Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Saturday, February 26, 2011

10 dược thảo - gia vị chữa bệnh

10 dược thảo - gia vị chữa bệnh
http://thuocdongduoc.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=725:10-duoc-thao-gia-vi-chua-benh&catid=4:suc-khoe-doi-song&Itemid=13


Đó là những gia vị rất quen thuộc trong gian bếp. Người ta vẫn biết gia vị có tác dụng tốt với sức khoẻ. Nhưng không chỉ thế, chúng còn có khả năng chữa bệnh và tuỳ loại mà có tác dụng với những bệnh khác nhau.


Quế, gừng, ớt, tỏi... không chỉ là gia vị giúp món ăn thêm hấp dẫn mà còn là những loại thuốc chữa bệnh rất tuyệt vời, vừa có sẵn, rẻ tiền lại không để lại những phản ứng phụ ngoài mong muốn.

Ớt

Trong quả ớt có chứa nhiều dưỡng chất hữu ích được con người chiết xuất dùng để sản xuất kem, dầu, làm băng dán chữa bệnh thấp khớp, đau cơ bắp... Ngoài ra trong ớt có chứa hợp chất có tên là P có tác dụng truyền các tín hiệu đau dọc theo các đầu mút thần kinh lên não, nó còn được dùng để chữa bệnh zona đau dây thần kinh do tiểu đường gây ra.

Nếu làm gia vị, ví dụ dùng trong cháo gà sẽ có tác dụng trị cảm lạnh thông qua cơ chế làm co mạch máu trong cổ họng và mũi, giảm tắc nghẽn. Ớt còn được xem là chất xúc tác làm tăng cường qúa trình trao đổi chất, tiêu hao calo trong cơ thể, chống viêm nhiễm và kháng lại quá trình oxy hóa gây bệnh. Những người mắc bệnh tiểu đường nếu thường xuyên ăn hồ tiêu, ớt sẽ giảm lượng đường trong máu.

Quế

Một trong những lợi ích lớn nhất của quế là kiểm soát lượng đường huyết của người mắc bệnh đái tháo đường, can thiệp chức năng insulin. Theo đó nếu dùng từ 1/4 đến 1/2 thìa bột quế sẽ làm giảm lượng đường huyết, giảm mỡ máu (trigliceride và cholesterol) toàn phần từ 12-30%, thông tắc mạch máu, hạn chế đông cục máu, giảm bệnh tim mạch.

Ngoài ra quế còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, nhất là chuẩn E. Coli và các loại khuẩn khác. Đặc biệt trong quế còn giàu chất chống oxy hoa có tên là polyphenol, chất xơ tốt cho bệnh tim mạch và hạn chế ợ chua.

Đinh hương

Người ta phát hiện đinh hương có chứa nhiều hợp chất chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là chất chống viêm eugenol có tác dụng ức chế COX-2, một protein gây viêm nhiễm rất tiềm ẩn.

Sự kết hợp giữa chất chống viêm và chất chống oxy hóa có trong đinh hương giúp nó giảm bệnh thấp khớp, bệnh tim mạch, ung thư cũng như làm chậm quá trình thoái hoá sụn gây bệnh viêm khớp. Ngoài ra cũng như quế, các hợp chất có trong đinh hương có tác dụng cải thiện chức năng insulin nên có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường. Dầu đinh hương có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, tiêu diệt khuẩn, nhất là những loại khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

Rau mùi

Rau mùi còn có tên gọi khác là ngò, ngò ri, ngổ thơm...Ngoài chức năng gia vị, hạt rau mùi còn có tác dụng chữa bệnh, nhất là trợ giúp tiêu hóa. Ăn rau mùi, hạt mùi có tác dụng giảm hội chứng ruột kích thích, hạn chế tiêu chảy. Tinh dầu mùi có tác dụng chống bệnh bồn chồn, kháng khuẩn kể cả khuẩn E.Coli và Salmonella, giảm mỡ máu, chống oxy hoá.

Tỏi

Mùi đặc trưng của tỏi là do sản phẩm phụ allicilin gây ra, đây là hợp chất lưu huỳnh có tính năng chữa bệnh rất tốt. Nếu ăn tỏi đều đặn hàng ngày sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch tới 76%, giảm mỡ máu từ 5-10%, giúp máu lưu thông nhanh hơn, hạn chế bệnh cao huyết áp.

Hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi còn có tác dụng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết và dạ dày. Ngoài ra tỏi còn có tác dụng chống khuẩn, kháng nấm các loại bệnh nhiễm trùng xoang, bệnh cảm lạnh…

Gừng

Một trong những lợi thế chữa bệnh lớn nhất của gừng là khả năng kháng viêm, giảm đau, sưng tấy ở nhóm bệnh viêm khớp, bệnh đau nửa đầu bằng cách phong bế các hợp chất gây viêm nhiễm có tên là Prostglandins. Cũng nhờ công năng này mà gừng còn có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của khối u ở nhóm người mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, trung hoà axit và giảm co thắt ruột, chống nôn, nhất là những người mắc chứng nôn nghén trong qúa trình mang thai. Có thể dùng gừng trực tiếp hợc các chế phẩm từ gừng dưới dạng thuốc bổ dạng viên, bột, chè gừng…

Mù tạc

Hạt mù tạc có chứa hợp chất hạn chế các tế bào ung thư phát triển, có hàm nhiệt cao có tác dụng khử tắc nghẽn, làm cho người ta dễ thở và cũng giống như ớt, mù tạc có chứa hợp chất P, một loại hóa chất truyền tín hiệu đau tới cho não để não xử lý.

Ngoài mù tạc còn có tác dụng thông huyết, tốt cho nhóm người mắc bệnh Raynaud (chứng lạnh ngón tay), kích thích tiêu hóa, giúp ngon miệng, nhuận tràng và hạn chế chứng nôn ói.

Nhục đậu khấu

Nhục đậu khấu có chứa eugenol, một hóa chất có lợi cho tim, nhưng nếu lạm dụng có thể gây hội chứng ảo giác. Trong nhục đậu khấu còn có hợp chất có tên là Myristicine, hợp chất gây ghiện như ecstasy, vì vậy khi sử dụng cần thận trọng, nhất là ở trẻ nhỏ. Về mặt y học thì nhục đậu khấu có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh, có khả năng tiêu diệt các loại khuẩn có trong răng miệng, hạn chế bệnh sâu răng, cải thiện trí nhớ cho người mắc bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer) và bệnh trầm cảm.

Cây xô thơm

Cây xô thơm (Sage) còn được ví như “nhà hiền triết” hay “nhà thông thái”, có tác dụng tăng cường trí nhớ. Theo đó nếu dùng làm gia vị hoặc dùng dầu sẽ có tác dụng cải thiện cảm giác. Mới đây, các nhà khoa học Anh đã tiến hành nghiên cứu ở 44 người lớn dùng viên nhộng chế từ cây xô thơm. Kết quả não của nhóm người này làm việc tốt hơn so với nhóm dùng các loại dầu khác.

So với các loại dược thảo truyền thống khác, cây xô thơm có hàm lượng chất kháng viêm và chống oxy hóa cao. Lợi thế này của xô thơm tập trung ở các chất phytochemicals, đặc biệt là thijione. Ngoài ra xô thơm còn có tác dụng trị bệnh tiểu đường, kích thích insulin hoạt động và làm giảm đường huyết, vì vậy nó được ví như metfermin - thuốc chữa tiểu đường tuýp 2 rất thông dụng.

Củ Nghệ

Một trong những lợi thế chữa bệnh của nghệ là hóa chát tạo cho loại củ này có màu vàng có tên là curcumin, hợp chất chống ung thư đầu bảng, chặn đứng qúa trình viêm nhiễm tạo điều kiện cho khối u phát triển.

Hợp chất này ngăn chặn các chất gây hại cho AND làm suy yếu tế bào gây bệnh. Nếu kết hợp curumin có trong nghệ với Phenethyl tsothiocyanate (hợp chất có trong rau quả) trong việc điều trị ung thư thì sẽ có tác dụng rất tốt. Ngoài ra curumin còn hạn chế quá trình hình thành amyloid, cặn có trong não, thủ phạm gây bệnh sa sút trí tuệ ở nhóm người cao niên (bệnh Alzheimer.

Theo MNVN

Cà Rốt , Nhân Sâm Của Người Nghèo - BS Nguyễn Ý Ðức , Kiều bào Mỹ

Sâm là món thuốc quý trong y học đông phương mà ngày nay y học thực nghiệm Tây phương cũng phần nào công nhận. Nhưng sâm là dược thảo đắt tiền nên dân bạch đinh ít người có cơ hội sử dụng. Và các nhà y học cổ truyền đã khám phá ra một thảo mộc có giá trị tương tự như sâm để thay thế. Đó là củ cà rốt nho nhỏ, màu đỏ mà các vị lương y này coi như là một thứ nhân sâm của người nghèo.

Có lẽ vì là “nhân sâm của người nghèo”, nên cà rốt được tạo hóa đặc biệt ưu tiên ban cho dân chúng ở vùng đất sỏi đá Afghanistan từ nhiều ngàn năm về trước để dân chúng bồi bổ, tăng cường sức khỏe.

Từ mảnh đất nghèo khó đó, cà rốt được các đế quốc La Mã, Hy Lạp khi xưa biết tới giá trị dinh dưỡng cũng như y học. Họ mang về trồng làm thực phẩm và để chữa bệnh. Các danh y hai quốc gia này như Hippocrattes, Galen, Diocorides..đã lên tiếng ca ngợi cà rốt vừa là thức ăn ngon, vừa là dược thảo tốt để chữa bệnh cũng như tăng cường khả năng tình dục.

Trải qua nhiều thế kỷ, cà rốt du nhập tới các quốc gia khác trên khắp trái đất và là món ăn ưa chuộng của mọi người dân, không kể giầu nghèo. Người Tây Ban Nha mang cà rốt đến châu Mỹ vào thế kỷ thứ 15, rồi người Anh cũng mang theo khi họ đi chinh phục Mỹ vào thế kỷ thứ 16.

Hiện nay, Trung Hoa đứng đầu về số lượng sản xuất cà rốt, tiếp theo là Hoa Kỳ, Ba Lan, Nhật Bản, Pháp, Anh và Đức. Mỗi năm, Hoa kỳ thu hoạch trên 1,5 triệu tấn cà rốt, hơn một nửa được trồng ở tiểu bang California.

Cà rốt có nhiều mầu khác nhau như trắng, vàng, đỏ và tím đỏ. Loại cà rốt đầu tiên ỏ A Phú Hãn có mầu trắng, đỏ, vàng. Hòa Lan là quốc gia đầu tiên trồng cà rốt màu cam vào khoảng đầu thế kỷ 17.

Mầu của cà rốt tùy thuộc vào một số yếu tố như là: nhiệt độ nóng quá hoặc lạnh quá làm giảm mầu cà rốt; cà rốt thu hoạch vào mùa Xuân và Hạ có mầu xậm hơn là vào mùa Thu và Đông; tưới nước quá nhiều và nhiều ánh sáng làm giảm mầu cà rốt...

Cà rốt được trồng bằng hạt từ tháng Giêng tới tháng Bảy, nẩy mầm sau hai tuần lễ và có củ trong thời gian từ hai tới ba tháng.

Cà rốt có thể nhỏ síu bằng đầu ngón tay em bé hoặc dài tới ba gang tay, đường kính bằng cổ tay.

Cà rốt là tên phiên âm từ tiếng Pháp carotte. Tên khoa học là Dacus carota. Người Trung Hoa gọi là Hồ La Bặc. Theo họ, loại rau này có nguồn gốc từ nước Hồ, và có hương vị như rau la-bặc, một loại cải của Trung Hoa.

Giá trị dinh dưỡng

Một củ cà rốt cỡ trung bình có 19 mg calci, 32 mg phospho, 233 mg kali, 7 mg sinh tố C, 7 gr carbohydrat, 5 gr đường, 2gr chất xơ, 1gr chất đạm, 6.000mcg sinh tố A, 40 calori, không có chất béo hoặc cholesterol.

Một ly (240ml) nước cà rốt lạnh nguyên chất cung cấp khoảng 59 mg calci, 103 mg phospho, 718 mg kali, 21 mg sinh tố C, 23 g carbohydrat và 18.000mcg sinh tố A. Thật là một món giải khát vừa ngon vừa bổ dưỡng.

Cà rốt như thực phẩm

Vị dịu ngọt của cà rốt rất thích hợp với nhiều thực phẩm khác, cho nên có nhiều cách để nấu nướng cà rốt.

Cà rốt có thể ăn sống hay nấu chín với nhiều thực phẩm khác, nhất là với các loại thịt động vật. Người viết không dám lạm bàn. Chỉ xin thưa rằng: bò kho mà không có cà rốt thì chẳng phải bò kho. Cảm lạnh mà được một bát canh thịt nạc nấu với cà rốt, đậu hà lan thêm vài nhánh hành tươi, ăn khi còn nóng hổi thì thấy nhẹ cả người. Chả giò chấm nước mắm pha chua, cay, ngọt mà không có cà rốt thái sợi thì ăn mất ngon. Cà rốt cào nhỏ, thêm chút bơ ăn với bánh mì thịt nguội thì tuyệt trần đời...

Dù ăn cách nào, sống hay chín, cà rốt vẫn giữ được các chất bổ dưỡng. Đặc biệt khi nấu thì cà rốt ngọt, thơm hơn vì sức nóng làm tan màng bao bọc carotene, tăng chất này trong món ăn. Nhưng nấu chín quá thì một lượng lớn carotene bị phân hủy.

Cà rốt ăn sống là món ăn rất bổ dưỡng vì nhiều chất xơ mà lại ít calori. Cà rốt tươi có thể làm món rau trộn với các rau khác.

Cà rốt đông lạnh cũng tốt như cà rốt ăn sống hoặc nấu chín, chỉ có cà rốt phơi hay sấy khô là mất đi một ít beta carotene. Cà rốt ngâm giấm đường cũng là món ăn ưa thích của nhiều người.

Ăn nhiều cà rốt đưa đến tình trạng da có màu vàng như nghệ. Lý do là chất beta caroten không được chuyển hóa hết sang sinh tố A nên tồn trữ ở trên da, nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân, sau vành tai. Tình trạng này không gây nguy hại gì và màu da sẽ trở lại bình thường sau khi bớt tiêu thụ cà rốt.

Nước vắt cà rốt là món thức uống tuyệt hảo.

Rửa sạch cà rốt với một bàn chải hơi cứng, đừng bỏ hết vỏ vì sinh tố và khoáng chất nằm ngay dưới vỏ. Sau khi ép, nên uống ngay để có hương vị tươi mát. Muốn để dành nước cà rốt, nên cho vào chai đậy kín để tránh oxy hóa rồi cất trong tủ lạnh. Nên lựa cà rốt lớn, chắc nịch với mầu vàng đậm hơn là loại vàng nhạt, để có nhiều caroten.

Có thể pha uống chung nước cốt cà rốt với nước trái cam, cà chua, dứa để tạo ra một hỗn hợp nước uống mang nhiều hương vị khác nhau.

Lá cà rốt cũng có thể ăn được, nhưng hơi đắng vì chứa nhiều kali. Lá có nhiều chất đạm, khoáng và sinh tố. Để bớt cay, trộn một chút giấm đường. Lá có tính cách sát trùng nên nước cốt lá cà rốt được thêm vào nước súc miệng để khử trùng.

Công dụng y học

Cà rốt chứa rất nhiều beta carotene, còn gọi là tiền- vitamin A, vì chất này được gan chuyển thành sinh tố A với sự trợ giúp của một lượng rất ít chất béo.

Trong 100 gr cà rốt có 12.000 microgram (mcg) caroten, có khả năng được chuyển hóa thành khoảng 6000mcg vitamin A trong cơ thể. Trong khi đó thì lượng caroten do 100gr khoai lang cung cấp là 6000 mcg, xoài là 1,200 mcg, đu đủ từ 1,200 đến 1,500 mcg, cà chua có 600mcg, bắp su có 300 mcg, cam có 50 mcg caroten...

Nhà dinh dưỡng uy tín Hoa Kỳ Roberta Roberti đã liệt kê một số công dụng của cà rốt đối với cơ thể như: làm tăng tính miễn dịch, nhất là ở người cao tuổi, giảm cháy nắng, giảm các triệu chứng khó chịu khi cai rượu, chống nhiễm trùng, chống viêm phổi, giảm bớt mụn trứng cá, tăng hồng huyết cầu, làm vết thương mau lành, giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Bản hướng dẫn về dinh dưỡng của Bộ Canh Nông Hoa Kỳ vào năm 1995 có ghi nhận rằng ‘Các chất dinh dưỡng chống oxy hóa trong thực phẩm thực vật như sinh tố C, carotene, sinh tố A và khoáng selenium đều được các nhà khoa học thích thú nghiên cứu và quần chúng ưa dùng vì chúng có khả năng giảm thiểu rủi ro gây ra ung thư và các bệnh mãn tính khác’.

Từ thời xa xưa ở Ấn Độ, Hy Lạp và La Mã, cà rốt, nước ép cà rốt, trà cà rốt đã được dùng để trị bệnh.

1. Cà rốt với bệnh ung thư

Beta carotene có tác dụng chống ung thư trong thời kỳ sơ khởi, khi mà các gốc tự do tác động để biến các tế bào lành mạnh thành tế bào bệnh. Beta carotene là chất chống oxi hóa, ngăn chận tác động của gốc tự do, do đó có thể giảm nguy cơ gây ung thư phổi, nhiếp hộ tuyến, tụy tạng, vú và nhiều loại ung thư khác.

Theo nhà thảo mộc học J.L.Hartwell thì cà rốt được dùng trong y học dân gian tại một số địa phương rải rác trên thế giới như Bỉ, Chí Lợi, Anh, Đức, Nga, Mỹ... để trị các chứng ung thư, mụn loét có tính ung thư, chứng suy gan và suy tủy sống.

Kết quả nghiên cứu tại Anh và Đan Mạch cho hay chất Falcarinol trong cà rốt có thể giảm nguy cơ ung thư. Bác sĩ Kirsten Brandt, giáo sư tại Đại học Newcastle và là một thành viên của nhóm nghiên cứu cho hay, họ sẽ tiếp tục tìm hiểu coi phải dùng một số lượng là bao nhiêu để hóa chất này có tác dụng ngừa ung thư. Giáo sư Brandt cũng tiết lộ là vẫn ăn cà rốt mỗi ngày.

2. Cà rốt với ung thư phổi

Kết quả nghiên cứu của giáo sư dinh dưỡng Richard Baybutt và cộng sự tại Đại học Kansas, Hoa Kỳ, cho hay chất gây ung thư benzo(a)pyrene có thể gây ra thiếu sinh tố A trong cơ thể chuột và đưa tới bệnh emphysema. Ông kết luận rằng một chế độ dinh dưỡng có nhiều sinh tố A sẽ bảo vệ cơ thể đối với ung thư phổi và khí thũng phổi (emphysema).

3. Cà rốt với hệ tiêu hóa

Súp cà rốt rất tốt để hỗ trợ việc điều trị bệnh tiêu chẩy, đặc biệt là ở trẻ em. Súp bổ sung nước và các khoáng chất thất thoát vì tiêu chẩy như K, sodium, phosphor, calcium, magnesium..

Một số bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhận xét rằng cà rốt làm bớt táo bón, làm phân mềm và lớn hơn vì có nhiều chất xơ. Do công dụng này, cà rốt cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột già.

4. Cà rốt với thị giác

Cà rốt không ngăn ngừa hoặc chữa được cận thị hay viễn thị nhưng khi thiếu sinh tố A, mắt sẽ không nhìn rõ trong bóng tối. Cà rốt có nhiều beta caroten, tiền thân của sinh tố A. Ở võng mạc, sinh tố A biến đổi thành chất rhodopsin, mầu đỏ tía rất cần cho sự nhìn vào ban đêm. Ngoài ra, beta caroten còn là một chất chống oxy hóa rất mạnh có thể ngăn ngừa võng mạc thoái hóa và đục thủy tinh thể. Đây là hai trong nhiều nguy cơ đưa tới khuyết thị ở người cao tuổi.

Chúng ta chỉ cần ăn một củ cà rốt mỗi ngày là đủ sinh tố A để khỏi bị mù ban đêm.

Nhiều người còn cho là cà rốt với số lượng sinh tố A và Beta Carotene lớn còn có khả năng chữa và ngăn ngừa được các chứng viêm mắt, hột cườm mắt, thoái hóa võng mạc...

Một sự trùng hợp khá lạ là khi cắt đôi, củ cà rốt với các vòng tròn lan ra chung quanh trông giống như đồng tử (pupils) và mống mắt (iris). Như vậy phải chăng tạo hóa đã sắp đặt để con người nhận ra giá trị của cà rốt đối với cặp mắt...

5. Cà rốt với bệnh tim

Nghiên cứu tại Đại học Massachsetts với 13000 người cao tuổi cho thấy nếu họ ăn một củ cà rốt mỗi ngày thì có thể giảm nguy cơ cơn suy tim tới 60%. Đó là nhờ có chất carotenoid trong cà rốt.

6. Cà rốt với cao cholesterol

Bác sĩ Peter Hoagland thuộc Bộ Canh Nông Hoa Kỳ cho hay chỉ ăn hai củ cà rốt mỗi ngày có thể hạ cholesterol xuống từ 10-20%.

Thí nghiệm bên Scotland cho thấy tiêu thụ 200 g cà rốt sống mỗi ngày, liên tục trong 3 tuần lễ, có thể hạ mức cholesterol xuống khoảng 11%.

Các nhà nghiên cứu tại Đài Loan cũng có cùng ý kiến.

7. Cà rốt với bệnh tiểu đường

Theo S Suzuki, S Kamura, tiêu thụ thực phẩm có nhiều carotenoid có thể làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 bằng cách tăng tác dụng của insulin.

8. Cà rốt với phụ nữ

Với phụ nữ, cà rốt có thể mang tới nhiều ích lợi như làm giảm kinh nguyệt quá nhiều, giảm triệu chứng khó chịu trước khi có kinh, bớt bị chứng viêm âm hộ và nhiễm trùng đường tiểu tiện nhất là giảm nguy cơ loãng xương sau thời kỳ mãn kinh.

Cà rốt trong đời sống

Các khoa học gia tại Đại học York bên Anh đã phân tách từ cà rốt một loại chất đạm đặc biệt có thể dùng để chế biến chất chống đông lạnh (antifreeze) . Nếu thành công, chất chống đông lạnh này sẽ rất hữu dụng ở trong phòng thí nghiệm để lưu trữ tế bào cho mục đích khoa học cũng như cho việc trồng thực vật khỏi bị đông giá.

Tại phòng thí nghiệm của Đại học Uwate, Nhật Bản, nhà nghiên cứu Hiroshi Taniguchi đã khám phá ra rằng, một vài loại rau như cà rốt ớt xanh, pumpkins...có thể được sử dụng để chế biến tia laser. Laser hiện nay dược dùng rất phổ biến trong mọi lãnh vực y khoa học.

Trong thế chiến II, phi cơ Đức quốc Xã thường oanh tạc Luân Đôn vào ban dêm để tránh bị phòng không Anh bắn hạ. Quân đội Anh lại mới sáng chế ra máy radar để tìm bắn máy bay địch vào ban đêm. Để dấu phát minh này, giới chức quân sự Anh nói rằng phi công của họ ăn nhiều cà rốt nên phát hiện được máy bay dịch rất rõ, ngày cũng như đêm. Quân đội Đức không tìm hiểu thêm vì tại nước họ cũng có nhiều người tin như vậy. Đây chỉ là một giai thoại mà thôi.

Lựa và Cất giữ cà rốt

Mua cà rốt, nên lựa những củ còn lá xanh tươi, củ phải chắc nịch, mầu tươi bóng và hình dáng gọn gàng, nhẵn nhụi. Cà rốt càng có đậm mầu cam là càng có nhiều beta caroten. Tránh mua cà rốt bị nứt, khô teo. Nếu cà rốt không còn lá, nhìn cuống coi có đen không. Nếu cuống đen là cà rốt quá già.

Vì đa số đường của cà rốt nằm trong lõi, nên củ càng to thì lõi cũng lớn hơn và ngọt hơn.

Cà rốt là loại rau khỏe mạnh, chịu đựng được điều kiện thời tiết khó khăn nên có thể để dành lâu hơn nếu biết cách cất giữ.

Trước hết là đừng để thất thoát độ ẩm của rau. Muốn vậy, cất cà rốt ở ngăn lạnh nhất của tủ lạnh, trong túi nhựa hoặc bọc bằng giấy lau tay. Đừng rửa trước khi cất tủ lạnh, vì cà rốt quá ướt trong túi sẽ mau bị hư. Chỉ rửa trước khi ăn. Cất như vậy có thể để dành được hơn hai tuần lễ.

Đừng để cà rốt gần táo, lê, khoai tây vì các trái này tiết ra hơi ethylene làm cà rốt trở nên đắng, mau hư.

Nếu cà rốt còn lá, nên cắt bỏ lá trước khi cất trong tủ lạnh, để tránh lá hút hết nước của củ và mau hư.

Trước khi ăn, rửa củ cà rốt với một bàn chải hơi cứng. Ngoại trừ khi cà rốt quá già hoặc e ngại nhiễm thuốc trừ sâu bọ, không cần gọt bỏ vỏ.

Cà rốt có thể làm đông lạnh để dành mà vẫn ngon.

Trước hết, phải trụng cà rốt trong nước sôi. Đây là cách để dành đông lạnh cho tất cả các loại rau. Trụng như vậy sẽ ngăn cản tác dụng làm mất hương vị, cấu trúc của thực phẩm.do các enzym có sẵn trong rau.

Sau khi trụng trong nước sôi độ mươi phút, lấy cà rốt ra, cho vào bao nhựa rồi để ngay vào ngăn đông đá.

Kết luận

Cà rốt là món ăn khá rẻ tiền so với lượng dinh dưỡng quý giá mà rau cung cấp. Nhiều người ít ăn cà rốt chỉ vì thiếu hiểu biết đầy đủ về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này. Mặt khác, tập quán ăn uống vốn được thành hình từ thói quen lâu ngày. Cà rốt là loại cây trồng mới được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ trước, nên đối với phần đông người Việt, nhất là những người ở xa thành phố, vẫn chưa quen thuộc với việc sử dụng cà rốt thường xuyên trong ngày.

Xin nhắc lại một số đặc tính của cà rốt :

- Cà rốt có hương vị thơm ngọt, có thể ăn chung với thực phẩm khác.

- Cà rốt có thể ăn sống hoặc nấu chín.

- Trẻ em rất thích ăn cà rốt vì hương vị nhẹ nhàng của cà rốt.

- Cà rốt sống mang đi cắm trại hoặc ăn giữa ngày snack rất tiện.

- Giá cà rốt tương đối rẻ, lại có sẵn quanh năm .

- Cà rốt có nhiều sinh tố A, beta caroten, sinh tố A cần cho làn da, mắt, tóc, sự tăng trưởng và phòng chống bệnh nhiễm. Beta caroten có khả năng giảm thiểu các bệnh kinh niên như tim mạch, ung thư.

- Cà rốt có nhiều chất xơ, giảm cholesterol và bệnh đường ruột.

- Cà rốt cung cấp rất ít calori, nên ăn nhiều không sợ bị mập phì.

Nếu biết tận dụng loại thực phẩm này với các đặc tính như trên, chắc chắn chúng ta sẽ nâng cao tình trạng sức khỏe cũng như phòng ngừa được hầu hết các bệnh do thiếu vitamin A.

Linh Bảo chuyển ngữ



Tiêu, hành, ớt, tỏi, chanh, đường.

Gừng, riềng, nghệ, sả, ngò om hẹn chàng.

Nếu đưa bác mẹ sang thăm.

Tía tô, kinh giới nhớ cầm tay theo



Muốn ăn phở, chớ quên ngò gai.

Thìa Là chả cá cho hai đứa mình



Nhà có con chó xinh xinh.

Chớ mang húng quế, nó chạy quanh gầm bàn.



Con gà cục tác lá chanh

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

” Con Chó khóc đứng khóc ngồi,

Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng”





E còn thiếu nỗi niềm riêng,

đậu xanh, húng quế, dân nghiền phải mua." (langthang05)



Nghe ai nhắc đến cầy tơ

Mà không nhắc đến lá mơ cũng thèm (Hoa-chanh)







1- Tiêu ( Piper nigrum L.)





Cũng gọi là Hồ tiêu Vị cay, tính rất nóng, vào bốn kinh Tỳ, Phế, Đại Trường và Vị .

Có hai thứ tiêu : Tiêu đen là thứ tiêu quả chưa chín hẳn, phơi khô của cây hồ tiêu .Tiêu trắng , hay tiêu sọ, là quả chín, phơi khô, sát bỏ vỏ ngoài của hạt tiêu .Loại này có màu trắng ngà, ít nhăn nheo hơn, ít thơm hơn, nhưng cay hơn. Tiêu là cay gắt, cây có vị cay gắt, sản xuất tại nước Hồ . Do đó có tên Hồ tiêu .

Tác dụng: Dùng ít, kích thích tiêu hóa, làm cho ăn ngon cơm, hạ khí, tiêu đàm, chữa đau bụng đột ngột lạnh tay chân, nôn mửa, ói , tiết tả, trúng hàn đau vùng tim, suyển, đờm tắc, sát trùng, tiêu độc, gây hắt hơi. diệt ký sinh trùng. Mùi hồ tiêu đuổi các sâu bọ, do đó hồ tiêu dược dùng bảo vệ quần áo len, khỏi bị nhậy cắn .

Dùng nhiều quá, kích thích dạ dày, gây sung huyết và viêm cục bộ, gây sốt , viêm đường tiểu tiện, đi tiểu ra máu. Ngoài công dụng làm gia vị , hồ tiêu được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, giảm đau răng, đau bụng .Cháo tiêu hành : Giải cảm, ấm dạ dày, tán hàn .Nấu cháo với hành và vài quả táo đỏ . Cháo chín cho tiêu nêm nếm vừa miệng , ăn lúc đói .

Hợp chữa bệnh trung tiêu hư hàn, đau dạ dày, đau bụng, nôn ra nước trong, tiêu chảy, ăn không tiêu …Kiêng kỵ : Người âm hư, và dạ dày thực nhiệt, kiêng dùng .

Bé Hạt Tiêu : Bé nhỏ mà …cay.











2. Hành (Allium fistulosum L.)



“Con Lợn ủn ỉn mua Hành cho tôi “

Hành : Vị cay, hăng , nồng, tính bình, không độc, vào 3 kinh Phế, Can và Thận . Dùng toàn cây, tươi hoặc khô .

Hành chữa cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, ho tức ngực , ăn không tiêu, thấp khớp, đau răng, mụn nhọt, hoạt huyết, sát trùng, kích thích thần kinh, giúp tiêu hóa, trợ ruột, thông hoạt tiểu tiện. Giải độc thức ăn, điều hòa hô hấp, giúp ra mồ hôi, an thần, sáng mắt, lợi ngũ tạng, trị tê thấp, trừ mụn nhọt .

Cách thường dùng : Ăn sống như gia vị, luộc, nấu canh, ướp hay xào chung với thịt, cá, đánh bạt mùi tanh, chất độc .

Trị Cảm Mạo :

7 củ hành sống, 7 lát gừng tươi, dầy 3 ly, nấu một bát nước ,uống nóng cho ra mồ hôi .



Di tinh, hoạt tinh :

Nấu canh hành ăn mỗi ngày 2 lần . Từ 3 đến 5 ngày .Sưng đầu gối:

Hành sống giã nát, trộn với muối đắp chỗ sưng đau .Nghẹt mũi: Thở không thông, sắc hành uống .Táo bón: Sắc hành uống .

Kiết lỵ, động thai ra máu.

Ăn cháo nếp nấu với hành, hoặc nấu hành trộn với cháo .Thổ tả nguy cấp: Giã hành hoa với rượu uống, dùng hành hoa sao, chườm lên rốn .Sưng vú: Giã hành sao nóng đắp chườm .Sâu, kiến bò vào tai: Giã hành vắt lấy nước nhỏ vào tai .( sách Nam dược thần hiệu)

Cấm kỵ: Khi dùng hành , không nên ăn với mật, đường, thịt chó, sẽ sinh bệnh .

Các món hành thường dùng: Dưa hành, canh răm hành, hành trộn dầu dấm , hành băm trộn dầu để ăn với thịt gà luộc, trộn gỏi. Hành xào thịt bò ( hay bất cứ thịt gì). Hành tây độn tôm thịt . …..v. v . . .

Câu đối cổ ngày Tết :Rượu nồng, dê béo, gái xuân xanh.Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ .Hoan nghênh góp ý .







3. ỚT (Capsicum annuum)







Muốn phân tích cây ớt cho rõ, thì cây, lá, trái và hột của nó, mỗi bộ phận đều có công hiệu khác nhau. Ớt có nhiều thứ nào là , ớt sừng trâu, ớt chỉ thiên, chỉ địa, ớt chùm, ơt thù lù, ớt hiềm . Ớt hiểm lại có nhiều thứ : Ớt hiểm tây, ớt hiểm ta, ớt hiểm trắng, ớt hiểm rừng . . . Rễ ớt, cây ớt, lá ớt đều dùng làm thuốc được, chỉ có hột ớt là không tốt.

Trái ớt vị cay, hăng, nồng, tính nhiệt, hơi độc, vào Vị kinh . Ớt thông kinh lạc, giúp mạnh tì vị, trừ độc, tiêu độc, sát trùng, kích thích tiêu hóa, trừ phong thấp. Trái ớt kích thích vị toan, nghĩa là làm cho chảy chất chua ở dạ dày, làm tiêu hóa mau . Cây ớt cũng vị cay nhưng tánh mát, không độc, nên công dụng của cây và lá ớt lại điều hòa được gan, phồi và dạ dày, hột ớt trái lại rất độc .

Ớt giúp tiêu đàm , trừ hàn lãnh, kích thích thần kinh. Trị phong thấp, đau lưng, nhức mỏi, đau khớp, phong thấp, các bệnh ngoài da, lở ngứa, ban, chẩn.

Ớt ngâm dấm, tươi hay khô đều có thể dùng làm gia vị, kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon miệng, giúp chóng tiêu các chất, tanh, béo, lạnh. Lá nấu canh trừ mụn mặt, mát gan.

Vỏ trái ớt có sinh tố C làm kích thích vị toan, nhưng ăn nhiều nó lại làm oải dạ dày, chậm tiêu .

Trị côn trùng cắn : Lá tươi giã nát đắp vào chỗ đau, hết nhức thì bỏ đi .

Rít cắn : Bẻ trái ớt, chà vào chỗ rít cắn, tiêu được nọc đôc. Cây và rễ ớt, nấu uống trừ bệnh rét, trái ban, ho lâu ngày . Canh lá ớt trừ nhiệt, phong ngứa, trúng gió .

Lở ngứa : Lá ớt nấu canh ăn hay giã nát đắp vào chỗ ngứa .

Để dành : Cây, rễ, lá, nhổ rửa sạch, phơi khô, không sao rang gì cả. Dùng khi không có lá tươi .

Kỵ dùng : Hột ớt có độc. Nó có tánh nóng ác liệt.. Ăn nhiều có hại cho dạ dày và có thể làm hư hại ruột. Hột ớt gây phồng da . Người nhiệt, máu nóng không nên dùng .

Ớt có quá nhiều giống và quá nhiều tên, nhưng tóm lại đều :

Ớt nào là ớt chẳng cay.

Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.

Vôi nào là vôi chẳng nồng ,

Gái nào là gái có chồng không ghen. . . . (ca dao) .

Thế mà cũng có người đòi “Làm sao cho Ớt ngọt như đường .. .



Linh Bảo



TỎI



Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, đi vào 2 kinh Can và V. Tỏi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc (lấy độc trị độc), sát trùng, chữa băng đới, trùng tích, huyết lỵ, tẩy uế, thông khiếu, tiêu nhọt và hạch ở phổi, tiêu đờm, đầy chướng, đại tiểu tiện khó khăn, tả, lỵ v.v...

Ðông y cũng khuyên không dùng tỏi trong chứng âm hư, nội nhiệt, thai sản, đau mắt, mũi, răng, cổ họng, lưỡi...

Tỏi còn là vị thuốc chống ung thư hiệu nghiệm. Tỏi được thái mỏng thành từng lát để trong không khí khoảng 15 phút sẽ sinh ra chất "đại toán tố" là chất chống ung thư. Nếu tách tỏi thành nhánh nhai ăn ngay hoặc đem đun nóng lên thì không còn tác dụng gì nữa.

Khoa học ngày nay đã nghiên cứu: tỏi thuộc họ hành tỏi, bộ phận được dùng là củ để ăn và làm thuốc.



Thành phần hóa học và tác dụng:

Trong tỏi có ít Iode (sát trùng) và tinh dầu (100kg tỏi cho 60 đến 100g tinh dầu).

Chất kháng sinh trong tỏi là alicin (C6H10OS2). Ðó là một hợp chất sulfua diệt khuẩn rất mạnh đối với staphylococus (tụ cầu khuẩn), thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả, bạch hầu...

Alicin kết hợp với một axit amin có gốc SH thì sẽ cho xystein có tác dụng ức chế sự sinh sản của vi khuẩn.

Nước tỏi 5% ức chế hoạt động của amíp (loại ký sinh trùng thường gây bệnh kiết lỵ và gây áp - xe gan).

Pha chế và liều dùng:

Ăn tỏi bị hôi miệng.

Cách khắc phục: nhai một nhúm trà rồi nhổ đi sẽ hết hôi miệng.

Mùa hè đã đến, các bệnh viêm đường ruột như thương hàn, kiết lỵ... bà con bị mắc nhiều nhất là ở nông thôn, những vùng sâu vùng xa nên tỏi là một vị thuốc dễ tìm và dễ dùng có thể giúp bà con khỏi bệnh.







Bài Thuốc Rượu Tỏi

Vật liệu:

- 40 gram tỏi khô (mua 50 gram, sau khi bóc vỏ còn chừng 40 gram)

- 100 ml rượu trắng 45 độ (tốt nhất là rượu lúa mới)

Cách làm:

1. Thái tỏi thật nhỏ

2. Cho tỏi vào lọ đã rửa sạch

3. Cho rượu vào

4. Ngâm 10 ngày, thỉnh thoảng lắc chai để tỏi ngấm rượu cho đều

Quan sát:

Mới đầu rượu có màu trắng, sau chuyển dần sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thành màu nghệ.

Cách dùng:

Mỗi lần dùng 40 giọt (compte gouttes) vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi ngủ. Vì lượng ít nên chế thêm nước sôi để nguội vào thì mới uống thành một ngụm. Uống liên tục cả đời. Người phải kiêng rượu không uống được rượu vẫn có thể dùng được vì mỗi lần chỉ uống 40 giọt, một số lượng không đáng kể.

Bí quyết:

40 gram tỏi như thế, dùng trong 20 ngày thì hết, trong khi phải ngâm đến 10 ngày mới dùng được, cho nên cứ phải ngâm sẵn một lọ gối đầu để dùng liên tục

Rượu tỏi có thể chữa được 5 nhóm bệnh sau:

1. Thấp khớp (sưng, vôi hóa, mỏi)

2. Tim mạch (huyết áp thấp hoặc cao, nở van tim, ngoại tâm thu)

3. Phế quản, họng (viêm, hen, suyễn)

4. Tiêu hóa (khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét bao tử)

5. Ngủ bất bình thường hay mất ngủ

Cấm kỵ:



Các chứng âm hư, nội nhiệt, thai sản, đậu chẩn, đau mắt, mũi , răng, cổ, lưỡi thì cấm dùng.