Omega-3 là chất béo có ích cho cơ thể
TP - Các loại Axít béo Omega-3 tạo thành một nhóm các axít béo tổng hợp không bão hòa đa tính và được xem là những chất béo có ích cho cơ thể.
Ảnh: msnbcmedia
Nhóm các loại axít béo kiểu này có A-linolenic acid (ALA) có nhiều trong cây trồng và thực phẩm dạng hạt. Ngoài ra nó còn có trong Eicosapentaenoic acid (EPA) và Doco eicosapentaenoic acid (DHA) tất cả 2 nguồn mỡ này có nhiều trong cá và dầu cá.
Lợi ích của Axít béo Omega-3
Theo các nghiên cứu khoa học, lợi ích của các loại axít béo Omega-3 đã được con người phát hiện và ghi nhận từ những năm 80 của thế kỷ trước.
Đặc biệt là người Nhật đã tìm thấy lợi ích của hợp chất này, đó là việc ăn nhiều cá sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh trầm cảm, giảm năng lượng, các loại bệnh về nhiễm trùng, thấp khớp.
Qua các nghiên cứu người ta phát thấy DHA và EDA có tác dụng rất tích cực trong việc giảm rủi ro tử vong vì tim mạch, bệnh arhythmia (bệnh loạn nhịp tim), đột quỵ, đặc biệt ở nhóm người có tiền sử về bệnh tim mạch.
Các loại axít béo Omega-3 còn có tác dụng giảm cholesterol triglycerides. Gọi dân dã làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp, giảm nguy cơ dầy thành mạch máu và cải thiện khả năng tuần hoàn của máu trong cơ thể.
Thực phẩm nào giàu hàm lượng Omega-3?
Omega-3 có nhiều trong lượng mỡ cá và các động vật thích ăn tảo, nhất là hải sản, đây là loại động vật và sinh vật phù du. Ngoài ra Omega-3 còn tìm thấy nhiều trong các hạt lanh, hạt nhân, dầu lanh, dầu cải, dầu thực vật, rau lá xanh, tảo biển, bồ công anh, rau sam, các loại thực phẩm dạng hạt...
Riêng EPA và DHA có nhiều trong các loại cá sống ở môi trường nước lạnh như cá hồi, cò mòi, cá trích, cá kiếm, cá ngừ... còn ALA có nhiều trong cá loại rau xanh, rau dạng củ quả, hạt lanh, dầu carola, hạt bí đỏ.
Sử dụng mỡ Omega-3 bao nhiêu mỗi ngày là đủ?
Cho đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể về liều dùng mỡ Omega-3, tuy nhiên theo khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA), đối với người lớn không có tiền sử mặc bệnh tim mạch thì có thể ăn cá béo với tần suất 2lần/tuần, ngoài ra có thể bổ sung các loại thực phẩm khác giàu hàm lượng ALA như hạt lanh, và các loại thực phẩm dạng hạt.
Đối với những người có tiền sử mắc bệnh mạch vành thì nên dùng 1gam EPA và DHA/ngày, chú trọng đến cá béo, ngoài ra có thể bổ sung thêm dược phẩm nhưng phải theo khuyến cáo của bác sĩ.
Đối với nhóm người mắc bệnh mỡ máu cao (cholesterol cao) thì nên ăn 2-4gam EPA và DHA/ngày theo đơn của bác sĩ.
Lạm dụng Omega-3 có gây nguy hiểm?
Nên sử dụng liều tới 3gam Omega-3 là an toàn, trên mức này là không có lợi cho sức khỏe, có thể gây ra những rủi ro như:
- Gây chảy máu: Nếu lạm dụng quá nhiều Omega-3 có thể gây rủi ro chảy máu vì vậy những người mắc bệnh rối loạn chảy máu cần thận trọng khi dùng mỡ Omega-3 hoặc những người dùng thuốc làm loãng máu. Nếu dùng liều cao có thể gây chứng đột quỵ chảy máu.
- Gây bệnh tiêu chảy: Các loại dầu cá là thủ phạm gây bệnh tiêu chảy, bệnh đường tiêu hóa và chướng bụng.
- Ảnh hưởng đến huyết áp: Các loại mỡ béo Omega-3 có thể gây giảm huyết áp vì vậy những người mắc bệnh huyết áp thường cần chú ý khi sử dụng loại dưỡng chất này.
- Chú ý khi sử dụng cá: Mặc dù cá là loại thực phẩm chứa nhiều mỡ béo Omega-3 nhưng cần chú ý khi ăn cá, đặc biệt là các loại cá có chứa các chất ô nhiễm gây độc hại cho cơ thể nhất là các loại cá sống trong ao tù, sống trong môi trường nhiễm độc thủy ngân cao.
http://tienphong.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=135157&ChannelID=9