫn.

Cường độ dòng điện khi điện di tùy thuộc vào:

- điện trở da: thay đổi tùy người, giới, tuổi tác, nghề nghiệp và độ ẩm của da.

- Khả năng chịu đựng của người bệnh với cảm giác hơi khó chịu khi dòng điện chạy qua.

- Máy phát ra dòng diện không được quá 30mA( miliampère). Cường độ dòng điện thích hợp, có hiệu quả điều trị tốt là 20 mA.

Bắt đầu đợt điều trị

Người bệnh đặt 2 bàn tay hoặc bàn chân cần điều trị vào chậu dung dịch điện di có bản điện cực. Lấy nước từ robinet đổ vào 2 chậu này. Cường độ dòng điện được tăng dần đến 20mA. Lúc này người bệnh có cảm giác châm chích ở tay (hoặc chân), đôi lúc khó chịu trong suốt quá trình điện di.

Số lần điện di

Tuần đầu làm 3 lần

Tuần thứ 2 làm 3 lần

Từ tuần thứ 3 trở đi, cứ 2 tuần làm 3 lần

Thông thường, theo nguyên tắc thì kết quả thu được từ tuần thứ 4 trở đi. Sau đó cứ 2-3 tuần điện di 1 lần để duy trì và cuối cùng nếu hiệu quả có thể 1-2 tháng mới điện di một lần.

Chống chỉ định điện di ion

-Chống chỉ định tuyệt đối ở những người mang máy tạo nhịp tim.

-Không dùng ở phụ nữ đang mang thai( thường sau sanh sẽ hết đỗ mồ hôi)

- Đối với phụ nữ có đặt vòng tránh thai, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng điện di.

- Cẩn thận ở những người có mang dụng cụ chỉnh hình trong người, tùy thuộc vào kích thước của dụng cụ này và đường đi của dòng điện.

-Nên nhớ rằng đây chỉ là phương pháp điều trị triệu chứng. Do đó đây không phải là biện pháp điều trị dứt gốc mà chỉ có giảm và hết trong một thời gian.

Hiệu quả của phương pháp

Cột màu hồng cam và xanh cho thấy kết quả đạt được tốt : 97%




Filed under: Điều trị ra mồ hôi bằng phương pháp đện | 2 Comments »
Các phương pháp điều trị ra mồ hôi
Posted on June 24, 2008 by drdaochum

LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ RA MỒ HÔI

1. Dùng thuốc

Các thuốc kháng cholinergic, atropin, đối giao cảm đều ức chế tiết mồ hôi bằng cách ức chế dẫn truyền hạch thần kinh. Các thuốc này chỉ hiệu quả khi dùng liều cao, cho nên gây ra nhiều tác dụng phụ mà người bệnh không thể chấp nhận được. Ví dụ Prantal thuộc nhóm này, đã bị rút khỏi thị trường.

Thuốc gây ngủ̉, an thần, chống trầm cảm không có tác dụng trên tăng tiết mồ hôi, thậm chí khi dùng liều cao.

Các hóa chất chống tăng tiết mồ hôi :

- formol đã được sử dụng ( một trong những bệnh nhân lớn tuổi của chúng tôi đã biết được chất này khi còn nhỏ, và bà đã bị ngộ độc khi dùng formol để điều trị ra mồ hôi). Chính vì độc tính của formol, nên đã cấm dùng, và acid boric cũng vậy.

- Người ta cò̀n dùng dung dịch gluraaldehyde dạng mỡ thoa nồng độ̣ 10%, thoa tại chỗ, nhưng thuốc làm cho da nhuộm màu vàng và kích thích vùng da bị nứt.

Muối kim loại: hiện chỉ còn sử dụng muối nhôm, có 2 họ:

- Hydroxychlorure nhôm, có pH acide yếu, ít khi kích thích da, nhưng ít có tác dụng.

( các dạng crème, hoặc dạng pommade bôi như Lutsine và Dermagor).

- Chlorure nhôm ( AlCl3) và sulfate nhôm [Al2(SO4)3], có tính acide mạnh, hiệu quả hơn. Ở Pháp có loại ETIAXIL và DRICLOR, những chất này có thể gây nhạy cảm và kích ứng da.

Việc dùng các sản phẩm này là tinh tế vì đó là những sản phẩm gây kích thích da, yêu cầu những điều kiện đặc biệt để áp dụng( dùng buổi chiều trên da lành và khô).

Mức độ hài lòng của bệnh nhân chỉ đạt 50%.

2. Phẫu thuật

Phẫu thuật trong điều trị ra mồ hôi nách là lấy toàn bộ hạch bài tiết mồ hôi. Cắt hạch giao cảm ngực chỉ điều trị vĩnh viễn mồ hôi tay mà không thể điều trị được mồ hôi chân. Cắt hạch giao cảm ngực hiện nay được thực hiện bằng con đường nội soi dưới màng phổi nhằm lấy các hạch từ C2 đến C5. Người ta điều trị 1 hoặc đồng thời 2 bên. Tuy nhiên, tác dụng phụ của phương pháp này là : tăng tiết mồ hôi dữ dội hơn để bù trừ, như ra mồ hôi thân mình, mông và chân…còn trầm trọng hơn so với lúc ban đầu hoặc gây ra khô da lòng bàn tay quá mức, bị tràn máu, tràn khí màng phổi do phẫu thuật, tái phát ra mồ hôi (2%). Có thể có nguy cơ tử vong khi mổ. Đặc biệt phương pháp này không thể điều trị ra mồ hôi chân.

3. Chích TOXINE uốn ván :

Hiện nay người ta chích bằng BOTOX.

Điều trị ra mồ hôi tay, chân hay nách được thực hiện theo cách sau đây :

Vùng cần điều trị được chia thành những ô vuông nhỏ kích thước 1x 1 cm, người ta chích vào trong da sâu hoặc trung bình (hạch bài tiết mồ hôi) 2 đơn vị BOTOX, vì vậy cần phải dùng đến 20-50 đơn vị̣ Botox để điều trị một vùng với hiệu quả điều trị từ 4 đến 20 tháng. Chích Botox da bàn tay rất khó chịu vì đau. Chi phí điều trị khá tốn kém.

4-ĐIỆN DI ION

Đây là biện pháp điều trị hiệu quả, ít tốn kém, được áp dụng trên thế giới từ gần 20 năm nay. Đây là biện pháp điều trị được ưa chuộng, phương pháp này có thể điều trị tại nhà. Đây là biện pháp được chọn lựa trước các biện pháp điều trị khác, với điều kiện là phải thực hiện một cách chặt chẽ các qui tắc điện di, và hiệu quả của phương pháp này đã được chứng minh bằng các nghiên cứu lâm sàng nghiêm túc. Phương pháp này sẽ được viết chi tiết trong phần riêng, chuyên về Điện di ion.

Filed under: Các phương pháp điều trị ra mồ hôi tay-châ | Leave a Comment »
Tăng tiết mồ hôi
Posted on June 24, 2008 by drdaochum

TĂNG TIẾT MỒ HÔI

Sự bài tiết mồ hôi là một hiện tượng sinh lý, chỉ khi nào việc bài tiết này vượt xa mức bình thường gọi là tăng tiết mồ hôi.

Các rối lọan tăng tiết mồ hôi này khác với các quan niệm trước đây, là tương đối thường gặp(chiếm 0,5% đến 1% dân số). Tăng tiết mồ hôi thường kín đáo, người bị mồ hôi nhiều thường hay mang theo mình khăn tay, hoặc để trong ngăn kéo, hoặc thay vớ thường xuyên cho đến khi họ hoàn toàn không muốn tham gia hoạt động xã hội.

Tuyến mồ hôi của người có tăng tiết mồ hôi không có sự thay đổi đáng kể so với người bình thường.

Vị trí thường ra nhiều mồ hôi:

· Bàn chân 83% trường hợp

· Nách 53%

· Mặt 1%

· Cổ, thân, tay 12%

Tuy nhiên, bàn chân và tay cũng thường tương đương nhau

CÁC YẾU TỐ LÂM SÀNG KẾT HỢP VỚI TĂNG TIẾT MỒ HÔI

a) Tím đầu chi

b) Các rối loạn phối hợp ở da

c) Nhiễm trùng: nấm, vi khuẩn nhất là ở chi và ẩm ướt chân do ngâm nước.

d) Chàm thường kết hợp, nhất là ở bàn tay, thường không có mối quan hệ nhân quả rõ ràng.

e) Mồ hôi nặng mùi là do vi khuẩn trên da tạo ra.

Các vấn đề tâm lý-xã hội-nghề nghiệp

a) Bất lợi trong quan hệ xã hội: thường là ở phụ nữ : tăng tiết mồ hôi tay đôi khi cản trở các mối quan hệ xã hội do mồ hôi nặng mùi gây ra, nhất là ra mồ hôi lòng bàn tay là một bất lợi thật sự trong quan hệ xã hội, nhất là những người thường xuyên phải bắt tay trong giao tiếp hàng ngày.

b) Bất lợi trong nghề nghiệp: ra mồ hôi lòng bàn tay nhiều có thể ảnh hưởng đến họat động của một số nghề như: thư ký, họa sĩ, nghề điện tử, nghề kim hoàn, thợ sửa đồng hồ, học sinh-sinh viên, nhạc sĩ….

c) Ảnh hưởng về mặt tâm lý: thường những người ra mồ hôi nhiều khó khăn trong việc đương đầu với stress và thường cần hỗ trợ về mặt tâm lý.

Chẩn đoán tăng tiết mồ hôi vô căn.

Tăng tiết mồ hôi nhiều có thể là triệu chứng của bệnh lý toàn thân (sốt, cường giáp, tiểu đường…). Trong trường hợp này, điều trị là tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, cần có ý kiến của thầy thuốc.

Thực tế, tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay 2 bên nặng lên khi xúc động, gặp ở người trẻ, khỏe mạnh và không khó khăn gì trong việc chẩn đoán.

Filed under: Tăng tiết mồ hôi | Leave a Comment »
SINH LÝ BÀI TIẾT MỒ HÔI
Posted on June 24, 2008 by drdaochum

BÀI TIẾT MỒ HÔI

Sự bài tiết mồ hôi giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Ra mồ hôi giúp duy trì nhiệt độ cơ thể được ổn định, mặc dù có sự thay đổi nhiệt độ môi trường bên ngoài.

Các tuyến bài tiết mồ hôi.

Có hai loại tuyến mồ hôi: tuyến tạo chất mồ hôi và tuyến tạo mùi cho mồ hôi. Chỉ có tuyến bài tiết chất mồ hôi mới có vai trò điều hòa nhiệt độ cơ thể, nó chỉ có riêng ở người, khác với tuyến bài tiết mùi để thu hút bạn tình chỉ tìm thấy ở loài vật.

Có khoảng 3 triệu tuyến bài tiết chất mồ hôi rãi rác khắp cơ thể, ngoại trừ một số vùng không có tuyến bài tiết chất mồ hôi như: hậu môn, miệng, cơ quan sinh dục.

a) Mô học: đó là những tuyến ngoại tiết hình cuộn đơn giản.

Tuyến này bao gồm những thành phần: thành phần bài tiết là một ống cuộn tròn, nằm sâu trong biểu bì, hình khối đơn giản. Các tế bào sắp xếp trên một phiến đáy, cách nhau bởi những tế bào cơ biểu bì.

Ống ngọai tiết có đường đi xoắn ốc. Phần bên trong nội bì của ống này được lót bởi những tế bào hình trụ, được chia làm 2 tầng. Đường đi bên trong nội bì của ống ngoại tiết không có thành riêng. Đường kính trung bình của ống này là khoảng 5-10 micron.

b) Phân bố mạch máu:

Có nhiều mao mạch từ hệ mao mạch hạ bì được phân chia thành những nhánh nhỏ, tạo nên mạng lưới bao quanh phần bài tiết của tuyến mồ hôi.

Sinh lý của sự bài tiết mồ hôi

Cơ chế kiểm soát sự bài tiết tuyến mồ hôi.

Tuyến mồ hôi được kiểm soát bởi hai cơ chế: cơ chế thần kinh và thể dịch.

A/ Cơ chế thần kinh : thần kinh bài tiết mồ hôi và hệ thần kinh bên dưới. Thần kinh trực tiếp kích thích sự bài tiết mồ hôi.

a) Thần kinh điều khiển sự bài tiết mồ hôi tạo nên một mạng lưới sợi phong phú xung quanh tuyến bài tiết. Một phần chi phối vào các tế bào bài tiết và một số khác thì phân bố vào tế bào vận động. Hệ thống giao cảm kiểm sóat sự bài tiết mồ hôi. Các tuyến có thể bị kích thích đồng thời bởi chất kháng cholinergic và adrénergique a, b.

b) Các trung tâm ở tủy sống và não: trung tâm chính nằm ở vùng dưới đồi. Trung tâm này có những rể bụng tủy sống, tạo nên một điểm tiếp nối của hạch giao cảm xung quanh đốt sống.

Các sợi hậu hạch sử dụng sợi thần kinh đốt sống tương ứng để phân bố vào các tuyến bài tiết mồ hôi tương ứng.

Các hạch từ D1 đến D4 chi phối các tuyến mồ hôi ở đầu và cổ. Từ D2 đến D8 chi phối cho chi trên, từ D6 đến D10 chi phối sự bài tiết mồ hôi cho thân mình, còn D11 và D12 chi phối bài tiết mồ hôi cho chi dưới. Những đường hướng tâm được kích thích bởi thể tiếp giữ nhạy cảm với nhiệt độ trung tâm và nhiệt độ da. Lượng mồi hôi bài tiết cũng chịu sự chi phối bởi những thông số sinh lý bởi những vùng lân cận ngay sát bên tuyến mồ hôi. Các tuyến này bị kích thích khi nhiệt độ tăng lên 5 0 C . Giảm nhiệt độ tại chỗ của da, giảm độ ẩm và dòng máu tại chỗ sẽ làm giảm họat động của tuyến liên quan. Cơ thể thiếu nước sẽ làm giảm lượng bài tiết mồ hôi chung.

B-Cơ chể thể dịch(hormone)

Cơ chế này chủ yếu tác động trên thành phần bài tiết mồ hôi, cho phép sự bài tiết mồ hôi giúp duy trì cân bằng nước-điện giải.

Thành phần của mồ hôi

Mồ hôi là một dung dịch muối nhược trương(99% là nước). Thành phần dung dịch này sẽ thay đổi tùy thuộc vị trí, điều kiện đổi mới, kiểu kích thích bài tiết và sự đáp ứng của từng người.

Các yếu tố kích thích sự bài tiết mồ hôi.

1. Nhiệt độ: có liên quan đến số lượng tuyến mồ hôi bị kích thích, và sự gia tăng kích thước của mỗi tuyến. Đại khái, là thân mình chiếm 50% lượng mồ hôi bài tiết bởi nhiệt, chi dưới chiếm 25%, và 25% còn lại là do chi trên và đầu. Một số vùng đặc biệt tuyến mồ hôi hoạt động rất mạnh như : trán, lưng và giữa ngực. Do đó, thân mình tham gia trước tiên vào sự đáp ứng bài tiết mồ hôi do nhiệt.

2. Do tâm lý: chỉ xuất hiện khi bị stress do cảm xúc, còn gọi là “lạnh toát mồ hôi”. Sư bài tiết mồ hôi này có nguồn gốc trung ương, xảy ra rất nhanh( dưới 20 giây), liên quan đến sự co thắt của các tuyến bài tiết mồ hôi. Vị trí xuất hiện cũng rất đặc biệt, thường là lòng bàn tay, háng, nách. Tuy nhiên, khi nhiệt độ môi trường cao trên 310C thì ra mồ hôi cũng có thể là khắp người.

3. Do vị giác: thường xảy ra ở người bình thường khi ăn ớt cay. Mồ hôi đầu tiên bài tiết ở mặt, lan ra cổ, đôi lúc lan đến phần trên thân mình, phụ thuộc vào cung phản xạ tủy.




Trị chứng tay chân đổ mồ hôi gây khó chịu: Lấy 30 gr lá lốt tươi, đổ một lít nước vào đun sôi, cho thêm ít muối. Để nước ấm ngâm tay chân vào. Làm thường xuyên ngày một lần trước khi đi ngủ, sẽ có kết quả tốt.



Kinh nghiệm chữa bệnh đổ mồ hôi chân tay bằng lá lốt
Tôi bị bệnh ra mồ hôi chân tay từ thời tuổi trẻ. Đi tất buổi sáng, buổi chiều đã phải thay vì mùi hôi. Một người bạn dân tộc Nùng đã mách tôi cách chữa bệnh nhưng hồi ấy tôi không để ý. Cách đây hơn 10 năm nhớ lại, tôi đã thử chữa. Thật bất ngờ, một tuần sau khi dùng thuốc, bệnh của tôi đã thuyên giảm hẳn.

Bài thuốc đơn giản như sau: Nhổ những cây lá lốt lấy cả rễ, cắt bỏ phần ngọn rồi chặt thành từng khúc dài bằng hai đốt ngón tay. Rửa thật sạch, đem phơi cho tái đi, sau đó đem sao vàng. Khi mẻ cây lá lốt sao chuyển sang màu vàng, đổ xuống đám đất sạch cho nguội đi. Phương pháp này dân gian gọi là “hạ thổ” để lấy “âm dương”.

Mỗi ngày lấy một nắm lá lốt đã sao vàng ấy cho vào ấm đun sôi chừng 15 phút. Nước lá lốt này không nên đặc quá hoặc loãng quá. Uống cả ngày như uống nước chè. Mỗi ngày một ấm thuốc, uống liên tục trong vòng 7 ngày. Sau khi ngừng uống 4-5 ngày, tiếp tục uống thuốc thêm một tuần nữa chắc chắn bạn không còn phải khó chịu vì bệnh ra mồ hôi chân tay nữa.

Nhiều năm qua, khi tiếp xúc với nhiều người, hễ bắt tay ai ướt mồ hôi tôi đều mách cho họ cách chữa. Rất nhiều người đã khỏi bệnh khi chữa bằng phương pháp uống cây lá lốt như cách mà tôi trình bày ở trên. Riêng tôi, cứ 2 năm tôi lại dùng lại một đợt thuốc lá lốt cho chắc chắn.

Tôi mong nhiều người sẽ chữa khỏi bệnh bằng phương pháp đơn giản này. Nếu bạn ở nông thôn thì chắc chắn sẽ không tốn tiền vì cây lá lốt rất sẵn trong vườn nhà. Bạn hãy dùng thử, nếu có hiệu quả cùng phổ biến cho mọi người.
Nguồn Suakhoe&doisong.vn

http://www.linhchithaoduoc.com/thao-duoc-khac/1928-kinh-nghiem-chua-benh-do-mo-hoi-chan-tay-bang-la-lot.html



Chứng đổ mồ hôi chân và cách chữa trị

Ở một số người, có hiện tượng mồ hôi tiết ra rất nhiều ở tất cả những vùng da có tuyến mồ hôi, nhiều nhất là ở nách, bàn tay, bàn chân, cổ, mặt… Phần lớn các trường hợp đều không có nguyên nhân và thường bắt đầu vào tuổi dậy thì, chấm dứt ở lứa tuổi 25 – 35 tuổi.

Chứng đổ mồ hôi chân và cách chữa trị

Một số ít trường hợp có nguyên nhân rõ ràng như do thời tiết nóng, do hoạt động thể lực nhiều, do tình trạng sốt bởi nhiễm trùng, do cường giáp, hạ đường huyết, bệnh ở hệ thần kinh hoặc do bệnh nhân trong tình trạng lo sợ (sợ toát mồ hôi).

Vì vậy để điều trị bệnh này, cần phải đi khám sức khỏe tổng quát ở các cơ quan y tế để các bác sĩ khám và cho làm các xét nghiệm cần thiết tìm nguyên nhân như thử đường/máu, xét nghiệm tìm bệnh lý ở tuyến giáp … từ đó mới điều trị dứt hẳn

Nếu không tìm ra nguyên nhân thì có thể điều trị bằng các phương pháp như:

- Mặc áo, quần rộng rãi, thoáng mát bằng vải cô – tông cho dễ hút mồ hôi.

- Môi trường làm việc thông thoáng, mát mẻ.

- Dùng đều đặn các chất chống tiết mồ hôi như aluminum chloride và aluminum hydrochloride.

- Dùng thuốc chống tiết cholin.

- Phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm (phẫu thuật này có làm ở BV Nhân dân Gia định , BV Bình dân, BV Trưng vương, BV Đại học y dược).

- Hiện nay có phương pháp mới là chích botox vào các hạch giao cảm để gây liệt hạch giao cảm khiến mồ hôi không được tiết ra nữa. Phương pháp này khá hiệu quả và đơn giản nhưng khá đắt và chỉ hiệu nghiệm từ 6 – 9 tháng nên có lẽ thích hợp cho những người làm các công việc như ngoại giao phải tiếp xúc với nhiều người, người làm các công việc chính xác như điện tử, kim hoàn …

Đối với bạn chúng tôi khuyên nên đến Bác sĩ trước để được tư vấn thêm và chọn cách trị liệu thích hợp với tình trạng cuả bạn. Các bệnh viện lớn như Bình Dân, Chợ Rẫy, bệnh viện Nhân Dân đều có trị đổ mồ hôi tay ,chân bằng phẫu thuật nhưng bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước xem có cần phải phẫu thuật không.

Bạn nên tập thể dục đều đặn, không nên ngủ nhiều quá, không nên nằm và xem TV nhiều quá. Ngoài ra cũng cần giữ vệ sinh thân thể cho tốt, năng tắm rửa hàng ngày, giữ bàn chân luôn sạch sẽ, khô ráo, cần thay tất hàng ngày,nếu cần thay tất nhiều lần trong ngày. Khi đi đâu về nên cởi giày, tất ra ngay, cho chân tiếp xúc với không khí. Ngoài ra cũng cần uống nhiều nước.


http://3tpharma.com.vn/3863/chung-do-mo-hoi-chan-va-cach-chua-tri/